Thật không ngờ thằng oắt con nhà hàng xóm mới sang Mĩ du học có hai tháng rưỡi mà đã được “tẩy não" triệt để như thế này, hi hi…. Trong lần hai mẹ con nó chát chít với nhau vừa rồi, có đoạn như sau:
– Em Mơ hôm nay bị cô giáo mắng.
– Làm sao mà em bị cô giáo mắng hả mẹ?
– Em làm bài bị sai.
– Tại sao cô lại có quyền mắng em khi em làm sai bài hả mẹ? Cô chỉ có quyền mắng em khi em không làm bài thôi chứ. Nhiệm vụ của cô giáo là phải dạy cho em hiểu bài để em từ sau làm bài không bị sai nữa chứ không phải là mắng em.
– Thế bài kiểm tra vừa rồi của con được bao nhiêu điểm?
– Con được …. điểm.
– Thế điểm của các bạn ở lớp con như thế nào?
– Sao mẹ lại hỏi thế? Mẹ biết điểm của con là đủ rồi, sao lại phải hỏi điểm của các bạn khác làm gì. Các bạn Mĩ luôn bảo với con là mỗi người có thế mạnh riêng, đừng bao giờ so sánh mình với người khác. Điều quan trọng nhất và đáng quan tâm nhất là mình hôm nay có gì khác với ngày hôm qua, có gì tốt hơn, tiến bộ hơn ngày hôm qua. Mẹ nhớ rồi chứ, từ sau mẹ đừng có hỏi như thế nữa đấy nhé.
Nghe mẹ nó kể lại mà mình sung sướng vỗ đùi cười ha hả. Mấy câu đơn giản của một thằng nhóc tì vừa chân ướt chân ráo nghển cổ thò mặt vào nền giáo dục Mĩ, xã hội Mĩ chắc chắn sẽ làm không ít giáo viên và phụ huynh xứ này ngáo ngơ. Mình cứ ước gì các giáo viên Việt Nam được tống đi “tẩy não” hết cho “sạch”, he he…. Ở Việt Nam, trò học mà chưa hiểu thì chắc chắn chỉ do trò ngu dốt chứ quyết không phải do giáo viên dạy không ra gì, hi hi…. Thằng con mình và đa phần các bạn cùng lớp nó có môn giáo viên giảng trên lớp chịu chết không hiểu chút gì, ngồi nghe giảng mà như đập đầu vào tường. Hội phụ huynh phản ánh lại qua cô giáo chủ nhiệm đề nghị giáo viên thay đổi phương pháp cho trò dễ hiểu bài thì cả lớp được nghe giáo viên tuyên bố hùng hồn “Tôi dạy thế đấy, các anh chị cố mà theo”. Nghe thằng con kể lại mà uất nghẹn họng. Ừ thì có ngu mới phải đi học. Tất nhiên con mụ mẹ của thằng con giai mình cũng chẳng ngu dại gì mà đi đối đầu với giáo viên của con nên đành dùng chiêu “giải cứu” con bằng gia sư. Thật nực cười, chỉ sau mấy buổi học với gia sư, mọi thứ tưởng không thể nhằn nổi trên lớp bỗng trở nên sáng tỏ như ban ngày. Bái phục cậu gia sư của con sát đất luôn. Giờ thì mình hiểu tại sao bọn Tây nó lại tổng kết ra bài học “Không có học trò dốt, chỉ có giáo viên tồi”. Chính mình, trong một lần đi giang hồ trời Tây vào tháng 10.2004, đã sa chân lỡ bước ngã uỵch vào một cuộc hội thảo quốc tế hầm hố với vài chục nước tham gia (với chủ đề “Kết quả của chương trình PISA và những vấn đề đặt ra cho các nhà Lý luận dạy học chuyên ngành”), và cũng đã từng choáng suýt chết với một nhận định tổng kết khá gây sốc trong hội thảo này: Sở dĩ học sinh học không ra gì vì giáo viên dạy không ra gì. Sở dĩ giáo viên dạy không ra gì vì năng lực giảng dạy của họ không ra gì và sở dĩ năng lực giảng dạy của họ không ra gì do khi còn học ngành sư phạm, họ đã không được trang bị tốt các kiến thức và kĩ năng ở môn Lý luận dạy học chuyên ngành. Tóm lại, nói như Tây thì học sinh không có lỗi gì hết cả, ha ha… Điều này xem ra thật là khó hiểu và không thể chấp nhận được đối với lối suy nghĩ phổ biến của dân Việt, nhất là của giáo viên Việt. Nếu học sinh không hiểu bài thì cầm chắc là do học sinh ngu chứ nhất quyết không phải do giáo viên dạy không ra gì, hi hi… trong khi đó các bác Tây lại cứ khăng khăng bảo đó là do giáo viên. Chẳng hạn như ở Đức, báo chí dám tru tréo ầm ầm, rít lên ò ò chỉ trích “nhà trường làm học sinh ngu đi” sau khi kết quả khảo sát đánh giá của Chương trình PISA năm 2000 cho thấy học sinh Đức đứng ở thứ hạng thấp, dưới mức trung bình chung của OECD). Hoặc như ở Mĩ còn có cái đạo luật rõ hay (No child left behind act), trong đó có điều khoản qui định nếu các học sinh không hiểu bài, giáo viên phải có trách nhiệm phụ đạo (không lấy tiền) đến chừng nào học sinh hiểu bài thì thôi.
Kết quả PISA đã gây nên những tranh cãi về chính trị và vẽ nên hình ảnh về chất lượng giáo dục của hệ thống nhà trường. Đây là ví dụ từ một tờ báo Đức – tờ Die Woche sau khi kết quả PISA 2000 được công bố
Mà cái ông Hồ Ngọc Đại nhà ta xem ra suy nghĩ cũng giống Tây phết. Ông ấy bảo với ông Nông Đức Mạnh (lúc ông Mạnh còn làm TBT) thế này: “Anh Mạnh ạ, giáo dục rất đơn giản. Chỉ có mấy chữ anh với tôi chia nhau. Có 4 chữ: Anh là “Ai cũng được học”. Còn tôi là “Ai cũng học được”. Đi học mà không học được thì đi làm gì? Cho nên, đã đi học thì phải học được và việc đó là việc của nghiệp vụ sư phạm. Nghiệp vụ sư phạm phải xử lý, ai đã đi học thì phải học được.” Đọc mấy câu trên của ông Đại mà thấy sướng. Ở Việt Nam chắc cũng chẳng có mấy ai nghĩ được như ông Đại.
Vui thật, chỉ mấy câu nói trong lúc chát chít của một thằng học trò mới dính chút hơi hám Mĩ mà không hiểu sao làm mình có cảm giác như cái tát (he he…) vào cả cái nền giáo dục nước nhà với hai cái tội lớn: chuyên quyền, độc đoán và háo thành tích, háo danh.
Chắc hiếm ở đâu mà giáo viên thiếu kiên nhẫn và ít biết lắng nghe như giáo viên Việt Nam. Không ít giáo viên tự cho mình cái quyền áp đặt quan điểm, suy nghĩ của mình vào học trò. Suốt cả dịp hè vừa rồi mình chỉ lọ mọ làm nhõn có một việc cỏn con (có lẽ mọi người lại cười bảo mình dở hơi đây, he he…), đó là bày cho các giáo viên biết cách nở nụ cười thân thiện, biết cách lắng nghe, biết cách khích lệ, động viên và khen ngợi học trò.
Có ai đó đã “mạnh dạn tổng kết” thành tích lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam là đã đào tạo nên những "Tầng lớp trí thức có trí nhớ tốt". Còn mình, mình thấy nền giáo dục Việt Nam đã đạt được hai kì tích cực kì vĩ đại, đó là:
1. Đánh cắp tuổi thơ của trẻ em
Tuổi thơ, sự hồn nhiên của lũ trẻ con xứ này đã bị đánh cắp và thay vào đó là những chuỗi tháng ngày vật vã với hàng đống bài tập và hàng mớ lý thuyết suông rồi cũng không biết dùng để làm gì. Chưa vào lớp một đã phải biết làm tính và đọc thông viết thạo, đi học về hôm nào cũng được cô giáo giao cho một tờ A4 kín bưng những chữ là chữ, với lời dặn dò bên dưới “Đề nghị phụ huynh kèm con đọc trơn tru từ 5 đến 7 lần”, he he… Bố khỉ, nếu đã đọc thông viết thạo rồi thì còn sinh ra lớp một làm cái vẹo gì nữa. Nói trắng phớ ra là các cô giáo lớp một đã nghễu nghện, chễm chệ đứng trên vai phụ huynh và học sinh. Rồi gi gỉ gì gi cái củ tỉ củ tì gì cũng phải học thuộc lòng. Học thuộc lòng từ những khái niệm trong môn Giáo dục công dân cho đến những bài học về món Canh cua và Thịt kho tàu (trong môn Công nghệ lớp 6). Học thuộc lòng nhiều đến nỗi ăn vào máu thịt, bởi thế đến tận nửa thế kỉ tuổi đội trên đầu rồi mà mình đến giờ vẫn còn thuộc làu làu những bài tập đọc từ hồi học Vỡ lòng thời chiến tranh Giôn-xơn, he he…(những bài tập đọc mình thề là chẳng có cái giá trị mẹ gì về văn chương, nghệ thuật). Tuy nhiên, ở thời mình, trẻ con còn được vui chơi tẹt ga, tới bến. Có lẽ chưa bao giờ trẻ con Việt Nam khổ như thời nay, tuy miếng cơm manh áo đã tươm tất hơn rất nhiều. Ngoài cái gánh nặng bài vở (một tiết Sử 45 phút nhồi đến 5 cuộc khởi nghĩa, trong đó có 2 cuộc chính, 3 cuộc phụ, he he…), chúng còn phải oằn mình để gánh cái sự kì vọng, cái sĩ diện, lắm khi rất hão, của nhà trường, của cha mẹ, dòng họ (he he… có lẽ cũng không ngoa khi nói hiếm có dân xứ nào háo danh như cái dân xứ này). Thêm nữa, hàng ngày còn xòe ra trước mặt không biết bao nhiêu thứ cạm bẫy và cám dỗ đầy ma lực bên ngoài xã hội (không đâu trên trái đất này mà ngay trước cổng các trường học dăng dăng hàng dãy những cửa hàng game online như ở Việt Nam. Đến người lớn còn khó thoát khỏi những cám dỗ đó nữa là trẻ con). Có lần, nhìn ông con vật vã với đống bài vở môn Lịch sử, mình trót dại mở miệng bảo sao con không dùng lược đồ tư duy mà học cho nhanh, chưa dứt câu thì ông con đã chồm lên nhả giọng căm hờn “Ôi giời ơi, quên cái Lược đồ tư duy của mẹ đi cho nhanh. Cô Sử lớp con cái gì cũng bắt nhớ tất, từng trận đánh phải nhớ xem ông nào ngồi ở đâu, hô những câu gì, trận đánh diễn ra thế nào, kết thúc trận đánh có bao nhiêu thằng bị thương ở tay phải, bao nhiêu thằng bị thương ở tay trái, bao nhiêu thằng bị thương ở chân phải, bao nhiêu thằng bị thương ở chân trái, bao nhiêu thằng bị thương ở đầu,… Mẹ có nhớ được không hả?”. Nghe ông con hú lên một tràng như vậy mình thộn mặt ra và dịu giọng hỏi “Thế có phải nhớ bao nhiêu thằng bị thương ở CHIM không?”, ha ha…
2. Đào tạo ra những lớp người “tự lừa dối mình và lừa dối lẫn nhau”(*)
Dối trá đã là căn bệnh trầm kha của xã hội này. Thực ra cũng chẳng biết cội nguồn sự dối trá bắt đầu từ đâu, từ xã hội hay từ giáo dục. Trên, dưới đâu đâu ai cũng tự lừa dối mình và lừa dối lẫn nhau bằng những thành tích chiến công được cân đong đo đếm qua những chỉ tiêu, những thành tích, những danh hiệu thi đua rởm rít. Sự hợm hĩnh, háo danh làm con người ta trở nên dối trá. Nực cười nhất là khi ngài tổng tư lệnh giáo dục Nguyễn Thiện Nhân cao hứng hô to “Nói không với tiêu cực trong thi cử” thì không ít trường đang có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 100% bỗng chui tọt xuống không còn phần trăm nào. Bác Nhân ngáo ngơ, xã hội ngơ ngáo, không nhẽ lại đẩy lũ trẻ ra đường làm tệ nạn xã hội nên lại loay hoay tìm cách lùa cả lũ vào chuồng. Mấy năm sau, hoặc giả ngài tổng tư lệnh Nhân do quan lộ đã đủ thênh thang, hoặc giả do ngài mỏi miệng nên hô thều thào, không quyết liệt nữa mà mèo lại hoàn mèo, trường nào trường ấy lại quay về với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao ngất ngưởng như cũ. Chối nhất là ngay sau đó, người phát ngôn của Bộ Giáo dục nịnh thối, hú lên ông ổng trên báo chí là mấy năm qua giáo dục Việt Nam (ý nói là nhờ nhiệm kì của ngài Nhân) đã khởi sắc, đã đẩy lùi được một bước tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, hi hi… Đọc mà cười rũ. Học trò cao học của mình khắp nơi kể “kiểu gì cũng phải cho chúng nó (học trò) lên lớp hết, thi đỗ hết, không có cấp trên họ lại khỏ cho lõm đầu ra ấy”, he he…. Quan chức còn khối người ngồi nhầm ghế thì chuyện học trò ngồi nhầm cấp (chứ không chỉ nhầm lớp) xem ra cũng là “chuyện không có gì mà ầm ĩ thế”, hi hi… Mà cũng chẳng hiểu từ bao giờ mà đào tạo bậc cao học ở Việt Nam cho ra lò toàn học trò xuất sắc, luận văn nào cũng chín phẩy bảy, chín phẩy tám, chín phẩy chín,… cứ như cha Lại Văn Sâm ngày xưa chấm chương trình “SV 96” trên truyền hình. Có đồng nghiệp còn rỉ tai bảo mình, chấm nới tay tí nhé chứ bây giờ đứa nào chỉ được 9,5 thì có mà khóc như bố nó chết, hí hí….
Những chuyện kiểu này có mà kể một ngàn lẻ một đêm cũng không hết, he he…
—————————
(*) Lời trong bài thơ "Người hát rong của thế kỉ 20" của nhà thơ Anh Ngọc.
N.Thị Phương Hoa
Ngoc Trang says
Cô viết hay quá! Anh cu đi Mỹ kia cũng phát biểu rất hay 😛
Lê Hiền says
Ôi, tuần vừa rồi khi đi công tác ở Nga vô tình gặp học sinh ở Mát đi tham quan Trung tâm thiên Văn học với khuôn mặt rạng rỡ, đầy sáng tạo và khám phá, em đã buồn,đã ân hận, đã ao uớc có được môi trường và phương pháp giáo dục như ở đây. Khi nghĩ đến con mình đang phải học như thế nào ở nhà, lại được đọc bài của chị viết, em thấy mình phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và thay đổi cách dạy con. Nhưng rồi, em lại sợ nếu để con làm theo ý thích của nó thì liệu nó có tương lai không khi môi trường sống lâu dài của nó là ở đây với rất nhiều điều tưởng chừng như bình thường ở nơi khác lại bị coi là kỳ lạ và không bình thường ở xứ mình và ngược lại. Chị thử cho em lời khuyên nhé! Cám ơn bà chị.
Thoa Phùng says
😆 Ặc ặc. Mới biết cô qua mấy buổi học và trang web của cô mà em thấy mê giọng văn này quá. Hehe. Giáo dục bên Tây, bên Ta như rứa hèn chi mà chị cùng phòng em cố tình kiến học bổg Thạc sĩ lần 2 để được sang NZ học và nhất quyết cho con sang học luôn!
Thuy Nguyen says
Hay quá cô a. Ko biết bao giờ giáo dục nước mình mới được 1 phần của Tây cô nhỉ?:))
Huế Thương says
“Thế có phải nhớ bao nhiêu thằng bị thương ở CHIM không?” :)) Con thjk câu này nhất cô ạh, ngồi vp đọc mà con suýt cười phá lên :D:D
Triệu Hồng says
Bài viết của Cô rất hay. Cảm ơn cô đã chia sẻ những suy nghĩ rất thật về nền giáo dục Việt Nam hiện nay cho nhiều giáo viên trẻ mà ở họ ít nhiều đang bị cái “háo danh” lôi cuốn.
tTran Lan says
Mới học cô một buổi đầu tiên tối qua về,mặc dù ra về ai cũng đói bụng nhưng ra nhà xe ai cũng bảo học xong buổi dạy của cô mà cảm giác hưng phấn như vừa đi xem ca nhạc về.Rất sung sướng!và sáng sớm nay em ngủ dậy việc đầu tiên là mò vào web của cô để đọc.Nói theo cách của cô là sướng điên người.hihi… 😀
Hương Ly says
Cô ơi, em lại có suy nghĩ khác. Hỏi điểm bạn của con ko phải là để so sánh con mình với con người. Mà mục đích của mình là muốn biết tình hình chung, qua đó đánh giá được bài của cô giáo giao cho cả lớp. Nếu lớp nhiều điểm kém, như vậy có thể suy ra một trong những điều sau:
1. cô giáo chưa nắm bắt tốt học lực của lớp, giao bài chưa khích lệ được các em.
2. Lớp có tinh thần học chưa tốt, học hành trễ nải be bét.
Và ngược lại, nếu cả lớp tốt mà con mình điểm xấu, chắc cũng phải nghĩ rộng hơn ngoài lý do là nó chưa đạt được yêu cầu của bài.
Em thấy cần phải quan tâm tới tình hình của lớp con mình vì lý do là giáo viên ở Việt Nam mình chưa đạt chuẩn. Vậy khi con mình chưa đạt chuẩn (điểm 9,10) thì nguyên nhân ko chỉ là do con minh, đôi khi còn là các tác nhân khác nữa cô ạ.
Trần thị lan says
Mạn phép cô em trao đôi với Hương Ly chút.Mình không để ý cách giáo dục của Vn đúng hay của Mỹ đúng nhưng dễ dàng chứng minh được hiểu quả GD Mỹ hay nói kiểu cô hay nói là tốc độ tẩy não của GD Mỹ rất tuyệt vời.Mình có 1 học sinh của mình chủ nhiệm,học kì 1 lớp 10 học lực Tb 5,2 hạnh kiểm Yếu.Nói chung là thành phần con nhà giàu,hư hỏng ,học dốt.Bó mẹ hết cách rồi kiếm được suất du học Mỹ theo diện Giao lưu văn hóa Việt Mỹ.sang đó ở chung với 1 gia đình ko quen biết,chính phủ sắp đặt.tháng đầu tiên nó chát chít về ” cô à họ nói con chả hiểu gì,nhưng mà học nhẹ nhàng dễ chịu lắm,cũng 12 môn như mình nhưng con chỉ học vài môn bắt buộc còn lại tự chon mấy môn để học tổng lại chỉ học 6 môn một lúc,họ nói con ko hiểu nhưng con làm Toán gioi vì chương trình toán lớp 11 nhưng dễ như toán lớp 9 mình,ở nhà thì cái gì con cũng phải tự làm rửa bát cắt cỏ..”Sau 6 tháng thì nó chát về bảo ” bây giờ con học gioi nhất lớp cô ạ,các bạn và cô nói con đã hiểu đc 70%,sáng đi học buổi chiều có hôm con đi cắt cỏ thuê,con thấy ở nhà cầm 200 đô là oai với bạn bè nhưng sang đây tiêu vèo là hết,mà bố mẹ kiếm tiền thì khó trong khi con chỉ đi cắt cỏ tí là có tiền” và hết học bổng du học 1 năm thì nó quyêt tâm thi tiếp học bổng gì đó để đuọc ở lại học tiếp và giờ đang học Đại học bên đó.Nói chung chỉ từ 1 thằng học lực TB,hạnh kiểm Yếu(đánh nhau,chủi nhau với giáo viên…cái gì cũng có) chỉ biết tiêu tiền lông bông với bạn bè mà giờ nó đi cắt cỏ thuê,từ 1 thằng ko qtam gì đến học hành mà thi đạt học bổng thử hỏi giáo dục Vn có làm được như thế không.???
Tuyết Koi says
hihi, giáo viên ở VN nhà mình mà được con nhà người ta coi như idol thì ko nhiều lắm, nhưng mà GV bị coi là hay tỏ ra “nguy hiểm” thì nhiều cô ak…8) Chắc chắn cô vẫn còn phải “Tẩy não” cho GV nhiều lắm cô ah, để còn cứu tuổi thơ của đám học sinh nhà mình chứ…hehe^^! 😉
Xuyên Hiểu says
Đúng như Cô nói, không thể có từ nào hay hơn nói đến giáo dục VN; chuyên quyền, độc đoán và háo thành tích, háo danh,..
Thế Anh says
đọc bài của cô buồn cười quá ạ :p
Em gửi tin nhắn cho cô k biết cô có nhận được không.hii
Đợt vừa rồi em đi thực tập 1 lớp 10 ở trường Việt Đức, em nhận thấy ý nghĩ xuyên suốt và bao trùm lên tư tưởng của các em ý là ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM và ĐIỂM.
thực sự thì cái bảng điểm cấp 3, nếu ko đi du học thì nó có giá trị mấy đâu nhỉ 😕 đi thi Đại học người ta đâu có lôi bảng điểm ra đâu.
à, lại nhớ, hôm qua lướt 1 cái tít báo: Học sinh kém không đc thi đại học.Ôi buồn cười quá. Cái điểm tổng kết nó bao gồm tất thảy các thể loại môn, thể dục, công dân, công nghệ…các thể loại @>@
Ha says
Em đồng ý với thằng cu đó. Mới gần đây bạn em than vãn đại loại là sao mà học sinh ở cái lớp writing viết bài kinh khủng thế, chấm mà phát ngán. Theo như tư duy ở Mỹ (em đang học làm GV tiểu học ở Mỹ) thì học trò làm bài ko đúng là lỗi của cô giáo. Cô chấm bài và tìm hiểu xem chúng nó hiểu lầm ở chỗ nào, hay chưa hiểu rõ chỗ nào… để điều chỉnh các dạy của mình. Bọn em viết luận văn tốt nghiệp (viết ra những suy nghĩ về video clips 3-5 tiếng của mình dạy trên lớp theo 1 chuẩn (standard) của Bộ đưa ra), nếu có chút đổ lỗi cho học sinh khi chúng nó ko làm đúng bài thì luận văn đó “tèo” luôn.
thuytn says
Không có học trò dốt chỉ có giáo viên mình chưa biết khai quật tiềm năng của các em thôi.
Nạn nhân của giáo dục VN
Nguyen Kim Hung says
lau roi hom nay em moi lai ghe qua trang ca nhan cua co
de doc ve nhung gi co da viet
em rat kinh trong co va dac biet nhan cach cao dep cua co
em la hoc tro lop llgdpp van k7 cua DH GIAO DUC- DHQGHN. Em kinh chuc co va gia dinh co luon manh khoe
va hanh phuc
😀
Hải Hồng says
Chị ơi, chị đi Đức lâu quá, ko được nghe giọng nói,điệu cười vang của chị nhớ ghê. Hôm nay nhớ chị quá vào đọc trang Web của chị thấy bài viết này hay quá. Giá như ông Nguyễn Thiện Nhân đọc được để ngẫm về giáo dục nước nhà hi hi.
Chúc chị có chuyến đi vui, khỏe.
Nhớ chị nhiều.
Hà says
Tất cả phải cần một hệ thống toàn diện.
Trước nhất, hệ thống chính trị (kiểu khen nhiều hơn chê, phiếu tín nhiệm phải từ 80% trở lên mới.. ổn), nó tác động đến mọi ngóc ngách của đời sống, trong đó nghiêm trọng là môi trường giáo dục (nó là cái nôi của sự phát triển của một QG). Muốn thay đổi những thứ lặt vặt phía dưới thì phải từ hệ thống phía trên (suốt những năm từ mẫu giáo đến lớp 1, học môn vẽ, nặn tượng, thử hỏi có bố mẹ nào không phải ra tay cứu con không, hay nếu làm ngược lại, sai cả hệ thống, lớp không đạt thành tích thì con sẽ đi về đâu). Cả 12 năm học trong sự lừa dối và thành tích/ ngã thì đã có bố mẹ đỡ –> lên đại học đòi độc lập tự chủ, điều đó không dễ dàng.
Thứ hai, nhà trường chỉ có trách nhiệm hoạt động học thuật/ nghĩa là phi chính trị hóa môi trường GD, tại sao chỉ có vài bạn múa hay, hát giỏi mới đại diện đi .. đâu đó, số còn lại làm gì (hãy nhìn vào mô hình giáo dục của Nhật- họ chế biến GD phương Tây và phù hợp với đk Châu Á, giờ họ thành công). Nhà trường nhiệm vụ chính là sau 1 năm tốt nghiệp khóa này, bao nhiêu SN có việc làm, mỗi năm tuyển được bao nhiêu SV vào, bao nhiêu trong đó là SV quốc tế.
Thứ ba, gọi là cải cách và đổi mới, nhưng thứ đơn giản là chế độ tiền lương vẫn theo mô hình bao cấp cũ: cào bằng- dùng hệ số để tính lương cho mọi đối tượng, người làm công việc lặp lại hàng ngày với người phải đổi mới liên tục (GV) có hệ số gần như tương đương. Vậy ai sẽ cần đổi mới, ngành nghề đặc biệt cần có thu nhập đảm bảo để họ yên tâm nâng cao chuyên môn (không phải là không có tiền chị nhé, cực nhiều luôn nhưng cơ chế tiền lương nó hãm lại), đẩy ông giáo/ bà giáo phải đi kiếm ngoài (tôi đang chêu mấy đứa GV trẻ trong khoa: Giáo sư đại học đi buôn bán vặt trên mạng để kiếm thêm), đầu óc chỉ có cơm-áo-gạo-nhà thì chỗ nào cho nâng cao chất lượng giảng dạy (chí ít là một năm phải đi Hội thảo quốc tế được vài lần). Một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc xét ranking trường ĐH là lương của GV.
Và cuối cùng, phải khi nào XH không chấp thuận các sản phẩm đào tạo nữa, thì những GV thiếu chất lượng sẽ bị đào thải theo. Nhưng, như đã đề cập ở trên, nó là cả một hệ thống và đừng nghĩ rằng nó sẽ thay đổi. Do vậy, tất cả những cái gọi là cải cách gần đây, đó chỉ là việc ném đá ao bèo, rộ lên để vỗ về dân chúng, chứ đừng hòng giải quyết được thứ gì chứ chưa nói đến mô hình giáo dục nước A tốt, nước B xin. Không/ tuyệt đống không áp dụng được ở VN luôn.
Xin phép lạm bàn như vậy, phải thật sự trong chăn mới biết nó thế nào.
Sky Fog! says
QUÁ LÀ HAY LUÔN !!! 🙂 thật sự thì bài viết này đánh giá cái gọi là thực trạng THỰC TẾ NHẤT của VN =)))
Cảm ơn bác
Nguyễn Linh says
Theo em thấy thì cái nào nó cũng có mặt tốt và mặt xấu của nó. Vốn dĩ nước ta chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, đặc biệt là Nho giáo, nên quan niệm thầy cô luôn nói đúng đã ăn sâu vào tiềm thức và khó tránh khỏi trở nên tiêu cực theo thời gian. Vốn dĩ cả hai cách nghĩ trò dốt do thầy và trò dốt bởi chính bản thân trò của cả hai văn hóa đều không đầy đủ. Nếu thầy cô giáo đủ nhiệt huyết mà trò không hợp tác, lười biếng thì nói mấy cũng vô ích, mối quan hệ thầy-trò cần có sự tương tác công bằng của cả đôi bên. Theo em thấy, cái nhìn của cô với hệ thống giáo dục nước nhà không sai, nhưng khá tiêu cực. Vốn dĩ việc chạy theo hệ thống giáo dục của phương Tây ngày một ngày hai là không thể, vì thế hiện tại đang có một số thay đổi cho phù hợp, giúp học sinh học toàn diện hơn, tuy nhiên chưa hoàn chỉnh và vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều của dư luận. Giờ mới chỉ là những thay đổi nhỏ mà đã nhức nhối như vậy rồi,nếu thay đổi cả một hệ thống giáo dục giống như Phương Tây thì không hiểu còn gặp bao nhiêu vấn đề và còn bao nhiêu người lách luật để có được bằng giáo sư, tiến sĩ giấy nữa. Không phải là không thể thay đổi, mà trong quá trình đổi mới sẽ vấp phải rất nhiều vấn đề, và chúng ta phải chấp nhận chúng như một hệ quả tất yếu và tìm cách khắc phục chứ không phải chỉ trích suông. Hơn nữa, chính cách giáo dục trong gia đình cũng đã hướng các thế hệ trẻ theo hướng GD VN, rất ít người có tầm nhìn đủ thoáng để có thể dạy con theo phương pháp tiên tiến của Mỹ. Con trai của cô giáo em đi học bị thầy giáo tin học lớp em mắng là hỗn láo với giáo viên, nhơn nhơn không coi ai ra gì, và mẹ thằng bé thì bào chữa là “tôi dạy con kiểu Tây, nó chỉ hợp với US education”. Chính trong những cái mâu thuẫn nhỏ nhặt đời thường này mà chúng ta nhận ra rằng giáo dục còn phụ thuộc một phần vào văn hóa chứ không phải cứ thấy hay hơn, tốt hơn là có thể áp dụng.
Cứ đi so sánh với Tây hoài không thấy chán, nhưng có mấy ai qua Tây là có thể hòa nhập được? không phải đổ lỗi do môi trường, bởi lẽ những quan niệm văn hóa nó đã ăn sâu vào tiềm thức và khó có thể thay đổi.
Thay vì nói đâu đó tận Đức xa xôi, tại sao không có một ai nghĩ đến Đất nước Nhật Bản, nền giáo dục của họ chính là tấm gương sáng để VN noi theo, vậy mà có những con người thậm chí còn không thể chịu nổi cuộc sống bên ấy dù chỉ một ngày. Chịu không nổi, sao còn đòi đổi mới?
(Em nghĩ trong một bài viết như thế này cô không nên cho những cụm từ hi hi, he he vào, nghe rất bất lịch sự.)
nthiphuonghoa says
@ Nguyễn Linh:
1. Em chưa/ko biết cô đã/đang làm những gì thì đừng phán “chỉ trích suông” nhé.
2. Đây là nói lên tính phổ biến, ko nói những trường hợp cá biệt nhé.
3. Với lối tư duy bảo thủ như em rất khó tranh luận, ko biết nên bắt đầu từ đâu.
4. Nếu em thấy hi hi, he he, ha ha… là bất lịch sự thì em nên đến những nơi chốn em cho là lịch sự nha.
Mến chào!
Lê Khắc Tuấn says
Em nghĩ không nên để ý nghĩ tiêu cực như vậy. Phải khắc phục trên cả chính quyền trung ương đến địa phương. Thay đổi tư duy từng người. Học các đoàn kết mọi người, chia ngọt xẻ bùi. Vận dụng cho dúng đắn vào hoàn cảnh hiện tại của đất nước. Mỗi người tiến bộ được chút này hãy cố gắng tiến bộ hết sức
Guest says
Quá đúng.
tramiloan says
Corrrrrrrrect
dungo says
Em thấy trùng ý tưởng với cô ở điểm trò kém có ‘công lớn’ của thầy cô. Còn nói về ảnh hưởng của văn hoá thì bước đầu cần làm phải là ‘phi thần thánh hoá’ vai trò của ông thầy may ra trò mới tập được thói quen phản biện. Ở mình hầu như thầy có có vị trí ‘thống trị tuyệt đối’ khi rao giảng kiến thức. Em thường nói với h/s rằng ‘nếu biết hết mọi thứ thì đầu thầy phải to bằng cái thùng phuy’ may ra! Nên dạy cho trò cách tự học và tìm kiếm chân lý, hơn là bắt học thuộc những gì… thầy có trong đầu!
Guest says
Em chả hiểu giáo dục Việt Nam nó ra sao nữa. Học là để ra đời có thể nuôi sống chính mình và nuôi sống gia đình. Học mai 1 mớ lí thuyết cũng k biết để làm gì nữa. Hồi em còn học cấp 3. Học đến 3 năm mà biết đến cái phòng thực hành có đúng 1 lần.lầm đó là có thanh tra về. Vào phòng mà thấy các vật dụng tồi tàn. Chả có gì đặc biệt. Còn lên đại học e cũng càng khó hiểu hơn. Trong giờ kiểm tra thể dục. Sinh viên đùa với nhau vài câu mà tgaayf giáo thốt lên 1 câu :” các anh chị lừa tôi thì cần nhiều thóc lắm” e khó hiểu luôn. Cái câu nói ” nhất hậu duệ ,nhì quan hệ,thứ 3 tiền tệ , thứ 4 trí tuệ , thứ 5 k học thì mặc kệ luôn ” chả sai tí nào
khanh chi says
Hay.
khanh chi says
Bai viet rat hay.
Ngô Thị Thu Huyền says
Đây là một sự thật không phải ai cũng dám nhìn vào. Em đồng ý với quan điểm của chị trong bài viết này. Tất nhiên, việc ở góc độ học sinh, cũng phải có những yêu cầu nhất định: như đi học thì phải “tôn sư trọng đạo: hay “tiên học lễ hậu học văn”…ấy thế nhưng ở góc độ giáo viên cũng ko đc vì thế mà lạm dụng mà cho rằng “số 1 thầy cô luôn đúng, số 2 là xem lại điều số 1”. Với đk kinh tế có hạn, không biết em nên cho con đi học cấp 1 ở trg nào đây. Ngày trước em học cấp 1 ở trg Thực Nghiệm của bác Hồ Ngọc Đại chị ạ.
Dustin Doan says
Cần cù bù thông mình :>
giáo viên có hay mấy học trò lười thì cũng vút đi
Phụ huynh says
bài viết hay, đúng là 1001 chuyện ngành giáo dục. Cảm ơn tác giả,
Đông Tà says
chung quy cũng tại Vua Hùng
Đẻ ra một lũ vừa khùng vừa điên
thằng khôn thì đã vượt biên
còn lại một lũ vừa điên vừa khùng
Guest says
Trong buổi thi vấn đáp, vị giáo sư giận giữ mắng cậu sinh viên: “Đầu cậu như một cái sa mạc!”. Sinh viên mỉm cười: “Có thể là ngài đúng, thưa giáo sư. Nhưng, sa mạc nào cũng có ốc đảo, và không phải con lạc đà nào cũng biết cách tìm ra ốc đẩo ấy !”
Khoa Từ says
Đọc bài cô cảm thấy vui , thấy nhiều chỗ trúng , nhưng có chỗ chưa thực sự ổn nên mạo muội viết vài ý kiến của một ông giáo già . Trước tiên , cần phải nhìn thấy cái gốc của vấn đê là triết lý giáo dục . Những nhà duy vật muốn chứng minh lý thuyết duy vật lịch sử của mình là đúng đắn nên phải kéo theo nó là những lý luân tào lao . Cụ thể họ xem con người sinh ra là bình đẳng (Bởi vậy mới có chuyện nông dân có thể làm cách mạng )Bây giờ ta có thể tranh luân, con người sinh ra vô cùng không bình đẳng. Trí tuệ do di truyền? Con của một cặp cha mẹ trí thức làm sao có trí tuệ bình đẳng với con của một cặp vợ chồng nông dân được? Đó là chưa kể sự bất bình đẳng về điều kiện sống, điều kiện phát triển. Với chừng đó thôi thì ông Hồ Ngọc Đại có thể bớt khoe về cái gọi là quy trình công nghệ giáo dục rồi .. Không thể cho ra lò một loạt sản phẩm con người như nhau khi chạy qua cái gọi là dây chuyền công nghệ dạy học được. Bởi vậy, mệnh đề không có học sinh kém chỉ có thầy giáo tồi là một mệnh đề sai.Đừng ca ngợi cái mà mình chưa thấu đáo. Một thầy giáo dù có giỏi đến đâu, tận tụy cỡ nào, nhưng học trò đó khả năng trí tuệ có giới hạn, hay sự yêu thích không tồn tại đối với vấn đề đang học thì làm sao có thể cho là lỗi ở thầy được?
nthiphuonghoa says
[quote name=”Khoa Từ”]Đọc bài cô cảm thấy vui , thấy nhiều chỗ trúng , nhưng có chỗ chưa thực sự ổn nên mạo muội viết vài ý kiến của một ông giáo già . Trước tiên , cần phải nhìn thấy cái gốc của vấn đê là triết lý giáo dục . Những nhà duy vật muốn chứng minh lý thuyết duy vật lịch sử của mình là đúng đắn nên phải kéo theo nó là những lý luân tào lao . Cụ thể họ xem con người sinh ra là bình đẳng (Bởi vậy mới có chuyện nông dân có thể làm cách mạng )Bây giờ ta có thể tranh luân, con người sinh ra vô cùng không bình đẳng. Trí tuệ do di truyền? Con của một cặp cha mẹ trí thức làm sao có trí tuệ bình đẳng với con của một cặp vợ chồng nông dân được? Đó là chưa kể sự bất bình đẳng về điều kiện sống, điều kiện phát triển. Với chừng đó thôi thì ông Hồ Ngọc Đại có thể bớt khoe về cái gọi là quy trình công nghệ giáo dục rồi .. Không thể cho ra lò một loạt sản phẩm con người như nhau khi chạy qua cái gọi là dây chuyền công nghệ dạy học được. Bởi vậy, mệnh đề không có học sinh kém chỉ có thầy giáo tồi là một mệnh đề sai.Đừng ca ngợi cái mà mình chưa thấu đáo. Một thầy giáo dù có giỏi đến đâu, tận tụy cỡ nào, nhưng học trò đó khả năng trí tuệ có giới hạn, hay sự yêu thích không tồn tại đối với vấn đề đang học thì làm sao có thể cho là lỗi ở thầy được?[/quote]
Thầy hiểu vấn đề chưa trúng nên cách lý giải cũng chưa đúng. Vấn đề phải làm sao cho “ai cũng học được” không có nghĩa là “học như nhau”. Giáo dục không phải làm cái nhiệm vụ “cào bằng” đó mà giỏi dạy kiểu giỏi, kém dạy kiểu kém, cái mà LLDH vẫn nói là “dạy học phải phù hợp với đặc điểm đối tượng người học”, hay “cá biệt hóa trong dạy học” ấy, bởi thế mới có “đại học tinh hoa” và “đai học đại chúng”.
Còn nếu GV chưa biết cách làm cho HS thích học (chứ ko phải là “học giỏi”) thì chưa thể được xem là GV dạy giỏi được.
Nếu ông Hồ Ngọc Đại ko thành công (chỉ nói ở VN thôi nhé) thì sao trường học theo mô hình của ông lại bị người thiên hạ phải xếp hàng cả đêm, thậm chí đạp đổ tường chỉ để vào mua đơn? Tại sao tốt thế mà ko nhận rộng ra?
Chúc vui
P.Hoa
quy says
Hay
no name says
😀 😆 🙂 😉 8) 😐 😳 :-* 😥 :sa 😡 d: 😛 :sigh: 😮 😮 :zzz 🙄 😕
Hoàn Quân says
Em đọc bài này của chị, và em rất thích, lun tự hỏi ko biết bao h mình mới có thể thay đổi được hệ thống giáo dục, ngày nào mà VN mình còn bắt học thuộc lòng, bắt môn nào cũng phải giỏi thì em nghĩ ko thể nào có thể khá lên được :(. Em xin đơn cử 1 môn, là môn sinh học, cấp 2 em bị nhồi nhét ko biết bnhiu lần về bộ phận trên cơ thể con người, tim hoạt động ra sao. Nhưng khi đi làm em thấy nhưng cái mình học đó chẳng có ích gì, vì em ko theo học ngành sinh.
Hoàn Quân says
Em đọc bài viết của Cô và thấy rất thích, em mong 1 ngày nào đó, hệ thống giáo dục VN của mình sẽ thay đổi toàn diện, ko chạy theo bệnh thành tích, thi cử, và học thuộc lòng nữa.
Đỗ Linh says
Đọc xong cháu chỉ muốn lao vào ôm cô một cái thôi ạ.
Cám ơn cô đã nói hộ tiếng lòng của những đứa vẫn đang mài mông trên ghế nhà trường chúng cháu. Nhưng có nói thế, nói nữa, nói mãi, thì nền giáo dục vẫn thế, bọn cháu vẫn khổ thôi ạ. Cháu sinh năm 97, năm nay thi đại học với nhiều thay đổi thế này, bọn cháu hạnh phúc lắm. Vì có phải lớp học sinh nào cũng được đem ra làm thí nghiệm đâu ạ. Nhờ các cô các bác trên Bộ cả.
Nguyễn Cường says
Bài hay!
Nhưng về chi tiết cu cậu phải nhớ cả số chiến sỹ bị thương tay phải, tay trái thì chỉ là lời nói vui chăng?
Anh Tuấn says
cÔ NÓI đúng thật, thật sư cũng có những lúc nhìn đống lý thuyết và tự hỏi :” ko biết học mấy cái này sau này ra áp dụng gì được cho đs” 🙂 🙂 🙂
Guest says
[quote name=”Nguyễn Cường”]Bài hay!
Nhưng về chi tiết cu cậu phải nhớ cả số chiến sỹ bị thương tay phải, tay trái thì chỉ là lời nói vui chăng?[/quote]
À, thằng con bức xúc quá nên rú lên thế ấy mà.
Khải says
Bài viết hay quá. Hồi nhỏ đi học em cũng hỏi thầy học cái này để làm gì thì thầy cũng không trả lời được haha
Trường Thịnh says
Cơ bản thì cô nói đúng, nói hay, cảm ơn bài viết của cô. Nhưng bên trong thì vẫn có tý gì đó thể hiện quan điểm thiên về chính trị và phủ quyết hơi cực đoan. Với lại, cô cười hehe nhiều quá khiến con cứ tưởng bài viết của một tác giả tuổi teen. Mong là nhiều người có thể rút ra được bài học hay của cô để đóng góp cho giáo dục Việt Nam. Năm mới chúc cô khỏe!
Phuc To Hoang says
hôm nay đi học ELS, bà cô hướng dẫn citation thì trc khi dạy phán thẳng 1 câu: “ở những nước như việt nam , các em phải chép y nguyên những gì đã được học thì mới dc đủ credit, nhưng ở mỹ thì khác hẳn, cái đó sẽ bị gọi là plagiarism và sẽ bị phạt, đây đơn giản là sự khác biệt về suy nghĩ trong giáo dục ở 2 nơi” 😆
Tuyet Dang says
Hay tuyệt
Huy Hoàng says
[quote name=”Trường Thịnh”]Cơ bản thì cô nói đúng, nói hay, cảm ơn bài viết của cô. Nhưng bên trong thì vẫn có tý gì đó thể hiện quan điểm thiên về chính trị và phủ quyết hơi cực đoan. Với lại, cô cười hehe nhiều quá khiến con cứ tưởng bài viết của một tác giả tuổi teen. Mong là nhiều người có thể rút ra được bài học hay của cô để đóng góp cho giáo dục Việt Nam. Năm mới chúc cô khỏe![/quote]
Nói ngược rồi, suy nghĩ của cô là tiến bộ, còn của nền giáo dục Việt Nam mới là cực đoan.
thoaian says
Toi khong ung ho 100% nhan dinh cua Co Hoa nhu mot so ban. Co nhan dinh khong sai nhung co le lau roi Co khong song o VN nen nhung loi le cua Co khong co mot chut cam thong nao het. Co co tu tuong tien bo nhung sao chi phuc vu cho xu nguoi. Sao Co khong ve VN va lam cho nen duc nuoc nha tot hon. Co cung mang trong nguoi dong mau con Lac chau Hong do thoi. Chang co con cai nao hoc cao hieu rong de roi con quay lai noi cha me minh dot. VN dang can lam nhung nguoi tai duc de co the lam duoc nhung dieu Bac Ho mong muon!
nthiphuonghoa says
[quote name=”thoaian”]Toi khong ung ho 100% nhan dinh cua Co Hoa nhu mot so ban. Co nhan dinh khong sai nhung co le lau roi Co khong song o VN nen nhung loi le cua Co khong co mot chut cam thong nao het. Co co tu tuong tien bo nhung sao chi phuc vu cho xu nguoi. Sao Co khong ve VN va lam cho nen duc nuoc nha tot hon. Co cung mang trong nguoi dong mau con Lac chau Hong do thoi. Chang co con cai nao hoc cao hieu rong de roi con quay lai noi cha me minh dot. VN dang can lam nhung nguoi tai duc de co the lam duoc nhung dieu Bac Ho mong muon![/quote]
Hi hi… sorry nhé bạn, tôi đang sống sừng sững ở Việt Nam và từng ngày vật lộn với cái nghiệp giáo của mình đấy bạn ơi.Cố gắng làm mà nhiều khi cũng có cảm giác như đẩy xe bò lên dốc mà bị mất phanh ấy.
Chắc bạn chỉ xem mỗi bài này, ko xem các bài ở các mục khác trên web của tôi nên tưởng tôi đứng ngoài nhìn vào mà phán. Sợ cái tập hợp từ “Con Lạc cháu Hồng” mà bạn nhắc tới lắm, nghe cứ nổ đôm đốp.
Chúc vui
thumac says
Em thấy cô viết hay.em đặc biệt thích đoạn học thuộc lịch sử và giáo dục côn dân. 😆 Nhưng biểu cảm tin và hơi tiêu cực.em thấy rằng vấn đề lớn của nền giáo dục vn là chất lượng giáo viên.có rất nhiều giáo vviên dạy hay và được học sinh yêu quý.trongh tiết học hay nnhư tế.học sinh chăm chú học và nhiệt tình ghi chép tự giác.về nhà cũng tự giác làm bài vì say ê môn học.có thể cô cũng là một cô giáo nhu thế.tuy nhiên.số luong giao vien nhu vay khong nhieu nen la mot thiet thoi lon cho nên giao duc vn.day la y kiên cua em a.nam moi chuc co manh khoe va yêu nghe hon a.
HH says
Bài viết rất hay! Cảm ơn cô giảng viên Đại học. Chỉ xin đóng góp nho nhỏ: “dịu giọng” chứ không phải là “dịu dọng” ạ.
nthiphuonghoa says
[quote name=”HH”]Bài viết rất hay! Cảm ơn cô giảng viên Đại học. Chỉ xin đóng góp nho nhỏ: “dịu giọng” chứ không phải là “dịu dọng” ạ.[/quote]
[quote name=”HH”]Bài viết rất hay! Cảm ơn cô giảng viên Đại học. Chỉ xin đóng góp nho nhỏ: “dịu giọng” chứ không phải là “dịu dọng” ạ.[/quote]
Ều,đọc kĩ, soi kuynh nhề, hề hề… Tks em nhé.
Hoàng Anh says
Cô viết hay vãi
Chau Nguyen says
Cô ơi, đọc bài viết này mà trong em có nhiều cảm xúc lẫn lộn quá cô ạ: vừa thấy hể hả, vừa thấy tràn đầy cảm giác bất lực và còn cả xấu hổ nữa. Cũng là giáo viên, dạy ngoại ngữ cho học sinh cấp 2, muốn giảm tải cho học sinh, tổ chức nhiều trò vừa học vừa chơi mà khó quá cô ạ. Học sinh chơi đương nhiên phải ồn, mà ồn thì bác giám thị lại đi qua nhắc nhở. Em nhớ có lần thanh tra về trường, đang cho hs chơi vậy mà bị nhắc khéo là thôi để chúng nó ngồi trong lớp, muốn làm gì thì làm miễn là im lặng :(. Bảng điểm bộ môn đến tay GVCN thì liền đc gọi điện chia sẻ ngay, vì điểm kém mà nhiều phụ huynh muốn chuyển con sang trường khác, hiệu trưởng sợ ảnh hưởng danh tiếng của trường gợi ý phải sửa điểm. Thậm chí bảng điểm sau khi qua cô chủ nhiệm nghiễm nhiên thành 1 bảng hoàn toàn mới, k còn nhận ra đc nữa, 1 lớp có 58 em thì có đến cỡ 55 em học sinh giỏi, mặc dù khối em lên lớp hỏi không biết gì. Thiết nghĩ cứ như bác Đại, cần gì đến điểm nữa cho khổ cô nhỉ. Xã hội lọc lừa, dối trá, các vị quan chức hãnh tiến, hám danh, trường học mục ruỗng vậy thì lẽ đương nhiên hs học theo, rồi ra xã hội cũng hành xử như vậy. Làm giáo viên, đôi khi em thấy thực sự xấu hổ, đành chỉ còn biết cố gắng cùng tia hi vọng nhỏ rằng, sẽ có nhiều người tài mai này mang ánh sáng văn minh ở trời Tây về giúp đc cho nước nhà, hi vọng họ đủ sức để k bị cuốn vào vòng xoáy “tự lừa dối mình và lừa dối lẫn nhau”.
Hoàng Anh says
“Suốt cả dịp hè vừa rồi mình chỉ lọ mọ làm nhõn có một việc cỏn con (có lẽ mọi người lại cười bảo mình dở hơi đây, he he…), đó là bày cho các giáo viên biết cách nở nụ cười thân thiện, biết cách lắng nghe, biết cách khích lệ, động viên và khen ngợi học trò” – cô ơi, cô cho em hỏi nếu em muốn học khóa học như trên của cô thì làm thế nào ạ? Em cảm ơn cô ^_^
nthiphuonghoa says
[quote name=”Hoàng Anh”]”Suốt cả dịp hè vừa rồi mình chỉ lọ mọ làm nhõn có một việc cỏn con (có lẽ mọi người lại cười bảo mình dở hơi đây, he he…), đó là bày cho các giáo viên biết cách nở nụ cười thân thiện, biết cách lắng nghe, biết cách khích lệ, động viên và khen ngợi học trò” – cô ơi, cô cho em hỏi nếu em muốn học khóa học như trên của cô thì làm thế nào ạ? Em cảm ơn cô ^_^[/quote]
[quote name=”Hoàng Anh”]”Suốt cả dịp hè vừa rồi mình chỉ lọ mọ làm nhõn có một việc cỏn con (có lẽ mọi người lại cười bảo mình dở hơi đây, he he…), đó là bày cho các giáo viên biết cách nở nụ cười thân thiện, biết cách lắng nghe, biết cách khích lệ, động viên và khen ngợi học trò” – cô ơi, cô cho em hỏi nếu em muốn học khóa học như trên của cô thì làm thế nào ạ? Em cảm ơn cô ^_^[/quote]
Cô đi tập huấn do các Sở GS mời thôi em.
Nhan Nguyen says
😆 Chau cam on co da that dung cam khi viet ra nhung loi noi DANH THEP. Bai viet cua co da noi len suy nghi cua nhieu nguoi, nhung nguoi luon tran tro ve nen Giao duc Viet Nam. Chau duoc hoc duoi 2 nen GD: Vietnam va My, do do’ chau cung nhan ra nhieu dieu khac biet, nhat la su GIAN LAN trong thi cu va QUYEN LUC cua giao vien :v Nhung biet lam sao thay doi duoc day? Khi ma NGUOI LON con the, noi gi TRE EM 🙁
Guest says
Rất cực đoan, phiến diện và không chịu cảm thông.
=> Dính bẫy của bọn “Tư bản giãy chết” 😆
Hy vọng cô chuyển quốc tịch và đừng bao giờ quan tâm đến đất nước chúng tôi. Cảm ơn! 🙂
deuxpolo says
Con cô không hề bị “tẩy não” mà thật ra là được “khai sáng”.
Chương trình dạy của nước ta thì công nhận quá rườm rà, kêu thay đổi thì cứ nhích một cách chậm rãi, thậm chí lâu lâu đi thụt lùi vài bước, “nhờ” thế mà đất nước phát triển quá “nhanh” so với các nước khác.
Học để biến con người thành bộ nhớ ngàn GB hay để biến họ thành một con người thật sự? Vì từ khi tôi tách khỏi môi trường học ở Việt Nam để đến với kiến thức nước ngoài đã khiến tôi suy nghĩ y chang đứa con của cô, và tôi xin nói thẳng là nếu có sống lại một lần nữa thì có chết tôi mới học tại nước nhà, trừ phi bộ giáo dục được thay máu và thật sự thay đổi.
ta la gv says
Tai sao gd nước mỹ lai tạo ra những đứa hoc sinh xả sung giết chết cô giáo va ban bè??????? . muố ngdvbỏ thành tich thi bố mẹ cac chau phải là người không thanh tich…
Guest says
Đáng phải suy nghĩ
Đức Chiến says
Bài viết này mang tính chất đổ lỗi cho nền giáo dục ở Việt Nam là chủ yếu.Tuy nhiên chưa biết cách khắc phục khó khăn trên như thế nào và cũng không tự mình chịu trách nhiềm.Không có nền giáo dục nào trên thế giới nào là hoàn hảo cả.Nhưng người viết bài thì chỉ biết cười và cười.Hãy tự cười chính mình đi bời vì chính mỗi con người chúng ta sẽ hình thành nên 1 xã hội như thế.Đừng đổ lỗi cho bất kì ai hoặc bất kì tổ chức nào cả.Mình tóm gọn lại là việc học là việc muôn thuở .Những con số, bảng điểm không nói lên nhiều, quan trọng là học để hiểu, học để biết, học để vận dụng vào những vấn đề thực tiễn ngoài xã hội kia.Hãy chung tay cùng xây dựng một nền giáo dục ngày càng phát triển hơn nữa.Thay vì chê bai mà chả có phương pháp gi cả .
nthiphuonghoa says
@Đức Chiến: Tks bạn, nhờ bạn nhắc nhở mà giờ tôi mới biết mình hóa ra lại quan trọng đến thế, hi hi…
nthiphuonghoa says
[quote name=”Guest”]Rất cực đoan, phiến diện và không chịu cảm thông.
=> Dính bẫy của bọn “Tư bản giãy chết” 😆
Hy vọng cô chuyển quốc tịch và đừng bao giờ quan tâm đến đất nước chúng tôi. Cảm ơn! :-)[/quote]
Hí hí…cứ theo đề nghị của bạn khéo Việt Nam lại phải… nhập khẩu dân tộc khác vào đến nơi. Tks!!!
Hương says
Chào chị,
Thực tế những vấn đề chị nêu ra trong bài viết thật sự rất nhiều người cũng biết như vậy. Đó là những điều phi lý trong giáo dục Việt Nam và những mặt tích cực của giáo dục phương Tây.
Tuy nhiên, tôi không nhìn thấy những mặt hạn chế của giáo dục phương Tây trong bài viết của chị. Thực ra tôi cũng cho con trai tôi học trường phổ thông của Mỹ (điểm mà tôi thấy hay nhất là cháu học nhà hạ, không vất vả như trường của Việt Nam) nhưng không phải là hoàn toàn hay đâu mọi người. Chuyện thầy giáo Tây chấm điểm kiểu nhìn mặt học sinh, chuyện nhóm bè,,,, tóm lại không hay hẳn như những gì mà chị ca ngợi (tóm lại là nền giáo dục nào cũng như hai mặt của một tấm huy chương).
Tóm lại, Việt Nam mình nên thay đổi và bắt đầu từ mỗi giáo viên, đừng chỉ trích mà hãy thay đổi cách dạy, cư xử với học sinh,,,,
và các quan chức nhà nước cũng nên dần dần mạnh dạn thay đổi cho học sinh đỡ phải mài đũng trên ghế nhà trường. Những bạn muốn làm công nhân cũng có thể có bằng tốt nghiệp mà không cần ganh đua với các học sinh đại học. Mọi người sẽ có các trường lớp thích hợp với lựa chọn của gia đình, tài chính và khả năng của mình.
😡
nthiphuonghoa says
@ Hương:
Tks chị. Những điều chị nói tôi cũng biết, nhưng xin thưa với chị đây ko phải là bài báo khoa học, nó chỉ là bài viết đăng trên blog cá nhân nên tôi chỉ đề cập đến những vấn đề bất cập nổi trội của GD Việt Nam. Tất nhiên ko có nền GD nào là hoàn hảo cả, nhưng như thế ko có nghĩa là ko có thể khái quát đánh giá, so sánh giữa các nền GD với nhau. Nếu GD phương Tây ko có nhiều điểm tốt hơn sao dân Việt cứ ầm ầm đổ đến làm gì nhỉ???
Chào chị và chúc vui.
P.Hoa
Nguyễn Hòa says
Cháu mạn phép được nói suy nghĩ của mình ra ở đây ạ. Theo cháu thì khi bạn du học sinh chỉ trích mẹ mình có suy nghĩ cổ hủ, thì bạn ý cũng chưa thực sự ngấm cái triết lý giáo dục ấy lắm.
Nếu ngấm thì bạn ý có lẽ sẽ có cái nhìn khác về sự khác biệt của từng cá nhân. Nếu bạn ý có cách đón nhận khác và không quá lên lớp thì sẽ tốt hơn
Và cái tát này liệu có giúp bà mẹ nhận ra sự tiến bộ của nền giáo dục Mỹ. Hay lại theo lối mòn: mới đi du học có vài tháng đã học đòi, đòi dạy dỗ bố mẹ.
Sau khi tiếp xúc với nền giáo dục Đức thì cháu thấy cả ở nước phát triển như Đức, việc duy trì một mô hình dạy học kiểu tập trung với sĩ số quá đông sẽ không đem lại kết quả tốt như lớp học nhỏ. Đức có hệ Universität và Fachhochschule, theo chia sẻ của nhiều bạn không theo được Universität (học theory nhiều hơn, học trong giảng đường, giáo sư và học sinh ít tiếp xúc với nhau) và chuyển sang Fachhochschule (ít lí thuyết và thực hành nhiều hơn). Và lại học qua một cách dễ dàng.
Và cả điều này quả thật đúng ngay cả ở Việt Nam
M.Dũng says
Hay quá trời, đọc comment có nhiều phản đối vớ vẩn thật, chẳng lẽ ở vn ko có giáo viên nhìn mặt chấm điểm, chẳng lẽ ko có những vụ giết người cướp của do hs, có ng nói sao ko học nhật nhưng cả nhật bản cũng ko cực đoan như chúng ta, nhất là việc chạy theo thành tích, chỉ nhìn vào những điểm số và giải thưởng cỏn con mà xét học sinh giỏi hay ko, e ko hiểu cho dù sao thì có nhất thiết phải học cả cơ cấu nguyên lí làm việc xe máy, khi mà làm kế toán, hay cả lịch sử da dài dại, nc mình còn ko xong đồi học cả các nc ngoài như các nc ĐNA hay Nhật Bản, mĩ
anh thư says
Giáo dục VN vừa dài vừa lan man.
bích hà says
Bạn viết hay lắm, đúng đến 9x %.
Guest says
dạy kiểu gì thì dạy, học kiều gì thì học. Xã hội tự sẽ phân loại và đào thải, giống như cơ thể bài tiết chất thải, thể thôi. Ngu thì chết. Cha mẹ, giáo viên nào nhận thức tốt, thì đứa trẻ có nhiều cơ hội hơn, thế thôi.
The Sun says
Wow, hôm nay cháu mới đọc bài này, hay quá cô ạ. Thảo nào cháu choáng thấy 9.3k like. Cháu cũng phải like và share mới được.
Cuonghr says
Bai viet du sao cung chi co gia tri nhu mot cau chuyen ke
Cuonghr says
Du sao bai viet cung chi co gia tri nhu mot cau truyen ke dua het suc binh thuong vi it co xac thuc
Ha Nguyễn says
Bài viết của bạn đáng để những nhà quản lí giáo dục, những trường Sư phạm và bản thân mỗi giáo viên các bậc học nen suy ngẫm. Bản chất của giáo dục Việt Nam bộc lộ qua s nhiều điểm yếu kém trong giai đoạn hiện nay trong đó có 2 vấn đề bạn neu ra, đó là đánh cắp tuổi thơ của con trẻ và tạo nên moi trường gaios dục sự lừa dối..
Cảm on bạn đã nói hộ tam trạng của những phụ huynh học sinh và cả của những giáo viên tam huyết, yeu trò.
Guest says
Chị Hoa ơi sao trong các comment dưới mỗi bài lại ko có nút like nhỉ? Mấy câu trả lời độc giả của chị quá sâu quá chuẩn em muốn like quá mà ko được he he..