Nhà có 3 ông cậu |
Thứ bảy, 12 Tháng 10 2013 16:19 | ||
Ông bà ngoại mình sinh 4 người con, nhõn mẹ mình là gái. Ba ông cậu ruột, mỗi ông thông thái một vẻ: Ông cậu đầu (dân Nghệ anh trai của mẹ cũng được gọi là cậu), đã mất. Ông là giáo sư, nhà phê bình, nghiên cứu văn học, triết học, học giả uyên bác (nguyên tổng biên tập Tạp chí nghiên cứu văn hóa nghệ thuật và nguyên hiệu trường viết văn Nguyễn Du, tác giả của những cuốn sách khảo cứu tầm cỡ như Hành trình văn hóa Mĩ, Lịch sử phát triển các tư tưởng triết học Ấn độ,..... (nằm trên giường bệnh những năm cuối đời vẫn nhọc nhằn nhả chữ, đọc cho vợ ghi chép lại). "Văn chương hạ giới rẻ như bèo" (Tản Đà) nên mỗi công trình nghiên/khảo cứu giá trị dày dặn đến dăm ba trăm trang cũng chỉ đủ tiền lo cho một bữa giỗ cậu thời giá cuối những năm 90 của thế kỉ trước. Ông cậu thứ 2 (em trai sau mẹ), dân địa chất, tính tình phóng khoáng hào sảng, thông minh và hóm hỉnh khác người. Vẫn nhớ như in hình ảnh ông cậu khoác áo bông sù sụ ngồi viết phê phán chủ nghĩa Mác từ những đầu những năm 80 của thế kỉ trước (may mà ko bị "nhập kho", he he....). Về ông cậu này mình đã có nguyên một bài "Cậu tôi" trên web, hi hi.... Nếu để hóng chuyện gẫu thì mình sướng ông cậu này nhất. Ông cậu thứ 3 (em út) làm nghề "thương vay, khóc mướn" mà thiên hạ vẫn mĩ miều gọi là "nhà thơ", he he.... Đặc biệt, ba ông cậu mình, ông nào cũng giỏi ngoại ngữ. Ông đầu còn dạy triết bằng tiếng Pháp, dịch sách thì giương sách lên đọc và dịch vèo vèo làm bà vợ lắm khi chép theo không kịp. Ông cậu út cả đời chỉ một lần duy nhất sang Nga mấy hôm cùng nhà thơ Bằng Việt và dịch giả Phan Hồng Giang dự cuộc gặp gỡ các dịch giả văn học Nga và Xô Viết lần thứ 6, 1983. Chỉ tự học mà cậu dịch văn thơ Nga có hạng (dịch Những kẻ tủi nhục của F. M. ĐỐXTÔIEPXKI, và thơ của nhiều nhà thơ Nga tên tuổi khác). Giới thiệu với mọi người bài thơ VỊ TƯỚNG GIÀ của cậu mình, rất hay. Về hoàn cảnh ra đời bài thơ, mời mọi người xem ở link này nhé. Những ngày này, khi người dân cả nước một lòng hướng về 30 Hoàng Diệu thì bài thơ này lại càng được mọi người nhắc đến (được phổ nhạc thành bài "Còn mãi với mùa thu). ANH NGỌC VỊ TƯỚNG GIÀ Những đối thủ của ông đã chết từ lâu Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh Trong góc vườn mùa thu Ông ra đi Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên Ru giấc mơ của vị tướng già 22-9-1994
Cậu mình, nhà thơ Anh Ngọc mặc áo trắng.
|
Trường ĐH Ngoại ngữCông ty An Thái |