Tình cờ mò được trên mạng thấy hay quá nên lôi lên đây mời pà con cười sảng khoái tí cho vui để lấy sức mà ăn Tết, he he….
(Thơ khuyết danh)
Hôm nay cha viết thư này
Gởi qua thằng bạn chỗ mày về chơi
Cả nhà mừng lắm con ơi
Thùng hàng mới nhận, bán lời lắm nghe .
Niken đẩy được chục que,
Vòng bi thắng đậm hơn xe rất nhiều,
Điều hòa chẳng được bao nhiêu,
May nhờ trong ruột khá nhiều thuốc tây .
Biết không mấy cuộn E-may,
Tính qua chi ít năm cây có thừa!
Xô tôn đã dặn đừng mua,
Tại sao mày cứ đóng bừa vào đây .
Thùng sau lưu ý thuốc tây,
Đồ nhôm nghỉ khỏe chớ dây làm gì.
Lanh-cô, e-rích, am-pi,
Kháng sinh tổng hợp kiểu gì cũng chơi .
Got-den xem kĩ con ơi,
Kẻo mà quá đát là đời đi tong!
Hóa chất có xoáy được không?
Cha đây đang có hợp đồng triệu đô.
Hải quan con chớ có lo,
Thằng nhỡ toa đã cài kho Hải phòng
Còn như ở tuyến hàng không
Cậu con soi máy khám trong Nội Bài .
Từ nay cho tới tháng hai
Chú Hai đi Bỉ, Dì Ba đi Bồ
Đều tờ-răng-dít Liên Xô
Thông tin giá cả báo cho kịp thời .
Đồng rúp thì mất giá rồi,
Lấy xanh mà tính lãi lời bảo cha .
Cần gì ghi thật rõ ra:
Đồng hồ áo chấm hay là áo phông,
áo thiêu ở ngực con công,
Hay là xi-líp có bông hồng cài,
áo da đểu, xuyến đeo tai,
Nữ hoàng lộng lẫy con xài tiếp không?
Bên ấy gái cộng khá đông,
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai .
Thể thao mác giả Ki-tai, Hay mì chính thái với đài hồng kông.
Bây giờ đang giữa mùa đông,
Con xem loại tất xù lông thế nào ?
áo ren các kiểu ra sao, Ki-mo-no đã đi vào sử xanh.
Cá sấu một thuở tung hoành,
Te-pe nay đã trở thành thiên thu .
Sự đời nghĩ cũng phù du,
Mốt này kiểu nọ tít mù cung mây .
Mới vừa như hổ bướm bay
Bướm vừa rã cánh, hổ quay về rừng.
Hươu kia khi thế bừng bừng
Nay đang ôm hận giữa rừng áo da
Mèo vừa mới ló sang Nga,
Chịu không thấu lạnh, vượt sang Polần.
ào ào áo gió ra quân,
Hỏi xem sống được mấy tuần nữa đây ?
Xét xem thế sự ngày nay
Thị trường biến hóa đổi thay chóng đầu .
Đồ thật thì đắt, tiền đâu!
Mình buôn như thế bằng hầu người ta .
Tiền dân nga đất dân nga,
Theo cha đồ rởm vẫn là lời hơn.
Ngoài ra trong chuyện bán buôn,
Thị trường quyết định thiệt hơn rất dầy .
Hàng sang con chớ đổ ngay,
Đợi thời mà bán đến tay người dùng.
Liên bang rộng lớn vô cùng,
Sức trai con cứ vẫy vùng đôi chân.
Dè chừng với lũ công nhân,
Tham gia quân đội nhân dân rất nhiều .
Ma phi trấn lột đủ điều,
Quen nghề đạo chích từ nhiều năm nay .
Ngang nhiên chiếm cứ sân bay,
Cướp hàng từ cửa sân bay vừa về.
Tránh voi thời chẳng sấu gì,
Lĩnh hàng chi chúng vài tì mà ra .
Bây giờ kể chuyện bên ta
Tình hình nay bét như là hũ tương
Mấy lần hội nghị trung ương
Xem ra cũng chẳng có phương kế gì
Dân tình ca cẩm như ri
Kêu nhau là vậy làm gì được nhau .
Thằng giàu nó vẫn cứ giàu,
Kẻ nghèo vẫn kiếp ngựa trâu tôi đòi .
Bung ra nay đã hết thời,
Sức dân đã kiệt dẫu trời cũng thua .
Trong nam lục tỉnh mất mùa
Sơn La sau một trận mưa tan tành.
Trông vời mấy nước đàn anh,
Liên bang tận số cứu mình chẳng xong.
Cu Ba một mớ bòng bong
Nga cúp viên trợ khó lòng đứng yên.
Báu gì ông bạn Ttriều-Tiên
Vốn quen vay nợ quỵt tiền đồng minh.
Mấy nhà lãnh đạo Bắc Kinh,
Thế cô đổi giận lam lành với ta .
Mối tình hữu nghị Việt-Hoa,
Sau cơn cắt xé dần dà lên hương.
Nhân vì Hoa Việt thông thương,
Hang tàu tràn ngập thị trường nước ta .
Dân tình kiếm cớ qua Nga
Mượn danh đi học thực là đi buôn!
Đào vàng sập cả núi non,
Nghe đâu đã đỡ lại càng khiếp hơn:
Quỳ Châu cùng cốc thâm sơn,
Ai đem hồng ngọc đến chôn xứ này ?
Nhiều thằng số đỏ vận may,
Đã ô tô nhật, lại xây nhà lầu,
Khối thằng bỏ xác rừng sâu,
Khối thằng ngã nước trọc đầu như sư.
Ông trời ăn ở khéo ư!
Người ăn chẳng hết kẻ thừa đổ đi!
Trách trời cũng chẳng được gì,
Có thân ta tự độ trì mà thôi .
à, hôm chủ nhật vừa rồi
Mấy anh tổ lái vào chơi nhà mình.
Nghe đồn ở tận Bắc kinh
Năm đô một bịch to uỳnh nhân sâm,
Ơ? nga trăm tám mươi đồng
Đem về Hà Nội đếm không hết tiền
bây giờ thời thế đảo điên,
Ông già bà lão phóng tiền ra mua
Năm nay thời tiết trái mùa
Bão to lụt lớn chiêm mùa trắng tay .
Trời thì cao đất thì dày
Trung Ương hứa sẽ chuyển lay tình hình!
Nhân đây kể chuyện nhà mình
Để cho con rõ tình hình con nghe:
Thằng Hai đánh bạc, gá xe!
Thằng Ba vẫn cứ rượu chè liên miên
Thằng Tư vừa mới vượt biên,
Thằng Năm tháng trước lại lên Hỏa lò!
Con sáu học dốt như bò,
Thi trược tốt nghiệp vào lò mát-xa
Khoe rằng lương tháng triệu ba
Còn thêm cái khoảng puốt-qua rất dày,
Hôm qua khóc với mẹ mày:
Mẹ ơi! Con mấy tháng này …mất kinh!
Khách hàng là thứ linh tinh
Làm sao biết khối duyên tình của ai ?
Tao nghe mà sởn tóc mai,
Vội mời thầy thuốc phá thai tại nhà.
Tạ thầy mấy chục đô la,
Mong thầy kín tiếng kẻo mà về sau .
Thầy thuốc nháy mắt gật đầu:
Lần sau cô bị em hầu cô ngay .
Nhân đây nói đến chuyện mày:
Nghe đâu cũng xứng là tay giang hồ!
Người yêu rải khắp Liên Xô
Và trong số đó chục cô có bầu!
Cha không trách khứ con đâu,
Đương trai cứ việc kẻo sau tiếc thầm.
Nhưng còn tính chuyện hôn nhân,
Lút-se nên chỉ một lần mà thôi .
Phải suy tính kĩ con ơi,
Trong cơn hoan lạc ngừng lời trăm năm.
Thường khi chung gối chung chăn,
Người thường dễ dãi đem thân hiến bừa .
Và rồi cha cũng có nghe
Con yêu cô bé cùng quê tỉnh mình.
Hẳn rằng a-ná phải xinh,
Nên con mới phải nghiên mình trao tay .
Nghe cha ghi kĩ điều này:
Phải con ông cốp xấu gầy cũng yêu!
Ông cha cực khổ đã nhiều,
Sống xa Hà Nội thiệt nhiều nghe con.
Núp mình dưới bóng ô trò,
Tương lai xán lạn lầu son đuề huề.
Hồ Gươm liễu rủ xum xuê,
Hàng Ngang, Hàng Bạc, Thụy Khuê, Hàng Tiền,
Đồng Xuân chợ họp liên miên,
Mùa nào thức nấy sẵn tiền dễ mua .
Thăng long đất cũ người xưa
Mình con tỉnh lẻ ai đưa mình vào .
Xa xôi tình cảm dạt dào
Bận gì thì cũng ghi vào lời cha:
Coi chừng với lũ gái Nga,
Kẻo mà lại dính si-da có ngày!!!
CHA
P.S.:
À, quên tao hỏi điều này:
chẳng hay sức khỏe của mày ra sao ?
Học năm thứ mấy trường nào ?
Phòng khi nhỡ có ai vào tao khoe .
Dặn thêm đừng có mua xe,
Bây giờ lãi độ năm que là cùng,
Mà chổ lại chiếm nửa thùng,
Khuân vác lại nặng phát khùng phát điên.
Em mày vốn tính ngài phiền,
Mặc dù nó thích dây chuyền từ lâu,
Con chẳng dám xin anh đâu
Anh con lại bảo Em đâu hay vòi
Mẹ mày thì luống tuổi rồi
Đừng nên tặng thứ tân thời làm chi .
Can-sô xe-pốt,xe-ghi
Nặng gam là được cần gì hoa văn! {jcomments on}
Khách says
chi Hoa oi, doc bai nay cuoi vo bung, cho em xin post len facebook cho ca hoi cuoi nhe. Chi khoe khong?
Khách says
He he… buồn cười vãi ra em nhỉ.
Cứ tự nhiên mà xài nhé. Sao mà lịch sự thế, lại còn hỏi xin phép nữa, hic…
Chúc cả nhà vui nhiêu nhé.
Khách says
Buổn cười quá đi mất. Ông bố này đúng là hàng khủng 😆
lão già says
Còn câu cuối hay nhất bài thơ lại thiếu.
Câu cuối cùng của thơ la:
“Nhận được thư chớ nói ra
kẻo người ta bảo nhà ta hám tiền !!!”
Tử Anh says
Bài này là bài nhái lại 1 bài đăng trên báo Tuổi Trẻ Cười khoảng năm 1994-1995, tôi rất khoái, đọc đi đọc lại nên đến giờ còn nhớ 1 số câu như sau:
Hôm nay cha viết thư này
Gửi qua thằng bạn bên mày về chơi
Cả nhà mừng lắm con ơi
Nồi nhôm quạt điện bán hời lắm nghe
Bàn là trúng qủa hơn xe
Máy khâu được giá xanh-gie khuân về
…. (không nhớ)
Giờ cha đang rất phân vân
Để mà quyết định thứ cần phải mua
Túi lưới khi được khi thua
…. (không nhớ)
Nước mình còn lắm gian truân
Nên con cũng phải lo phần các em
Thằng Mười, thằng Út, thằng Thêm
Mấy cái tủ lạnh con nên đem về
Đồ nhôm gửi xuống nhà quê
Đang mùa thu hoạch khéo bề trúng to
Hải quan con chớ có lo
Đã gài thằng Nhỡ ở kho Nội Bài
Từ nay tới tháng mười hai
Bác Ba sang Tiệp dì Hai sang Bồ
Sẽ dừng nghỉ lại Liên Xô
Cần gì con cứ nhắn cô Sáu Ngà
Yêu cầu ghi rõ cho cha
Quần zin, áo thụng hay là áo phông
Loại thêu ở rốn con rồng
Hay là ở ngực có bông hoa cà
Phấn xịn đồ thiệt tìm lâu
Mà buôn kiểu ấy bằng hầu người ta
Tiền dân Nga, đất dân Nga
Tính ra hàng dỏm bốn ba lần lời
…..
Còn chuyện xin cưới ra sao
Bây giờ ý kiến của tao thế này:
Cưới bên đó thật là hay
Bạn bè hai đứa chúng mày đều đông
Mỗi người mừng mấy chục đồng
Rượu nhiều mồi ít sẽ không tốn tiền
Bên đó chắc được ưu tiên
Cưới mà đẻ sớm có liền nhà ngay
Số các con thật là may
Có kho thuận tiện chúng mày mánh mung
Niềm vui hạnh phúc rưng rưng
Xóm này chắc sẽ lẫy lừng tiếng cha
Thôi cha dừng bút đây nha!
TB:
Còn chuyện học hành ra sao
Học năm thứ mấy, học ngành nào
Mua xong nhớ viết thư ào cho cha
Nhận thư con chớ nói ra
Kẻo người ta nghĩ nhà ta hám tiền!