Bài học về lòng trung thực – viết cho các học trò của tôi và của những ai đó nữa
Chuyện Tây
Noel và năm mới 2015 mình nhận được một món quà thật đặc biệt từ vị giáo sư già người Đức, người “cầm lái vĩ đại” cho những năm tháng nhọc nhằn với con chữ của mình thời xa xứ.
Món quà là một cuốn lịch treo tường khổ to do Thầy tự tay thiết kế và “thi công”. Cầm cuốn lịch trên tay mà cảm động đến trào cả nước mắt khi hình dung ra cảnh ông giáo già cặm cụi bên chiếc máy tính để tìm kiếm, lựa chọn tranh ảnh, thông tin làm nội dung cho tờ lịch. Mỗi tháng là một loài hoa. Thầy đã tỉ mẩn tìm kiếm những bức tranh đẹp cho từng loài hoa kèm những lời giới thiệu về loài hoa ấy (Thầy còn cho cả ảnh mình lên lịch, hi hi). Tinh tế hơn nữa, mỗi tháng Thầy còn trích ra một câu cách ngôn liên quan đến loài hoa ấy. Lòng nghẹn ngào xúc động mình lật giờ từng tháng, từng tháng và khi lần giở đến trang cuối rồi lướt qua những dòng chữ Thầy viết trên ấy mình đã thực sự sốc. Không thể tin được những gì đã được viết ra trên trang cuối ấy: Thầy đã cẩn thận trích các nguồn trên internet, nơi Thầy đã lấy xuống những bức tranh và những thông tin đi kèm để dùng cho cuốn lịch. Cẩn thận hơn, Thầy còn ghi rõ "những bức ảnh và thông tin này không dùng với mục đích kinh doanh và chỉ dùng với mục đích thuần túy cá nhân, 24 trang của một cuốn lịch, tối đa 9 bản" (bằng số và bằng chữ). Chuyện sử dụng tranh ảnh, thông tin trên mạng cho vào vài cuốn lịch tặng học trò, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, đâu có phải công trình học thuật gì nhưng Thầy vẫn cẩn trọng ghi chú các nguồn sử dụng như thế. Có lẽ sự nghiêm ngắn, minh bạch và chỉn chu của một người làm khoa học đã ăn sâu vào con người Thầy. Nhớ lại những ngày tháng học với Thầy, Thầy luôn dặn mình “Dùng của ai cái gì thì nhớ đừng quên trích nguồn, nếu sách nào mình không đọc trực tiếp (tài liệu gốc) mà chỉ trích lại từ sách khác (tài liệu thứ phát) thì khi dẫn nguồn phải ghi là trích theo sách khác/tài liệu thứ phát đó chứ không được ghi là trích từ sách gốc nhé, như thế là gian dối về học thuật đấy”. Được Thầy dạy kĩ như vậy nên sau này, khi viết lách cái gì mình cũng rất cẩn thận trích dẫn nguồn đầy đủ, minh bạch. Và với các học trò mình cũng đã luôn cố gắng chỉ bảo kĩ càng như thế. Thời mình học còn chưa có internet như bây giờ nên cái sự ăn cắp ăn trộm nó chưa đến mức khủng khiếp như thời này. Mình còn phải dặn học trò khi dùng bất cứ thông tin gì trên mạng cũng phải dẫn ra đường link cùng thời điểm mình truy cập vào cái đường link ấy (bởi có phải những thứ mình lấy ra từ đó cứ nằm chềnh ềnh trên trang đó mãi). Cố gắng là thế, tận tâm là thế nhưng lắm khi mình đã cảm thấy thực sự bất lực.
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} Mỗi tháng là một loài hoa |
{webgallery} {/webgallery} Phần chú thích các nguồn sử dụng |
Chuyện Ta
CON CỦA CHÚNG TA ĐANG ĐƯỢC TRAO GỬI VÀO NHỮNG BÀN TAY NHƯ THẾ NÀO???
Tuy nhiên, sau nhiều lăn lộn với nghề giáo khổ xứ này, nhiệt tình, tâm huyết đến thế nhưng cũng không ít khi mình có cảm giác tuyệt vọng. Thú thực là đã đến lúc mình rất kinh sợ việc dạy cao học. Có lẽ nói không ngoa, không bậc học nào cái sự học nó lại nhếch nhác như ở bậc cao học. Nào thì học hộ, nào thì ăn cắp ăn trộm/đạo văn, mà toàn là giáo viên với CBQL đấy nhé, nhà nhà ăn cắp, người người ăn cắp, nhân viên ăn cắp, Sếp ăn cắp làm mình đi dạy hoặc chấm bài mắt mũi lúc nào cũng phải săm soi như “thanh tra Gia-ve”. Nhiều khi mệt mỏi quá chỉ muốn giải nghệ quách cho xong.
Khốn khổ, khốn nạn nhất là khâu chấm bài tiểu luận thu hoạch hết môn (không nhẽ cao học rồi còn lùa nhau lên phòng thi đánh số báo danh). Lúc đầu học viên ngu dốt nên ăn cắp nguyên si file bài của nhau, đến cái lỗi đánh máy cũng giống nhau y chang, bắt lỗi rất dễ. Nhưng về sau, cái sự ăn cắp ăn trộm nó gian manh hơn rất nhiều, ăn cắp từng đoạn, từng khúc khác nhau rồi lắp ráp lại. Ngồi chấm bài tiểu luận mà phải bày cả đống bài ra như chơi đồ hàng, soi từng đoạn một của đứa này với các đứa khác để xem đoạn 1 giống của ai, đoạn 2 giống của ai, bla bla…. Ức chế thần kinh không để đâu cho hết.
Nếu mình là lãnh đạo và có quyền thì chắc chắn mình sẽ cho thôi học hoặc đình chỉ học 1,2 năm những đám ăn cắp ăn trộm này. Nhưng vì ko có quyền và vì yêu cầu của các nơi mời nên mình vẫn phải nghiến răng cho học viên làm lại bài (có trừ điểm). Nhìn chung các học viên sau đó đều có thái độ hối lỗi, cầu thị.
Tuy nhiên, hôm vừa rồi mình đã gặp một trường hợp khủng khiếp làm mình sốc và cơn đau dạ dày lại càng trở nên dữ dội. Mọi người có tin được không? Hai học viên chuyên ngành Lý luận dạy hoc Hóa, 2 GV THPT (1 dạy tại trường THPT Trung Văn giữa cái thủ đô HN và 1 dạy tại một trường THPT ở Nam Định) có 2 bài làm y hệt nhau – bài soạn giảng thu hoạch môn Lý luận dạy học hiện đại (các slides ppts giống nhau 100%, bài soạn word giống nhau 95%). Cả hai cùng ăn cắp một nguồn trên mạng (đến cái tên tác giả bài giảng còn ko thèm thay). Cậu học viên người Nam Định đã rất thành khẩn nhận lỗi. Tang chứng, vật chứng đã rành rành ra đấy và dù có giải thích đến thế nào thì cô học viên là GV Hóa ở THPT Trung Văn mặt mũi câng cáo khăng khăng khẳng định "Cô nói không đúng, đấy ko phải là ăn cắp, em có quyền dùng bài giảng trên mạng, em thấy hay, có ích và ko phải miễn phí, em phải trả tiền mới download được về dùng".
Mình nghe xong choáng váng bảo "em tham khảo để giảng bài thì rất tốt, không sao cả, còn đây là bài thi hết môn, làm như em là ăn cắp, là đạo văn hiểu chưa”. Nói thế nào nó cũng không thủng mà gân cổ cãi phăng phăng. Mình bảo nó "EM HOẶC LÀ THẦN KINH CÓ VẤN ĐỀ, MÀ ĐÚNG HƠN LÀ NHÂN CÁCH CÓ VẤN ĐỀ. EM KHÔNG PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĐIỀU TỐI THIỂU ĐÂU LÀ TRUNG THỰC, ĐÂU LÀ GIẢ DỐI. CÔ KHUYÊN EM ĐI TÌM LẤY CÔNG VIỆC KHÁC, NGƯỜI NHƯ EM KHÔNG XỨNG ĐÁNG ĐỨNG TRÊN BỤC GIẢNG ĐỂ ĐI DẠY CON NHÀ NGƯỜI TA. LOẠI GIÁO VIÊN NHƯ EM ĐỨNG TRÊN BỤC GIẢNG CHỈ LÀM HẠI, ĐI GIẾT CON THIÊN HẠ. LÀM GIÁO VIÊN NHƯ EM LÀ THẤT ĐỨC ĐẤY.
Xin thưa, nhà thì dột từ nóc dột xuống, cá thì thối từ đầu thối đi. Làm giáo viên mà như thế thì nên đuổi ra khỏi ngành. Chẳng phải ngẫu nhiên mà thiên hạ xưa nay vẫn có câu "láo nha láo nháo như nhà giáo đi học".
Tháng 12 vừa rồi mình đã tròn 30 năm nghiệp giáo. Có thời gian mình sẽ viết “Cuộc chiến ba mươi năm nhìn lại" để kể về những nỗi buồn vui, thậm chí sự thống khổ của cái nghề này.
Nguyen Duc Can says
Sao Tây và Ta lại khác nhau nhiều thế. Nghĩ mà cảm phục trân trọng họ biết nhường nào. Ở đó là cái tình, sự sáng tạo và đặc biệt là lòng trung thực, tử tế, đường hoàng mà cao hơn là một nhân cách thật đáng quý, đáng trọng!!!!
Mai Kim Thành says
Ở bên đây không làm như GS của chị thì dễ bị nhận hoá đơn của bản quyền nghìn € như chơi nên ai cũng phải thủ thế như thế.
Như bán hàng của mình trên mạng Ebay thì phải tự chụp anh, tự viết giới thiệu sản phảm, chứ nếu sử dụng ảnh của người khác hoặc copy giới thiệu sản phảm chỗ khác thì dễ bị kiện lắm.
Không đùa với luật được chứ nhà mình đến vật chất giả còn bán công khai khắp nơi thì làm sao sản phẩm trí tuệ được bảo đảm bản quyền.
nthiphuonghoa says
[quote name=”Mai Kim Thành”]Ở bên đây không làm như GS của chị thì dễ bị nhận hoá đơn của bản quyền nghìn € như chơi nên ai cũng phải thủ thế như thế.
Như bán hàng của mình trên mạng Ebay thì phải tự chụp anh, tự viết giới thiệu sản phảm, chứ nếu sử dụng ảnh của người khác hoặc copy giới thiệu sản phảm chỗ khác thì dễ bị kiện lắm.
Không đùa với luật được chứ nhà mình đến vật chất giả còn bán công khai khắp nơi thì làm sao sản phẩm trí tuệ được bảo đảm bản quyền.[/quote]
Bởi thế nên sống và làm việc ở cái xứ lừa này rất dễ hóa điên em ạ. Khổ nhất là ai cũng lên án xã hội, ai cũng chửi xã hội mà không thấy trong đó cũng có phần lỗi của mình.
BAC says
e chao co 😀
nthiphuonghoa says
[quote name=”BAC”]e chao co :D[/quote]
Cô chào nhé.
Nhưng mà em nào đấy???? 🙂
Chuột says
Chào cô,
Cháu tình cờ đọc và rất thích các bài viết của cô, cháu thấy những thói xấu hay tốt đúng là do dạy dỗ mà ra cô nhỉ, cháu may mắn được học các thầy cô tâm huyết, cháu chưa hề gặp cảnh đạo văn vì thời cháu chưa có internet, và bọn học trò quê lấy đâu ra tiền mua sách tham khảo, may nhờ các thầy cô tận tình. Chồng cháu cũng may mắn là không được học hành đến nơi đến chốn, tự học ở trường đời, đi làm cho cty nước ngoài và học hỏi cũng khá nhiều điều từ người nước ngoài. Chồng cháu giống như ông thầy người Đức của cô, làm mỗi cuốn lịch cho con mà cũng trích dẫn lấy theme từ đâu, lấy hình mình họa từ nguồn nào.
Cháu thấy nhiều người hay la làng la xóm thói hư tật xấu của người Việt, nhưng chính họ, những người Việt lại không chịu làm gì để thay đổi, chỉ cần chính bản thân họ thay đổi thì đã góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, họ chê bai, nhưng lại suy nghĩ người ta sao mình vậy, mình không làm vậy là khác người. Cháu mong những bài viết của cô được mọi người biết đến, và mọi người qua đó có thể rút ra những ý tưởng hay, và bắt tay vào dể xây dựng một văn hóa Việt thật tốt đẹp.
Cám ơn các bài viết của cô.
Nguyễn Kiều Oanh says
Cảm động nhất là tên chị là Hoa, và cuốn lịch là về các loài hoa chị nhỉ.
Nthiphuonghoa says
[quote name=”Nguyễn Kiều Oanh”]Cảm động nhất là tên chị là Hoa, và cuốn lịch là về các loài hoa chị nhỉ.[/quote]
Đúng vậy em, Thầy chị cũng biết tên chị nghĩa là “hoa” nên chọn hình các loài hoa. Khi mở ra xem cảm động đến phát khóc.
Nthiphuonghoa says
[quote name=”Chuột”]Chào cô,
Cháu tình cờ đọc và rất thích các bài viết của cô, cháu thấy những thói xấu hay tốt đúng là do dạy dỗ mà ra cô nhỉ, cháu may mắn được học các thầy cô tâm huyết, cháu chưa hề gặp cảnh đạo văn vì thời cháu chưa có internet, và bọn học trò quê lấy đâu ra tiền mua sách tham khảo, may nhờ các thầy cô tận tình. Chồng cháu cũng may mắn là không được học hành đến nơi đến chốn, tự học ở trường đời, đi làm cho cty nước ngoài và học hỏi cũng khá nhiều điều từ người nước ngoài. Chồng cháu giống như ông thầy người Đức của cô, làm mỗi cuốn lịch cho con mà cũng trích dẫn lấy theme từ đâu, lấy hình mình họa từ nguồn nào.
Cháu thấy nhiều người hay la làng la xóm thói hư tật xấu của người Việt, nhưng chính họ, những người Việt lại không chịu làm gì để thay đổi, chỉ cần chính bản thân họ thay đổi thì đã góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, họ chê bai, nhưng lại suy nghĩ người ta sao mình vậy, mình không làm vậy là khác người. Cháu mong những bài viết của cô được mọi người biết đến, và mọi người qua đó có thể rút ra những ý tưởng hay, và bắt tay vào dể xây dựng một văn hóa Việt thật tốt đẹp.
Cám ơn các bài viết của cô.[/quote]
Em nói đúng, người Việt mình hay có thói quen đổ lỗi cho người khác. Ai cũng lên án XH mà ko thấy trách nhiệm của mình ở trong đó. XH chỉ có thể tử tế và tốt dần lên khi mỗi cá nhân thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ phải sống và làm việc cho tử tế. Chỉ có thể mới hi vọng XH tốt dần lên thôi.
Nguyễn Thị Hoa says
Bài của cô con cứ đọc đi đọc lại bài nào cũng vậy, nhưng lần nào đọc cũng là ngấu nghiến không bỏ sót một từ mặc dù đọc rồi và lại thấm thêm nhiều điều lắm cô ạ.