Bài đã đăng trên Tạp chí Truyền hình số, 14.09.2011
——————————
Sau bao năm trời rong ruổi xứ trời Âu, nay quay về khám phá một góc Á đông.
1. Bắt đầu cuộc hành trình
Sân bay Nội bài lúc nửa đêm.
Những gương mặt tuy có phần mệt mỏi vì chờ đợi chuyến bay đêm, nhưng vẫn không lộ vẻ phấn chấn vì một chuyến xuất ngoại, dám chắc là đầu tiên trong đời.
Có lẽ vì cùng chung niềm vui, chung mục đích là sang thăm con cháu bên xứ Hàn, hoặc giả cũng có thể vì hoang mang vì chưa một lần đặt chân ra khỏi biên giới Việt nên các mẹ, các bà rôm rả chuyện trò, kể lể, hỏi han. Thật kì lạ, hiếm thấy ở xứ nào mà mọi người dễ thân thiện bắt chuyện, làm quen với nhau như ở xứ này. Chỉ sau vài phút làm quen là mọi “gia cảnh” được “phơi” ra hết.
Ngồi cạnh tôi là một bà già 80 tuổi, người Hưng Nguyên, Nghệ An, dáng vẻ còn rất minh mẫn, nhanh nhẹn. Bà cụ phấn khởi kể bằng giọng Nghê đặc sịt “bà con nhà tui có đến 8 người định cư bên nớ” (nếu không nhờ “luyện tai” qua món “đặc sản quê chồng” chắc tôi cũng chịu không hiểu bà cụ nói gì). Hai cô trung tuổi ngồi đối diện, người Nam Định, là hai chị em họ, đều có con gái lấy chồng Hàn. Con gái cô chị sang lao động, lấy chồng Hàn ở lại, sau đó móc nối cho con gái cô em sang lấy chồng Hàn. Rồi cô người Hải Phòng cũng thế, lần đầu sang thăm gia đình con gái,… Ở dãy ghế đối diện là một người mẹ trẻ với vẻ mặt “hơi Hàn”, một tay giữ bình nước cho một thằng nhóc khoảng 3 tuổi, một tay vỗ nhè nhẹ thằng em 16 tháng tuổi đang địu sau lưng. Lúc sau thì biết bà mẹ trẻ này đang mang bầu đứa con thứ 3 được 6 tháng. Người mẹ trẻ chỉ nói tiếng Hàn với cậu con trai làm tôi lúc đầu cứ ngỡ cô là người Hàn. Hóa ra là Việt. Buồn cười hơn nữa là khi lên máy bay, lúc phải điền vào tờ khai nhập cảnh (chỉ có tiếng Anh và tiếng Hàn) mới biết cô chỉ biết nói mà không biết viết tiếng Hàn. Giờ thì tôi cũng đã đoán ra “chất lượng” nói tiếng Hàn của bà mẹ trẻ đó “tốt” như thế nào. Tôi thì thấy thật là ngớ ngẩn khi người mẹ trẻ này không nói tiếng Việt với các con của mình mà lại nói bằng thứ tiếng Hàn ấm ớ. Tiếng Hàn thì kiểu gì bọn trẻ cũng perfect vì ở nhà phải nói với cha, sau này đi học thì nói với cô và các bạn. Cái sai lầm này tôi đã chứng kiến ở nhiều gia đình Việt định cư bên Đức. Cha mẹ dở ngô dở ngọng tiếng Đức, con cái dở ngọng dở ngô tiếng Việt, giao tiếp trong nhà hay với ông bà nội ngoại nơi quê nhà dần trở thành một cực hình, và cũng lắm khi thành trò khôi hài, cười ra nước mắt. Có lần qua Đức, khi gọi điện đến nhà một người quen cũ, tôi được cậu con trai của gia đình “thông báo”: "Chúng nó (tức bố mẹ) ra cửa hàng rồi”. Hoặc có đứa cháu hớn hở khoe với ông bà ở Việt Nam qua điện thoại “hôm nay tao vừa đi khai giảng vào lớp một đấy, vui lắm”, ha ha……
Lúc xuống sân bay Incheon tôi còn nhìn thấy khá nhiều cặp vợ Việt chồng Hàn. Nhìn những cô vợ trẻ người Việt mặt mũi thuần phác, hình thức không đến nỗi nào, thậm chí có cô trông còn khá sáng sủa, tay dắt, lưng địu con lếch thếch đi theo sau những “bác” chồng Hàn (gọi thế bởi có lẽ cũng đáng tuổi bố vợ) quê một cục và mặt mũi ngáo ngơ như “lão Khúng” lần đầu ra tỉnh, tòn ten cái túi trong tay. Để thoát cảnh chân lấm tay bùn, đầu chổng ra đít chổng vào ở quê hương, các cô sang đây phải có nghĩa vụ sinh con đẻ cái cho nhà chồng. Lâu nay cũng nghe báo chí Việt Nam đưa tin nhiều về việc lắm cô dâu Việt bị đối xử tệ bạc ở xứ Hàn. Nhưng mà vũ phu đâu có phải chỉ là “đặc sản” của mỗi đàn ông xứ Hàn, ở xứ Việt này cũng đầy rẫy đó thôi, thậm chí ở những thằng có học hẳn hoi. Mà ở đâu chẳng phải sinh con đẻ cái, bởi thế các em tính vậy xem ra cũng ổn. Chỉ có khác một nỗi là nếu lấy chồng ở quê thì chắc tuổi tác cũng không đến nỗi phải chênh nhau đến thế.
Lấy chồng Hàn Quốc xem ra vẫn đang còn là giấc mơ đổi đời của lắm cô gái Việt. Đó cũng đã từng là giấc mơ của không ít cô gái Trung Quốc, thế nhưng con gái Trung Quốc “láu cá” hơn nên nhiều cô sau khi có giấy tờ lưu trú hợp pháp và quyền lao động đã bỏ trốn khỏi nhà chồng. Bởi thế, theo lời kể của một vị giáo sư già khả kính tên Kim tôi quen trong hội thảo, mới chỉ mấy năm trước đây thôi trên nhiều đường phố ở Seoul (và một số thành phố khác) đã có treo không ít tấm áp phích quảng cáo với nội dung “MÔI GIỚI VỢ VIỆT NAM, NGOAN, HIỀN, KHÔNG BỎ TRỐN”. Những tấm biển quảng cáo đó sau được tháo xuống vì bị cộng đồng Việt ở Hàn phản đối mạnh mẽ.
2. Seoul – Điệp khúc bê tông
Xuống sân bay Incheon lúc 5h30 sáng.
Trời mới hơi lờ mờ sáng.
Âm 8 độ. Băng giá khắp nơi.
Leo lên taxi về Konkuk University.
Trong cái ánh sáng lờ mờ của đông giá cảm giác thoáng qua thấy Seoul rất đẹp, đặc biệt hai bên bờ sông Hàn, nhìn cũng trữ tình lắm.
Thế nhưng, tôi chỉ thấy Seoul đẹp trong cái mờ ảo của sáng sớm, và đặc biệt sinh động khi thành phố đã lên đèn. Đêm về, khắp nơi, từ phố lớn đến từng con ngõ nhỏ, các cửa hàng cửa hiệu đèn đóm, biển hiệu màu sắc sặc sỡ, ánh sáng tưng bừng. Ban ngày, Seoul như một cô gái kém duyên đã trút hết phấn son, nhìn thật chán. Nhà cửa, kiến trúc thê thảm, đâu đâu cũng bê tông, bê tông và bê tông. Điệp khúc bê tông. Có lẽ cũng vì thế mà Seoul kém hấp dẫn khách du lịch phương Tây. Đi ngoài đường cũng chỉ thi thoảng mới thấy một “đồng chí mắt xanh mũi lõ”, mà nhìn cũng không ra dáng khách du lịch.
Liệu có phải vì đã quá quen và yêu cái kiến trúc cổ kính của châu Âu với những công viên xanh thẳm giữa thành phố mà tôi đã quá dị ứng với những khối bê tông khổng lồ với hàng ngàn những ô vuông, cái mà người ta xưa nay vẫn hay gọi là cửa sổ, mà các thành phố hiện đại khắp nơi trên thế giới đang sở hữu. Ở những khu phố hiện đại nhất nhìn Seoul không khác gì Hồng Kông, còn những góc lúi xùi xem ra còn tệ hơn Hà Nội.
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
Không sao, bù lại, ở Seoul lại có cái không khí náo nhiệt, tưng bừng thật thú vị.
Đã nửa đêm, không phải cuối tuần, mà tàu điện ngầm vẫn chật ních những người là người. Dân tình hớn hở và tấp nập đi lại. Không ít nhà hàng mở cửa đến tận quá nửa đêm.
Buồn một nỗi là ở hầu hết các cửa hàng cửa hiệu người ta chỉ xài mỗi món “đặc sản” tiếng Hàn. Thật khổ cho những ai không biết tiếng Hàn. Trộm nghĩ, chắc giáo dục ngoại ngữ (tiếng Anh) bậc phổ thông ở xứ Hàn tồi tệ khủng khiếp.
Thế nhưng dân tình ăn mặc thật đẹp. Sinh viên đến trường ăn mặc cũng đẹp và lịch lãm chứ không như sinh viên ở châu Âu, phần nhiều ăn mặc theo phong cách bụi bụi, phủi phủi.
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
Nhìn kìa, sinh viên Hàn ăn mặc thật đẹp và lịch lãm.
3. Phim Hàn – Soap Opera
Trong bữa Welcome Dinner tôi vui miệng buôn dưa lê với các bác GS Hàn về “cơn sốt Hàn Quốc” tại Việt Nam từ nhiều năm qua. Nào là cơn sốt thời trang Hàn (quần áo và mĩ phẩm). Sốt đến nỗi mà ở xứ Việt này danh từ riêng “Hàn Quốc” thậm chí đã trở thành một adjective để chỉ một phong cách thời trang. Ra đường không hiếm khi nghe được những câu bình phẩm “con bé ấy ăn mặc trông rất Hàn Quốc”, “nhìn Hàn Quốc quá đi mất mày ạ”, “tông Hàn Quốc đấy” (chỉ những tông trầm, nhìn rất cool, sang trọng),….. Nói chung, giới trẻ Việt đã và đang quay cuồng vì thời trang Hàn.
Và còn cả cơn sốt phim Hàn nữa chứ. Sáng mở mắt ra là phim Hàn, trưa mơ màng cũng phim Hàn, tối trước khi nhắm mắt lại cũng phim Hàn, kênh nào cũng hoặc là Hàn, hoặc là Trung Quốc. Phim ảnh Việt Nam “ớn” thế không mấy ai xem cũng phải. Già, trẻ, gái, trai, từ ít chữ đến nhiều chữ, từ nông thôn đến thành thị tất thảy đều ngất ngây với phim Hàn (tôi thi thoảng cũng lướt khướt với đôi ba bộ phim Hàn). Không ít lần khi gọi điện cho mẹ, tôi nghe bà giục tíu tít “nói gì thì nói nhanh lên, mẹ đang xem phim ở kênh…. Hay lắm!”. Giời ạ, hóa ra “chị 79” (không biết chừng có lẽ cả "anh 82” nữa ấy chứ) đang “nghiền" phim Hàn, đang thương thay khóc mướn cho các nhân vật trong phim, hic hic….
Tôi kể với mấy bác Hàn:
– Khi xem các phim Hàn tôi thường thấy trong gia đình hay có một nhân vật bà mẹ, tuy già nhưng quyền uy như “mẫu hậu” trong nhà. Con trai có làm đến tổng giám đốc/chủ tịch tập đoàn, ở công ty có oai phong lẫm liệt đến mấy nhưng về đến nhà vẫn là một thằng con ngoan ngoãn phải ngay tắp lự “vấn an mẫu hậu”, nhất cử nhất động cái gì cũng phải “thỉnh” ý kiến “mẫu hậu”. Có đúng ở ngoài xã hội cũng như vậy không?
– Và cũng trong logic ấy, trong các phim Hàn mẹ chồng thường hay lấn lướt, bắt nạt con dâu như ở xã hội phong kiến.
– Đa phần các phim đều có mô típ na ná như nhau với kết cục ung thư. Mọi dạo thì phổ biến là ung thư máu, giờ chuyển sang “ung thư óc” (u não).
Nghe tôi kể và hỏi thế các bác Hàn và cả mấy bác Tây cứ cười hố há và bảo: Ối giời ơi, bà Hoa mà cũng xem những phim ấy à, đấy là Soap Opera. Ặc ặc…. tôi chột dạ hỏi Soap Opera là cái gì tôi không hiểu. Thế là các bác ấy tranh nhau giải thích. Soap Opera là khái niệm xuất hiện đầu tiên tại Mĩ vào khoảng những năm 50 của thế kỉ trước để chỉ những phim dài nhiều tập được chiếu trên tivi (lúc đầu là những vở kịch được phát trên radio) chủ yếu do các công ty sản xuất bột giặt tài trợ. Các phim có nội dung cũng như mô típ nhân vật na ná nhau, kể lể dài dòng những câu chuyện, chủ yếu là bi kịch, liên quan đến cuộc sống gia đình thường nhật, quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái,….. với mục đích thu hút các bà vợ ở nhà làm nội trợ (ngày xưa ở Mĩ cũng chỉ có các ông chồng đi làm) xem phim để thông qua đó mà quảng cáo bán bột giặt. Cái tên Soap Opera ra đời là thế. Tóm lại, đó là khái niệm để chỉ những phim “mì ăn liền”, “rẻ tiền”. Nghe giải thích xong tôi cứ thấy “ê ê” thế nào vì mình trót “lộ hàng” là thi thoảng cũng hay xem những phim loại đó, hí hí…… Cuối cùng, bác GS Yang bảo tôi: Đúng đấy, nếu chỉ khi đó là một bà mẹ già giàu kếch xù, ông chồng chết sớm để lại công ty/tập đoàn cho bà, bà ủy thác cho con trai làm tổng giám đốc hay chủ tịch hội đồng quản trị thì bà đúng là “mẫu hậu” trong nhà. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng không như trong phim đâu. Phim bao giờ chẳng phải cường điệu lên mới “câu” được người xem chứ.
Mình đúng là mắc tội “lau bau”, hi hi….
Rõ dại.
P/S 1. Khi trò chuyện với các bác Hàn tôi mới biết thêm một điều bất ngờ. Trong các gia đình Hàn, vợ chồng xưng hô với nhau cực kì "cách biệt", không phải " Я" với " ты" mà là với " вы" trong tiếng Nga, không phải "Ich" với "Du" mà là với "Sie" trong tiếng Đức. CHOÁNG!
Xem ra xưng hô đơn giản như trong tiếng Anh lại hóa hay, he he…..
P/S 2. Dân Hàn rất nghiện xem tivi (nhìn lỏm thấy chủ yếu là Soap Opera). Trên Bus hay tàu điện ngầm thấy lắm người tranh thủ xem phim bằng di động hay máy thu phát gì đó trông rất hiện đại (tôi thì mù tịt về technic nên chịu không hiểu là máy gì). Đó chính là điều khác hẳn với dân châu Âu, trên tàu xe hầu như chỉ thấy dân tình tranh thủ đọc sách hoặc xem báo.
Nhan nhản khắp nơi cảnh dân tình tranh thủ "nghiền" phim khi đi tàu xe.
P/S. Bây giờ mới hiểu tại sao trên màn hình ở các nước Âu, Mĩ tuyệt không có cái món phim Hàn, hic!
4. Ga tàu điện ngầm trong bệnh viện
Có lẽ điều làm tôi thấy lạ lẫm và thú vị nhất ở Seoul là có một nhà ga tầu điện ngầm lại nằm ngay trong bệnh viện.
Bến tàu điện ngầm này cũng mang đúng tên “Konkuk University Hospital" và nằm sâu ngay dưới tòa nhà bệnh viện ĐHTH Konkuk. Mọi hành khách có thể tự do ra vào bệnh viện để đi thang máy xuống bến tàu điện ngầm.
{webgallery}
{/webgallery} |
{webgallery}
{/webgallery} |
{webgallery}
{/webgallery} |
{webgallery}
{/webgallery} |
Có thể khi xây dựng "2 trong 1" như vậy người ta đã không nghĩ như tôi. Nhưng theo cách suy nghĩ, nhìn nhận của tôi thì đây quả là một sự kết hợp tuyệt vời. Tuy nhiên, chỉ có thể làm vậy ở một xứ sở văn minh, khi mà mọi người ai cũng có ý thức tôn trọng nội qui, tôn trọng những người xung quanh, luôn có ý thức không làm gì gây phiền hà đến người khác. Thật kì lạ, tôi đã mấy ngày liền liên tục qua lại lối này nhưng chưa hề nghe thấy bấy cứ một tiếng ồn ào nào chứ đừng nói là sự huyên náo (vốn có ở nơi công cộng), tuy có không ít hành khách qua lại (hai bên phía thang máy xuống bến tàu điện ngầm là những hàng ghế cho bệnh nhận đến lấy số chờ khám). Cả bệnh nhân và hành khách ai cũng đi lại thật khẽ khàng, trật tự. Lẫn vào dòng hành khách đi tàu điện ngầm có không ít người bệnh đi đi lại lại hoặc được đẩy trên những chiếc xe lăn với đủ thứ dây rợ loằng ngoằng cùng túi dịch truyền treo lủng lẳng phía trên.
Sự kết hợp "2 trong 1" như thế theo tôi tuyệt vời là ở chỗ:
– Thứ nhất, thật là tiện lợi trong việc đi lại cho người bệnh khi muốn đến bệnh viện để khám chữa bệnh, nhất là những khi thời tiết xấu.
– Thứ hai, những gười khỏe mạnh suốt ngày lại qua sẽ bớt có cảm giác sợ hãi bệnh viện và người ốm.
– Thứ ba, có lẽ quan trọng hơn cả, người ốm sẽ không còn hoặc ít có cảm giác bị cách biệt với thế giới bên ngoài, sẽ bớt cảm giác bi quan về bệnh tật. Người bệnh vẫn luôn có cảm giác giao hòa với cuộc sống đời thường. Còn khi muốn nghỉ ngơi, chỉ cần về phòng đóng cửa lại, là xong. Đây có lẽ là một liệu pháp tâm lý có khả năng chữa bệnh tuyệt vời, vì nó giúp người bệnh bớt được cái cảm giác như nữ sĩ Xuân Quỳnh đã viết trong bài thơ Thời gian trắng :
Cửa bệnh viện ngoài kia là quá khứ
Những vui buồn khao khát đã từng qua…
Khi cuộc đời trôi chảy ngoài kia
Thời gian trắng vẫn trong bệnh viện
Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết
Ngày với đêm có phân biệt gì đâu….
Gương mặt người nhợt nhạt như nhau
Và quần áo một màu xanh ố cũ
…….
Phía trước, phía sau, dưới đất, trên đầu
Dường trong suốt một màu vô tận trắng….
Thế nhưng, mô hình 2 trong 1 này tuyệt không thể áp dụng ở Việt Nam. Nếu làm thì đó là con đường nhanh nhất để đưa bệnh nhân "vào cửa trước ra cửa sau", hic….
5. Lễ tái bổ nhiệm cực hoành tráng president của Hankuk University of Foreign Studies
Cứ ngỡ chỉ là cuộc gặp mặt trong khuôn khổ bạn bè để chúc mừng ông bạn đồng môn thân thiết Park Chul được tái bổ nhiệm vị trí president của Hankuk University of Foreign Studies nên GS Yang nhiệt thành rủ tôi đi cùng với nhã ý giới thiệu tôi làm quen với ngài Park Chul. Đến nơi, không chỉ tôi mà cả GS Yang và GS Kim đều “té ngửa” vì lễ tái bổ nhiệm diễn ra quá hoành tráng tại một khán phòng lớn của một khách sạn sang trọng vào bậc nhất Seoul với hàng trăm quan khách tham dự. Biết tôi hơi bị “sốc”, GS Yang rỉ tai tôi “Nếu biết trước thế này tôi cũng không đến chứ đừng nói là rủ bà đến. Nhưng thôi, đã đến rồi thì ta cứ vào”. Tôi dám chắc rằng nếu không vì có tôi đi cùng thì hai vị GS già đã “biến” ngay tức khắc vì đó không phải là “khẩu vị” của họ.
Ngay từ ngoài sảnh lớn và hai bên lối dẫn vào khán phòng, nơi tổ chức lễ tái bổ nhiệm, dựng đầy ắp các vòng hoa thật đẹp và sang trọng. Các thiếu nữ Hàn xinh đẹp (tôi đoán là sinh viên của trường) đứng thành hai hàng đón chào khách và mời ghi danh vào sổ lưu niệm. Tuy là “khách không mời mà đến” nhưng tôi cũng vui tay “thảy” vào đó chút “danh tính hèn mọn” của mình, híc híc….
GS Yang đã quá nhiệt tình khi đi tìm gặp người của ban tổ chức để đăng kí đưa tôi đến giới thiệu với ngài president Park Chul. Sau màn diễn văn trịnh trọng và chúc tụng của đại diện các cơ quan kéo dài đến vài chục phút (ấy là tôi đoán thế, vì nếu hiểu được 1 từ tiếng Hàn nào thì tôi “chết liền”, hic, hic,…), ngài Park Chul rời bục để đi chào và cảm ơn các vị khách quí. Đợi một lúc rồi cũng đến lượt người của ban tổ chức đến đón chúng tôi dẫn đến chào và chúc mừng ngài Chul. Sau khi “diện kiến” ngài Chul, GS Yang còn cao hứng dẫn tôi đến chào ngài Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc, một “bác già” Hàn nhỏ nhắn, mặt mũi thật là trung hậu, dễ mến.
Cuối cùng là tiệc chiêu đãi hoành tráng..
Cả buổi tôi cứ trộm nghĩ. Ở Việt Nam, để gặp president của một trường ĐH có gì là ghê gớm đâu (có khi còn vô ra như chỗ thân tình, hí hí). Thế mà ở đây, trong không khí này, không hiểu sao cứ có cảm giác như được dẫn đến hoàng cung để tiếp kiến nhà vua không bằng. Thần kinh mà không vững có khi lại thấy nghẹt thở cũng nên, ha ha…..
Thêm nữa, ở Việt Nam, nếu ông president nào mà “cả gan” tổ chức lễ bổ nhiệm theo kiểu này chắc “ăn đòn miệng” của thiên hạ quá.
Có lẽ tại xứ sở mình nghèo nên tôi cứ thấy tốn kém không cần thiết. Giá số tiền chi phí cho buổi lễ tái bổ nhiệm đó được qui thành sách vở hoặc học bổng trợ giúp cho sinh viên có lẽ hay hơn.
Đấy là tôi nghĩ thế.
Nhưng biết đâu đây là nét “văn hóa riêng” của người Hàn Quốc.
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
Gẫu với bác Kim giết thời gian. Bác Yang sốt ruột đứng gãi mũi 🙂 |
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
"Diện kiến" president Park Chul (vị "kháu giai" thắt cà vạt đỏ). |
GS Yang kể, cũng không phải đơn giản mà ngài Chul được tái bổ nhiệm đâu. Đây cũng là trường hợp đặc biệt đấy.
Tôi hỏi bác làm những chức như vậy ở Hàn có bổng lộc gì không? Bác bảo vì bổng lộc thì không phải nhưng danh vọng thì có chứ.
Trộm nghĩ, ở nước mình, chỉ mới có “chức” chủ nhiệm hay phó chủ nhiệm khoa, thậm chí bộ môn, chứ đừng nói là cao hơn, mà không ít kẻ còn ham hố, tranh giành nhau cật lực, bởi ở cái xứ này “quyền và lợi”, “quyền và hành” thường đi liền với nhau. Ngẫm lại mà thấy chán. Ở các trường đại học bên Tây, trưởng các faculty là công việc mà các GS phải luân phiên nhau làm (mỗi nhiệm kì thường là 2 năm). Nhìn chung, những người làm khoa học thật sự không muốn làm công việc này vì mất nhiều thời gian cho những việc hành chính, sự vụ, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nghiên cứu.
Thêm nữa, qua bác Yang, bác Kim tôi còn được biết ở Hàn Quốc giáo sư là chức danh làm việc và được kiểm tra rất ngặt nghèo. Trước hết, hai năm sau khi nhận chức danh giáo sư, rồi sau khoảng 3 đến 4 năm và tiếp nữa là sau 5 năm các giáo sư liên tục được kiểm tra, đánh giá về các cống hiến khoa học (qua những công trình, bài báo tiếp tục được công bố sau khi nhận học hàm).
Giá như ở Việt Nam cũng thế!
6. Và những điều ….. ngỡ ngàng khác
* Bói toán – Nghề kinh doanh đường hoàng?
Dân Hàn mê tín cũng chẳng khác gì dân ta. Tuy nhiên, ở Hàn việc bói toán xem ra có vẻ như một nghề kinh doanh công khai như muôn vàn nghề khác (chắc cũng có thẻ môn bài hẳn hoi). Ở Việt Nam, muốn xem tướng số hay tử vi chỉ có cách duy nhất là tìm đến nhà riêng của người biết xem hoặc ra chốn đền, chùa. Hoạt động bói toán diễn ra theo kiểu "nửa kín, nửa hở". Ở Hàn thì khác, khắp nơi thấy nhan nhản những "quầy" bói toán, hoặc trong những chiếc lều nhựa (có treo biển hiệu hẳn hỏi) dựng trên những đoạn đường đông người qua lại, hoặc là những quầy thậm chí cực kì sang trọng nằm trong những trung tâm mua bán sầm uất.
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
Các quầy xem bói trên đường phố | Các quầy xem bói ở một trung tâm mua sắm |
* Một nghề kiếm tiền dễ dàng và "độc đáo"?
Ở Hàn có một nghề khá "ngon xơi", đó là dịch vụ lái xe đưa người say rượu về nhà.
Dân Hàn khoái nhậu, mà đã trót nhậu là phải tới bến luôn. Luật pháp Hàn lại xử phạt rất nghiêm khắc những trường hợp uống bia rượu lái xe ô tô, bởi thế mới nảy sinh dịch vụ lái xe đưa người say rượu về nhà. Say hả? Đơn giản! Chỉ cần nhấc cái alô hô một tiếng là có người đến lái xe của bạn đưa ngay bạn về/đến nơi bạn muốn.
Thật là "nhất cử lưỡng tiện".
Lợi cả đôi đường.
* Điều khiển giao thông – Nghệ thuật đường phố?
Ở Seoul, tại những nút giao thông có đông người đi bộ qua đường (ví dụ như trước trường học, công sở hay các trung tâm mua sắm) , tuy đã có đèn tín hiệu, nhưng không hiểu sao vẫn có người đứng điều khiển phương tiện qua lại, có điều họ không phải là công an như ở Việt Nam (đi tứ xứ, chưa ở xứ nào khi ra đường lại gặp lắm anh hùng “thập diện mai phục” như ở xứ Việt này, hic).
Họ mặc đồng phục riêng, thường là màu xám hoặc xanh sẫm, đeo găng tay trắng.
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
Khéo léo như nghệ sĩ đường phố | và… cúi chào mỗi lượt khách qua |
Tôi ngẩn người đứng nhìn người đàn ông này điểu khiển giao thông, khéo léo và đầy cảm xúc như nghệ sĩ trên sân khấu. Lần nào cũng thế, cứ đến khi chiếc xe cuối cùng đi qua anh ta lại kính cẩn nghiêng mình cúi đầu xuống chào cả đoàn xe, sau đó mới quay sang làm tín hiệu mời người đi bộ qua đường. Và khi các khách đi bộ qua hết đường, anh ta lại nghiêng mình cúi chào trước khi quay sang làm tín hiệu mời xe ô đi.
Cảm giác cứ như xem trình diễn nghệ thuật đường phố.
Thật ngỡ ngàng.
* Văn hóa xe bus – "Cơn sốc mang tầm thế kỉ"?
Thay vì đi taxi, tôi quyết định “thử thách bản thân” nên liều mình leo lên xe bus (Airport Limousine Bus) để ra sân bay Incheon về Hà Nội. Vừa tiết kiệm được món tiền không nhỏ (đi taxi mất những hơn 60$, trong khi đi bus chỉ mất khoảng 8$, tội gì mà không tiết kiệm), lại vừa có dịp “thẩm định” lần nữa văn hóa xe bus xứ Hàn xem có “sánh” được với “văn hóa hung thần xa lộ”, đặc sản tuyệt vời của xứ An Nam ta.
Sốc lần 1: bác tài gì mà ăn mặc không khác phi công, cũng đồng phục trắng với phù hiệu và “ngù” vàng. Đẹp và sang trọng dễ sợ.
Sốc lần 2: bác tài xuống xe đón khách và xếp hành lý của khách vào khoang dưới gầm xe.
Sốc lần 3: Sau khi đón hành khách ở bến trước khách sạn Sheraton (bến đón khách cuối cùng), bác tài đi qua từng hàng ghế xuống tận cuối xe niềm nở chào hành khách. Sau gần một tiếng thì tới sân bay. Dừng xe, bác tài lại xuống đứng ngay trước cửa trước của xe và cúi đầu chào từng hành khách một khi họ bước xuống.
Sốc thật đấy. Nhưng cảm giác thật là êm đềm, dễ chịu, cứ như đang trong phim.
Sốc lần 4: Cơn sốc này mới kinh. Sốc khi sực tỉnh và nhớ ra thân phận An-nam-mít của mình. Ở cái xứ An Nam mình những cảnh này chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng.
Vì nó xa xỉ quá.
Khách says
Sinh viên Hàn Cuốc ăn mặc lúc nào cũng đẹp; ngay cả sang châu Âu cũng làm cho sinh viên châu Âu phải ghen tị nữa cô ạ 🙄
Khách says
Bài viết hay quá.Em thích nhất hình ảnh so sánh các bác Hàn với “lão Khúng” của cô. Cô tài thật đấy.
Mau mau post phần tiếp cô nhé.
Khách says
Vậy mà sao họ đưa lên phim cảnh nước Hàn, tình yêu Hàn, con người Hàn cái gì cũng đẹp vậy nhỉ. Giá mà được đi nhiều như cô để mở tầm mắt, chờ phần tiếp của cô . . .
Khách says
Cảm ơn Chị đã giúp em hiểu thêm về xứ Hàn.
Khách says
Bài viết hay wa. Cháu chưa sang Hàn nên cũng tò mò. Mà ko thấy cô kể gì về gái Hàn nhỉ 😛 Go ahead đi cô 8)
Khách says
có phải người Hàn Quốc rất yêu nước không cô?
Khách says
Hi hi… con hỏi cô, cô bít hỏi ai đây.
Để lần sau nếu có dịp qua lại Hàn cô sẽ làm “khảo sát” xem sao nha, hic hic.
Khách says
Em ghét nhất phim Hàn, đã lâu lắm rồi (chắc phải 3, 4 năm gì đó) không bao giờ xem, bật kênh nào có phim Hàn là next ngay, nhưng Bạn EM đi về cũng thấy kể bên đó con người nói chung rất tốt, văn minh mừ, Cô yên tâm dân mình cũng văn minh sẽ như thế sau khoảng ….100 năm nữa,hị hị (hơn kém vài chục năm có gì đâu, vẫn thấy mọi người sống nhe cả ra đấy thôi Cô nhỉ.)
Khách says
@ The Sun
Gái Hàn nhìn chung là đẹp, nhưng mà chân cong lắm (dưng mà vẫn tự tin mặc váy cộc) :-).
Khách says
Nghe kể giống lễ lên ngôi của các Hoàng đế thời phong kiến quá. Em cung không thích như thế. Nhìn lại các buổi khai mạc các chương trình lớn cỡ như: Thế vận hội Olympic, Bóng đá Word cup, … thì thấy bên Tây vẫn đơn giản mà hiệu quả hơn bên Đông, Bên đông nhà ta cầu kỳ lắm. Em đã gặp các lễ mừng thọ cũng hoành tráng như cô kể vậy. Chán!
Khách says
Spam chi Hoa phat nao.
Doc bai chi viet ve Han xeng vui qua. Hom nao qua e cho vay it von tieng Han de di giao dich cho oach nhe.hihi
Khách says
He he… con em đấy à? lọ mọ đêm hôm khuya khắt trong “nhà người ta” thế à? hic hic…
Hàn “của em” hay lắm đấy.
Em mà không hỗ trợ cho chị tí món tiếng Hàn thì anh cu Chul cũng phải lãnh cái nghĩa vụ ấy đấy.
Khăm-xa-ha-mí-tà con em phát nào, hi hi…
PS.đang còn bổ sung mấy ý hay hay nữa cho bài này mà ko làm sao save được mới cú chứ.
Khách says
Oh! Web của chị được làm chuyên nghiệp quá!
Đúng là văn hóa công cộng của Hàn Quốc rất tốt Môi trường xã hội của họ thân thiện và văn minh. Cái này chắc VN minh còn phải chờ lâu dài nữa mới làm được. Người Việt bây giờ nhiều người có tiền, nhiều tiền. Nhưng có tiền thì chỉ mua được tiện nghi cho đời sống chứ không mua được môi trường sống.
EM chưa lên Seoul. Busan nơi em ở: yên tĩnh – thanh bình – không khí cực kì trong lành. Nơi em ở, chỉ mất 15 phut đi bộ là đến bãi biển. Rất hợp để nghỉ ngơi – đọc sách – thư giãn.
Khách says
Hay quá cô ơi,đọc bài của cô vừa dân dã dễ hiểu lại có cái gì đó cao siêu đậm chất văn chương khoái quá cô ah, nhưng tiếc là tận hôm nay em mới được đọc.Em vào website trường xem mấy cái vụ chuyên đề giáo dục 1 em ngồi cả tối không biết đâu mà mò,gặp bài của cô đọc liền mấy tiếng cô ah. Học cô dạy thay cô Nhung mấy buổi thấy cô yêu học sinh như con nghĩ giảng viên đại học được bao nhiêu người như cô.Tấm lòng và đạo đức với nghề….thật hiếm thấy cô ah.Em cảm ơn cô!
Khách says
@ Bùi Thị Thanh:
Hê hê…. khi nào SV ko muốn được yêu thương nữa thì cứ nói một tiếng để cô biết mà chuyển sang gam ghét bỏ nhá, ha ha….
Có nhiều ý tưởng hay phết mà dạo này cô bận quá nên chưa viết lách gì được cả, hu hu….
Khách says
Văn hóa xe bus – “Cơn sốc mang tầm thế kỉ”?
Em bổ sung thêm một cú sốc nữa là:
Nếu Limousine Bus chạy đường dài lên Incheon thì cứ qua mỗi thành phố (tầm 150KM), hai bên đường lại có các “Rest Station”. Bác tài sẽ cho hành khách 15 phút để vào ăn nhẹ hoặc “xả xupa’p” :zzz
Khách says
Ngược với mẹ Hoa, mìh chưa bao giờ được đặt chân tới châu Âu, nhưng châu A thì đã một vài, hôm nay mới đọc bài này. Mình đã hai lần hiện diện ở xứ Hàn. Một lần vào mùa đông -6 độ, một lần mùa thu những hai tháng lận. Văn minh, kinh tế thì hơn anh Việt Nam tương đối nhưng tư tưởng phong kiến thì vẫn đấy. Mình vân ngưỡng mộ tư tưởng tự do dân chủ, tôn trọng tự do con người của anh châu Âu