Câu chuyện thứ nhất
– Em chào cô ạ. Thưa cô, em là…. học viên cao học lớp…..
– Chào em.
– Em muốn nhờ cô một việc. Cô sang thư viện bên trường sư phạm mượn giúp cho em 2 cuốn luận văn cao học nhan đề…..
– Cô đang bị ốm.
– Vậy cô nhờ sinh viên của cô giúp em.
– Sinh viên đang trong kì nghỉ hè em ạ.
– Cô cố gắng giúp em với. Em phải đến trường cả tuần không thể lên Hà Nội được mà em lại cần lắm để tham khảo viết luận văn.
– Rất tiếc là cô đang ốm.
– Khi nào cô khỏi ốm cô giúp em với, em không thể lên Hà Nội được vì em bận việc ở trường.
Trong bữa cơm tối, đem chuyện này ra phàn nàn với ông con thì được ông con khuyên:
– Theo con, mẹ vẫn nên giúp cho cô học viên ấy. Con thấy ở trường con chưa có giáo viên nào từ chối giúp đỡ học sinh khi được học sinh nhờ mẹ ạ.
Trời nắng như đổ lửa.
Mồ hôi mồ kê nhễ nhại.
Lại thêm cái phế quản thuộc hàng phế phẩm (bệnh nghề nghiệp) hành hạ cho mệt nhoài.
Người ngợm như con gà rù, ho như vạc. Đến thở cũng phải cố.
Nghe lời con trai, hôm sau cố lết thân sang thư viện bên ĐHSP.
Trời nắng nóng như thiêu. Leo lên được 4 tầng gác mà tưởng trèo lên Yên Tử.
Mấy cái máy tính tra cứu dữ liệu hỏng sạch, còn mỗi chiếc hoạt động.
Dân tình xếp hàng dài thườn thượt.
Ôm cái mệt mỏi, chán chường lặng lẽ xếp hàng.
Chờ mãi rồi cũng đến lượt.
Bấm máy, gọi điện cho học viên hỏi lại tên hai cuốn luận văn thì câu đầu tiên được nghe là:
– Hallo, ai đấy?
– Cô H. đây. Em nói lại cho cô chính xác tên hai cuốn luận văn nhé.
– Hai cuốn đó là …. và …. cô ạ.
– Cô tìm mãi và nhờ cả người cùng tìm giúp cũng chỉ thấy có một cuốn thôi.
– Có hai cuốn mà cô.
Hì hụi tìm tiếp, đỏ cả mắt vẫn không thấy.
Lại bấm điện thoại để «thông báo tình hình».
Và rồi lại nghe được nghe :
– Hallo, ai đấy?
– Cô H. đây. Trong thư viện chỉ có đúng một cuốn cô vừa nói thôi nhé.
– Vâng, vậy thì cô mượn giúp em một cuốn đó cũng được ạ.
Ra quầy đăng kí mượn và đặt photocopy, đuợc hẹn ngày hôm sau đến lấy.
Ngày hôm sau, ngay sau khi lấy được bản copy cuốn luận văn bèn hối hả phóng ra bưu điện để gửi bảo đảm.
Chép nguyên si địa chỉ học trò gửi qua tin nhắn. Cô nhân viên bưu điện bảo còn thiếu tên Quận. Hỏi đi hỏi lại, cô nhân viên bưu điện vẫn nhất quyết bảo phải có tên Quận mới nhận gửi thư bảo đảm.
Đành gọi điện cho học viên để hỏi.
Lại “hân hạnh” được nghe:
– Hallo, ai đấy?
– Cô Hoa đây. Địa chỉ em gửi cho cô còn thiếu tên Quận.
– Không cần đâu cô ạ. Chỉ cần tên phố, không có tên Quận vẫn tới nơi.
– Đã bảo là bưu điện họ bắt phải điền tên Quận.
– Em nhiều lần nhận thư rồi, có cần tên Quận đâu mà vẫn tới nơi.
– Khổ quá, có định nhận luận văn không thì bảo.
– Vâng, tên Quận là…..
Câu chuyện thứ hai
– Con thưa cô, con đang định apply sang Mĩ học một khóa. Trong hồ sơ họ yêu cầu phải có 2 thư giới thiệu của hai nhà khoa học, giảng viên có uy tín, con muốn nhờ cô giúp con.
– Ối giời ơi, cô là loại giáo viên “vô danh tiểu tốt”, “ngồi bệt dưới đất”, có phẩm hàm, chức tước gì đâu mà nhờ cô. Khéo con lại “chết oan” vì cô đấy. Theo cô, con nên nhờ những vị chức sắc trong trường giới thiệu cho nó “nặng kí”. Cô không ngại gì đâu, nhưng cô khuyên con chân thành đấy.
– Dạ không, con rất muốn nhờ cô. Cô đã dạy con 2 năm liền, cô biết rõ về con nên con muốn nhờ cô viết thư giới thiệu giúp con.
– OK. Con đã nói thế thì cô không từ chối nữa. Cố gắng lên nhé, giúp gì được cho con cô sẽ giúp ngay. Con cứ tự viết nội dung bức thư giới thiệu như con muốn rồi gửi cho cô, cô sẽ góp ý và sửa cho.
Bức thư giới thiệu sau đó đã được cô góp ý sửa đi sửa lại vài lần để đảm bảo tính trung thực, sự chuyên nghiệp nhằm tăng tính thuyết phục với hội đồng tuyển chọn.
Thỉnh thoảng cô trò vẫn gặp nhau ở trường.
Hộp thư điện tử cô vẫn check thường xuyên.
Cũng không hiểu bức thư giới thiệu có được trò dùng đến không.
Thế nhưng, cô tịnh không biết là trò sau đó đã được tuyển chọn và một thời gian sau cũng đã qua Mĩ. Mọi chuyện cô cũng chỉ nghe qua các sinh viên khác kể lại.
Câu chuyện thứ ba
Không ít lần nhận được những tin nhắn trong di động kiểu như thế này:
– Thưa cô, em chọn đề tài nghiên cứu là “……..” (dài đến vỡ toang cái tin nhắn trong di động, hic). Theo ý cô như thế có ổn không ạ? Cô góp ý cho em xem thế nào với ạ.
– Thưa cô, em đang nghiên cứu về vấn đề…. Cô có thể gửi cho em những tài liệu tham khảo liên quan đến lĩnh vực đó được không ạ?
– Thưa cô, em đang dạy một em học sinh rất cứng đầu, chẳng chịu nghe lời gì cả. Theo cô em phải làm gì với em ấy hả cô?
Có lần, gần 1 giờ sáng bỗng nghe máy kêu tít tít. Mở ra thấy một tin nhắn, đọc mà “hết hồn”:
– Thưa cô, em nằm mãi mà không ngủ được, em nghĩ và thấy mình cũng có hứng thú nghiên cứu khoa học. Cô có thể gợi ý cho em một đề tài nghiên cứu không ạ?
Những câu chuyện kiểu như vậy nếu kể hết có mà dài tít tắp.
Chuyện thứ nhất, thứ hai không hiểu sao cứ cho mình có cảm giác thời nay ông thầy không còn là người chở đò qua sông nữa mà chỉ còn là cái tấm ván để cho người đời bước qua.
Và câu chuyện thứ 3 làm mình chỉ muốn giơ hay tay lên giời mà than “Giời ơi là giời, sao giời không đày chết cái thằng điên nào phát minh ra cái điện thoại di động đi, chí ít cũng đừng chế tạo ra cái tính năng nhắn tin hoặc khống chế kí tự của tin nhắn”.
Không hiểu có nơi nào trên trái đất này người ta hướng dẫn nghiên cứu khoa học qua tin nhắn di động không nhỉ?
Chẳng nhẽ mình quá lạc hậu với thời đại rồi?
Hay là mình già rồi nên khó tính?
Khách says
hic hic hi hi. Đọc bài này vừa buồn cười vừa thấy tội cô Hoa. Ai bảo cô “bị” học trò “thương” làm chi. Lòng tốt phải để đúng chỗ mới có giá trị cô ạ, cái thứ nhờ vã mà được gọi mấy lần cứ vô tư “Hallo, ai đấy” mà cô cũng giúp chỉ thì …
Khách says
– Đọc câu chuyện thứ nhất mà bực mình, ức chế, tức điên, chỉ muốn đập vỡ cái “Hallo, ai đấy?” ra thôi. Thưa cô chứ là em thì không thể kiên nhẫn được quá lần thứ 2. (Mình chưa già, còn rất trẻ mà sao khó tính thế nhỉ?)
– Đọc câu chuyện thứ 2 thấy ngậm ngùi cho nhân tình thế thái qua. (Hic, lại đao to búa lớn rồi).
– Đọc câu chuyện thứ 3 thấy tức cười quá, vừa tức vừa buồn cười ý. “Tức” vì có những cái “đầu” không hiểu nghĩ gì mà lại gửi những tin nhắn kiểu như vậy. “Cười” vì tại cô Hoa cứ nhiệt tình quá cơ, trận địa nào cũng xông vào, việc gì cũng sẵn sàng giải quyết nên khổ là phải. (Đây có gọi là “cái thân làm khổ cái đời” không nhỉ? Nhưng nói thật ối người muốn khổ như thế mà không được đấy, thế nên cô phải lấy làm tự hào vì luôn được làm phiền đấy ạ)
Khách says
@ Mai Xuan:
Văn hóa ứng xử của lắm người chỉ được đến thế thôi, hu hu…
@ Quốc Trịnh:
Đúng đấy, lòng tốt cũng nên có giới hạn và quan trọng nhất là biết đặt đúng chỗ. Đời cô có 2 bài học đắt giá lắm, nhưng không tiện viết ra đây, he he….
Khách says
hà hà câu chuyện thứ 1 thú vị thật đó 🙂 Lúc kể ra thế này thì thấy nó cỏn còn con chứ lúc đấy phải đứng xếp hàng chờ rồi photo rồi gửi điên người mất cô nhỉ 😉 Chị học viên đó phải cám ơn Cống vì đã bảo mẹ nên giúp 😛
Khách says
@ e11classk42:
Vấn đề không phải ở chỗ nhờ giúp mà ở sự kém cỏi trong “văn hóa giao tiếp” ấy. Kém không thể tưởng tượng được. Hiểu chửa? 😉
Khách says
Câu chuyện 1
– Em phục cô sạt đất lở đá luôn í ạ!
– Vị học viên cao học kia (mà chắc cũng đang là giáo viên) có văn hóa ứng xử và giao tiếp cũng “cao” quá đi mất!
Câu chuyện 2
Đây có nên gọi là kiểu “qua sông rồi thì đấm … vào sóng” ko nhỉ. Anh/chị kia cũng “tinh đời” thật: phát hiện ra “của hiếm” và “tận dụng,khai thác” triệt để, xong việc rồi thì bỏ đi ko một lời 😐
Câu chuyện 3: Potay.com. Miễn bàn luận 😀
Khách says
😥 lo cho cô quá với cái đám học viên này. hị hị
Khách says
@ Hoai Thu:
he he… cảm ơn đã lo cho cô nhá. Nhưng cô đã học được phương châm “hãy tự cứu mình trước khi… bị giết”, he he… 😉
Khách says
Dạo này cô dùng Icon sành điệu quá :-*
Khách says
Hic hic Văn hóa giao tiếp cần được coi trọng hơn. Cũng có thể vì người ta nghĩ cô xì teen và thoải mái. Nhưng cái gì cũng phải có giới hạn thôi. Gặp mấy trường hợp này chắc con tức điên lên mất thôi
Khách says
@ The Sun:
Mềnh lúc nào cũng sành “đệu” mà lị 8)
@ Dang Thanh Diem:
Mụ cứ can đảm mà điên đi, ta thì ta ko dại như mụ đâu nhá.
Guest says
Đọc xong bài này em thấy rất thương cô, và các thầy cô giáo tâm huýêt nói chung. Có lẽ 12 năm học phổ thông, 4 năm ĐH, rồi cả Cao Học cũng chưa thể dạy con người được hết những cách ứng xử cho phù hợp.
học trò says
Cô cho em xin phép share bài này cô nhé.
em nể cô quá cô ạ says
😆
Phạm Thị Thanh says
Em nể cô quá cô ạ
Phạm Thị Thanh says
Em nể cô quá, em chưa dám thử phiền cô bao giờ 😆
Dương Thị Vân says
Em ngưỡng mộ cô qua cô ơi.. 😆
Guest says
cô ơi lần sau cái người như trong câu chuyện 1 là cho out ngay.bởi em nghĩ, có cao học xong đi chăng nữa cũng vứt đi. sao mà cô tốt quá,làm em tức quá!cô chẳng việc j fai áy náy cả. ôi đúng là cái ng ko có văn hóa cô ạ!