Thư của phụ huynh trò Huy Phan gửi Cô giáo Nhung
Trước hết xin phép được tự giới thiệu. Tôi là Nguyễn Thị Phương Hoa, mẹ của trò Nguyễn Huy Phan, thời gian qua đã theo học thêm môn Văn với Cô.
Thưa cô, bức thư này tôi viết cho Cô mong Cô xem nó như một lời tâm sự, chia sẻ của một người trước hết với tư cách một phu huynh, sau nữa với tư cách một người đồng nghiệp cùng nghề giáo với Cô, người cũng đã có gần 30 năm làm giáo dục và có thể nói là cũng đã có ít nhiều những sự trải nghiệm quí báu trong nghề (tôi không dám dùng chữ “những thành công nhất định trong nghề”).
Sau cuộc điện thoại của cô tối hôm thứ 7, tôi cũng đã rất bực với con trai (tôi chưa bao giờ là người bênh con, thậm chí còn rất nghiêm khắc), đã hỏi han cháu rất cặn kẽ về những lỗi lầm cháu đã mắc phải trong các buổi học với Cô. Cháu đã kể lại rât tỉ mỉ những lời nói và thái độ của mình trong các giờ học. Để kiểm tra mức độ chính xác của thông tin, tôi cũng đã gọi điện hỏi han một số cháu cùng học lớp đó. Rồi cậu sinh viên gia sư dạy Toán khi biết chuyện cũng đã tự động hỏi han các cháu khác nữa cùng lớp (các cháu này cũng học thêm Toán với cậu sinh viên đó. Cậu này là một người trẻ nhưng cái TÀI và cái TÂM đã đáng để cho các bậc cha chú kính nể và yêu quí) và cũng nhận được những câu trả lời tương tự với câu trả lời của trò Phan, đó là: thái độ học hành đã tiến bộ lên nhiều, còn hay phát biểu nữa là khác, tuy nhiên trong giờ đôi lúc vẫn còn hay nói năng tự do, có lần khi Cô hỏi bạn còn bảo là “không thích học Văn vì cô giáo dạy Văn ở trường dạy rất chán”, rồi có những lúc còn nằm xoài ra bàn,… Theo dõi thái độ học hành của cháu tôi cũng đã thấy khá lên nhiều so với thời gian đầu (tuy vẫn chưa thể hài lòng), cháu đã say sưa đọc (thậm chí là đọc trước, do anh Quốc Trung con cô Hiền khuyên và cho mượn sách) một số tác phẩm cô đã và sẽ yêu cầu đọc thêm. Thú thật là sau khi nghe cô nói nguyên nhân và cũng nghe lại những lời kể của các cháu khác cùng học, tôi thấy lý do cô đưa ra để “đuổi” hay “đuổi khéo” trò Phan là chưa thuyết phục. Các cháu được hỏi đều rất ngỡ ngàng khi nghe nói bạn Phan bị cô cho thôi học. Có cháu bảo: “Ơ, nhưng mà hôm thứ 3 vừa rồi cháu có thấy cô ấy mắng hay trách gì bạn ấy đâu ạ”. Lại cũng có cháu bảo: “Sao cô lại đuổi bạn Phan ạ, bạn ấy hôm rồi còn học thuộc bài cô giao (“Nhớ rừng” của Thế Lữ), cháu còn chưa học tẹo nào cơ mà, sao cô không đuổi cháu” hay “ bạn ấy còn hay phát biểu nữa là đằng khác, cô giáo mọi bữa còn có lúc khen bạn ấy nữa ấy chứ”,… Tất nhiên, đây là lớp dạy thêm của riêng Cô, cô muốn nhận hay muốn đuổi (hay “đuổi khéo”) trò nào là quyền của Cô. Việc này ở các lớp học thêm được thực hiện rất dễ dàng (vì nó là “yếu tố cản đường công cuộc mưu sinh” của giáo viên), còn nếu là đuổi học ở trường thì chắc chắn là không thể đơn giản như thế. Đành rằng dạy thêm phần lớn cũng là vì cuộc mưu sinh, và là một mục đích rất đáng trân trọng vì dân ta ở cái xứ này đa phần đều chịu chung cái cảnh “nỗi lo cơm áo ghì sát đất” hay “giấc mơ con đè nát cuộc đời con” hết cả mà thôi. Nhưng giá như cái mục đích mưu sinh ấy luôn mang đậm tính nhân văn và tinh thần giáo dục thì có những giá trị lắm khi ta tưởng là “ảo” (ví dụ như tỷ lệ đỗ cao trong các kì thi) lại trở thành những giá trị đích thực (giáo dục học sinh thành những NGƯỜI TỬ TẾ) và các giá trị đó cũng trở nên đầy đặn hơn rất nhiều. Cái cách dễ dàng nhất, đơn giản nhất mà không ít giáo viên và nhà trường ở Việt Nam vẫn chọn “cho nhẹ nợ” là ĐUỔI HỌC những học sinh mà họ cho là “bất trị” để nhanh chóng “thoát khỏi” những ràng buộc hay trách nhiệm với chúng.
Tôi muốn đề nghị Cô một điều: trong buổi học tới đây Cô hãy công bố với cả lớp về quyết định của Cô đuổi trò Phan xem các con sẽ có thái độ thế nào. Liệu các con có tâm phục khẩu phục với quyết định của Cô hay không? Theo thiển ý của tôi, nếu giáo viên không trực tiếp phê bình, mắng mỏ hay trách phạt gì học sinh (khi/nếu nó mắc lỗi) mà “lẳng lặng” thông báo với phụ huynh đuổi học nó thì hành động đó là rất unfair với đứa trẻ đấy. Trong dân gian, hành động đó được người ta nôm na gọi bằng chữ “đánh lén/đâm lén sau lưng” người khác. Việc đó, người đường hoàng không bao giờ làm, nhất lại là với một đứa trẻ. Người có TÂM thực sự với nghề, với trẻ sẽ không làm như thế. Nói Văn học là Nhân học thì dễ nhưng để thực hiện được điều đó thì quả thật là không dễ chút nào, nhất lại trong cái bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay đang có sự đảo lộn ghê gớm của hệ thống giá trị.
Cô Nhung ạ, băn khoăn mãi rồi tôi cũng quyết định viết cho Cô lá thư này. Mong cô đừng hiểu nhầm là tôi tỏ thái độ "hậm hực "chuyện cô đuổi trò Phan mà hãy coi đây như một sự chia sẻ. Tôi quyết định viết vì tôi cũng là một nhà giáo có nhiều sự trải nghiệm, gia đình tôi có nhiều người là giáo viên. Tôi viết ra như thế thực tâm với mong muốn Cô có thể rút ra được đôi chút kinh nghiệm gì đó cho mình sau tình huống sư phạm này. Con đường “trồng người” của Cô còn dài, nhưng sẽ không phải toàn thảm đỏ.
Kể ra thư viết cũng đã quá dài. Cuối thư tôi thành tâm chúc Cô và gia đình vạn sự an lành. Chúc cho các con của Cô sau này ngay từ những ngày đầu bước chân tới trường đã luôn được học với những giáo viên có đủ cả TÀI lẫn TÂM để các cháu sẽ trở thành những đứa con ngoan ngoãn, giỏi giang, thành đạt và là những công dân tốt.
Mẹ trò Phan
PS. Xin gửi Cô 2 tình huống giáo dục và bài viết của tôi ở Vietnamnet để lúc rảnh cô đọc tham khảo thêm cho vui. Rất tiếc là trong khuôn khổ qui đinh của 1 bài báo tôi ko thể nói hết những gì mình đã làm cùng với cô giáo của con để để “cứu” con.
Khách says
Một tập đoàn phản động!
Khách says
Con chào cô ạ, cô ơi, hôm nay con mới có dịp ghé thăm ngôi nhà nhỏ của cô và cũng tình cờ vào mục “bài viết của tôi”. Em đã đọc hết bức thư viết cho cô giáo dạy văn của cô và con xin mạn phép nhận xét thế này. Đúng như cô nói, đọc câu chữ nào của cô con cũng thấy hay, thấy thuyết phục và có lẽ nếu chỉ đọc lướt qua rồi thôi thì chắc là không nhận thấy. Nhưng con thấy, cùng là đồng nghiệp nhưng cô Hoa viết thư chia sẻ với cô giáo Nhung như vậy còn có chỗ chưa hợp lí. Nếu không phải là một người hiểu biết như cô Hoa thì con nghĩ tới 8, 9 phần người nhận được bức thư sẽ nghĩ mình đang đươc người khác dạy đời; thậm chí là còn có suy nghĩ khác về phụ huynh của học sinh PHAN cơ cô ạ. Em không biết nhận xét như thế có đúng không nhưng chỉ là bản thân em cảm nhận thế thôi. Cô cũng nói từ đầu là bức thư này chỉ mang tính chất chia sẻ nhưng thật sự đọc xong thì giọng văn hàm chứa trong đó không còn nhẹ nhàng như ở mức chia sẻ cho dù xuất phát điểm của cô là như thế. Có gì con nhận xét chưa đúng, cô bỏ qua cho con nhé
Khách says
Ha ha… đấy là mọi người không/chưa biết rõ ngọn ngành câu chuyện, nếu biết sẽ không nghĩ như thế nữa. GV cũng không ít kẻ có lối hành xử “tiện nhân” lắm đấy, chớ ảo tưởng nha.
Khách says
Em chào cô a!
Hôm nay em vô tình đọc được bức thư của cô gửi cho cô giáo Nhung. Và em có một số ý kiến nhận xét như thế này. Ngay từ đầu bức thư cô nói là cô viết bức thư này cho cô Nhung với mục đích chia sẻ nhưng nếu đó thực sự là mục đích chia sẻ thì theo em cô không cần thiết phải post bài viết này lên cho mọi người cùng đọc. Em thiết nghĩ phải chăng cô đang bêu xấu cô Nhung một cách có dụng ý. Theo cách cư xử thông thường của người Việt Nam thì khi các bậc phụ huynh gặp phải trường hợp này đều nhận phần lỗi về con mình trước. Cô Nhung cư xử như thế không phải là không có lí do vì “không có lửa làm sao có khói được”. Theo như lời bức thư của cô ở trên thì em Phan không hề có lỗi gì và lỗi ở đây là của cô giáo Nhung thích đuổi học sinh vô cớ, lén lút. Nếu cô Nhung không có tâm trong nghề chỉ với mục đích dạy thêm kiếm tiền chứ coi trọng việc trồng người như cô nói thì không việc gì cô Nhung phải đuổi em Phan khỏi lớp để tránh ảnh hưởng tới các học sinh khác cũng như gọi điện thông báo tình hình học tập của em tới gia đình. Còn việc cô giáo Nhung không thông báo trước lớp về việc đuổi học em Phan em nghĩ cũng một phần lí do muốn giữ thể diện cho một gia đình nhà giáo có TÂM và TÀI như cô. Thông báo về gia đình cô Nhung cũng chỉ mong cô-với tư cách người mẹ, người thầy có cách chỉ bảo đúng đắn cho em Phan.
Như em thấy bức thư này đúng nghĩa với mục đích là để bênh con và chê trách cô giáo Nhung. Nếu như em Phan có lỗi thật mà đọc bức thư của cô thì liệu em ấy có nhận ra được lỗi sai của mình hay không hay chỉ thêm tự đắc vì có người mẹ bên cạnh che chở.
Đọc bức thư của cô mà hình tượng giáo viên co TÂM có TÀI và luôn biết cách cư xử trong em hoàn toàn sụp đổ.
Cuối cùng, em chúc cô và gia đình năm mới an khang thịnh vượng.
Khách says
Lời của tác giả bức thư:
Tôi quyết định post bài này lên với hi vọng để những ai sắp là, đang là GV đọc tham khảo để rút kinh nghiệm. Cô Nhung hay cô Mơ, cô Mận cô Đào thì cũng là GV, còn họ có tham khảo hay không đấy là việc/quyền của họ. Tôi không có ý định tranh luận về câu chuyện này ở đây. Tôi và những ai hiểu rõ lý do và ngọn ngành câu chuyện đã xẩy ra đều thấy nên có bức thư này. Tôi không rỗi hơi hay rỗi thời gian để bỏ công sức ra viết bức thư này nếu chỉ vì mỗi cô Nhung hay Mận, Mơ hay Đào kia. Còn hình tượng gì gì trong ai đó sụp đổ thì xin chúc mừng. Tôi thì chẳng hình tượng hay thần tượng ai cả. Mỗi người có trí khôn và sự trải nghiệm của riêng mình để đánh giá các sự việc.
Khách says
EM không bình luận vì không biết thực chất sự việc diễn ra như thế nào, Cũng xin có ý kiến với Cô là những Bức thư như thế này cần phải được đọc trong một hoàn cảnh cụ thể, xác định và nhiều tình tiết liên quan thì mới có thể hiểu đúng được, khi Em đọc EM hoàn toàn không có một chi tiết nào về sự việc diễn ra vì thế mọi bình luận sẽ phiến diện, EM chỉ đọc và suy ngẫm, thế thôi Cô ạ, Chúc Cô vui khỏe và hẹn gặp lại Cô!
Khách says
Chào Cô ạ!
Con là học trò rất mới của cô đây ạ. Đọc bức thư cô con nhớ lại bức thư tổng thống Lin-Côn nước Mỹ viết thư cho thầy Hiệu Trưởng của con trai đã được in thành sách mà con đã được một phụ huynh học sinh tặng nhân ngày 20/11 và con cũng đã đọc bức thư đó trước toàn trường nhân ngày 20/11 (con là Bí thư Đoàn trường). Sau khi đọc xong, nhiều giáo viên đã tấm tắc “Giá mà phụ huynh của học sinh mình củng quan tâm đến con họ, cũng gửi cho trường những bức thư như thế thì kể ra làm nghề “bán cháo phổi” cũng được coi trọng đấy chứ” và họ còn cá là trong 10 năm nữa cũng không có phụ huynh nào viết thư như thế (đến nay đã 3 năm rồi quả đúng là như vậy).
Trở lại câu chuyện của cô và cô giáo Nhung, em không có bình luận gì vì thực tình chưa hiểu hết câu chuyện và hoàn cảnh cụ thể của câu chuyện đó. Nhưng với cương vị là giáo viên, đồng nghiệp của cô Nhung (và xin được phép với cô nữa ạ) nếu là con gặp trường hợp tương tự, trước hết con lấy làm vui vì đã có phụ huynh quan tâm đến mình. Chuyện đúng sai thế nào và giải quyết tiếp theo ra sao, giáo viên và phụ huynh bỏ chút thời gian, gặp nhau trao đổi, vừa có hướng giải quyết tốt, vừa có thêm kinh nghiệm trong nghề, thêm người bạn đồng nghiệp thì không gì hay hơn.
Chúc cô khoẻ và mong sớm gặp lại cô ạ
Khách says
Em chào cô. Hôm nay em nghé thăm ngôi nhà thứ hai của cô và có đọc bài viết cô gửi cô giáo của con trai. Em thấy việc làm của bất cứ ai cũng có nguyên nhân của nó. Em không bình luận nhiều vì em cũng có con trai cô ạ! Cháu đang học lớp 11. Môi khi nghe cô giáo gọi điện là em thót tim, không hiểu con mình lại sao rồi. Nhiều lúc em cũng nản lăm, nhưng khi tâm sự với con thì em cong không biết sử lý thế nào cho hợp lý . Đọc bài viết của cô em cũng có nhiều suy nghi và có lẽ nhờ cô em sẽ có cách giáo dục con tốt hơn cô ạ! Em cám ơn cô.
Khách says
To: @Lan
[quote name=”lan”] Em thiết nghĩ phải chăng cô đang bêu xấu cô Nhung một cách có dụng ý.[/quote]
Ơ kìa, đọc bức thư này xong có ai biết cô Nhung kia là ai, mồm ngang mũi dọc như thế nào mà bảo bôi xấu nhỉ? Bạn này có lẽ biết nên mới sợ như vậy.
[quote name=”lan”]Theo như lời bức thư của cô ở trên thì em Phan không hề có lỗi gì và lỗi ở đây là của cô giáo Nhung thích đuổi học sinh vô cớ, lén lút.[/quote]
Vui lòng đọc lại cho kỹ bức thư nhé!
[quote name=”lan”]Nếu cô Nhung không có tâm trong nghề chỉ với mục đích dạy thêm kiếm tiền chứ coi trọng việc trồng người như cô nói thì không việc gì cô Nhung phải đuổi em Phan khỏi lớp để tránh ảnh hưởng tới các học sinh khác cũng như gọi điện thông báo tình hình học tập của em tới gia đình.[/quote]
Chả hiểu nói gì. Nhà giáo có tâm trong nghề thì phải đuổi học sinh ra khỏi lớp à?
[quote name=”lan”]Còn việc cô giáo Nhung không thông báo trước lớp về việc đuổi học em Phan em nghĩ cũng một phần lí do muốn giữ thể diện cho một gia đình nhà giáo có TÂM và TÀI như cô. Thông báo về gia đình cô Nhung cũng chỉ mong cô-với tư cách người mẹ, người thầy có cách chỉ bảo đúng đắn cho em Phan.[/quote]
Cô Nh ko thông báo để phối hợp dạy dỗ mà bất ngờ gọi điện đuổi học em Phan, hiểu chửa?
Đọc commment này mà tức anh ách. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe nhé. Đến việc đọc hiểu còn chưa thông lại còn ra điều nhận xét này nọ.
Em xin lỗi cô vì đã tranh luận ở đây. Nhưng những cmt như thế này cô nên xoá bỏ đi ạ, đọc mà cứ như đang ăn cơm tám gặp phải hòn sạn to đùng ý ạ.
Khách says
cô ơi, e cũng đã từng viết thư để gửi cho giáo viên chủ nhiệm hồi cấp 3 của e vì việc giảng dạy của cô ấy quá nặng(học thêm quá nhiều) và không đem hiệu quả. Nhưng những gì em nhận được chỉ là sự dè chừng và trù dập thôi. Em rất có thiện ý với cô ấy nhưng em lại không nhận được sự thay đổi nào tự phía giáo viên cả. Từ đó em rút ra 1 kinh nghiệm sống còn rằng với cái nền giáo dục này thì còn lâu mới có thể ngóc đầu lên được, vì thế phải biết mình là ai để còn tồn tại. 🙁
Khách says
Ôi giời ơi, GV nào mà cũng biết lắng nghe, biết chia sẻ thì còn nói chuyện gì nữa. Tiếc là số GV biết làm cái việc đó lại không nhiều.
Khách says
Em chào cô! Em cảm ơn cô vì đã có một trang web cá nhân để mọi người cùng chia sẻ, để cùng học tập lẫn nhau.
Em đã đọc hết bài viết này và cả các nhận xét nữa. Thật là thú vị. Mà cái thú vị nhất là viết ra những gì mình nghĩ vì cái gì mình không nói ra được thì thật là KHÓ CHỊU đúng không cô?
Cô dạy chúng em: “100 ý tưởng trong đó 99 là sai còn hơn không”. Lời nhận xét thì còn nhiều, trong đó có nhiều ý kiến khác nữa. Nếu em là cô Nhung thì em sẽ cảm ơn cô (tất nhiên là em sẽ không nói ra với cô) vì dù sao em cũng là người có lỗi. Làm giáo dục mà để cho gia đình người học bận tâm, họ cảm thấy không yên tâm … như vậy là em cũng có nhiều suy nghĩ. Nhất là lại được cô cho lời khuyên chân thành:…”Cô Nhung ạ, băn khoăn mãi rồi tôi cũng quyết định viết cho Cô lá thư này. Mong cô đừng hiểu nhầm là tôi tỏ thái độ “hậm hực “chuyện cô đuổi trò Phan mà hãy coi đây như một sự chia sẻ. Tôi quyết định viết vì tôi cũng là một nhà giáo có nhiều sự trải nghiệm, gia đình tôi có nhiều người là giáo viên. Tôi viết ra như thế thực tâm với mong muốn Cô có thể rút ra được đôi chút kinh nghiệm gì đó cho mình sau tình huống sư phạm này. Con đường “trồng người” của Cô còn dài, nhưng sẽ không phải toàn thảm đỏ”.
LÀM GIÁO VIÊN HAY LÀM GIÁO DỤC theo em là cần phải được giáo dục trước tiên. Nếu ai đó có làm cô buồn (hay cô thấy buồn cho họ) thì cô cũng hãy luôn chia sẻ với mọi người nhé.
Khách says
@ Uy:
Cảm ơn em đã comment.
Cô viết bức thư này không phải vì “nếu không được viết ra sẽ thấy KHÓ CHỊU” như em nghĩ, mà chỉ vì cô đã thực sự muốn chia sẻ với cô giáo đó. Thế nhưng, sau khi biết rõ thực sự lý do cô giáo này cho thôi học thằng Phan thì cô đã thấy quá tiếc việc mình đã bỏ ra tâm trí, thời gian và cảm xúc để viết thư hay “nói chuyện” với một người như vậy.
Cô quyết định post bức thư này lên vì những giáo viên khác chứ ko vì cô kia, hi hi…
Khách says
Cảm ơn cô đã chia sẻ với ý kiến của em. Em mong rằng cô và các thầy cô của em, tất cả những ai đang làm giáo dục sẽ luôn yêu quý nghề giáo.
Khách says
Co a, hom nay co hoi em da doc buc thu gui co giao cua co chua? Gio em moi co thoi gian de doc. Va em cu suy nghi mai. Chac han co Nhung nay phai la 1 giao vien gio( vi co da tim dfen co ay de cho con trai hoc thi k the la 1 giao vien binh thuong duoc). nhung kha nang su pham va cai TAM thi that dang buon. Va dang buon hon nua day lai la hien tuong k phai hiem trong giao duc cua chung ta hien nay. Em nghi cun con nha co qua ca tinh. Va k phai hoc sinh nao co ca tinh cung de dang duoc chap nhan. Giao duc kieu nay se lam con nguoi danh mat ban nga cua minh, thui chot mat kha nang sang tao, k the khoi day va hun duc cho moi y tuong, moi kha nang tiem an cho cac em. Va thua co, theo em con co moi hoc lop 8 thoi chua can phai hoc them mon van dau co a. Khi thi chuyen cap chu yeu thi chuong trinh lop 9 thoi. Ma em tin con trai co k the hoc dot mon van duoc chinh vi su nhay cam va kha nang cam nhan cuoc song, su viec nhu tu co cua em. Em chuc mung co nhe!
Khách says
@ Lê Kim Anh:
Cô cũng ko biết cô giáo trẻ ấy có giỏi hay ko (nhưng tư cách thì rõ là có vấn đề), chỉ nghe cô hàng xóm bảo. Nhưng mà khái niệm GV giỏi của VN thực ra rất có vấn đề, nhưng để bàn lúc khác nhé.
Thực ra sau khi viết bức thư gửi đi cô mới biết lý cô ấy cho thằng con cô thôi học lại chẳng liên quan gì đến thằng bé cả mà vì lý do khác rất “hèn mọn” và “ti tiện”. Nếu biết trước thì cô đã ko viết bức thư này làm gì cho vô ích, hoài hơi. Nhưng cô post bức thư này lên với hi vọng mong manh là có thể “cảnh tỉnh” tí ti những GV khác….
Khách says
Chào Hoa
Đọa các bài viết của em, chị đồng tình với nhiều quan điểm trong giáo dục của em. Là người đứng trên bục giảng, chị nghĩ mình phải xem học trò như con thì mới có thể cảm thông trước những non nớt của chúng.Các thầy cô bây giờ hay dùng hành động đuổi học để giải quyết vấn đề với học trò mà họ không hiểu đó là hành động phi sư phạm. Chị thường nói với học trò, bất luận vì chuyện gì không ai có quyền buộc học trò ra khỏ lớp khi chúng cần được học, nhưng đáng tiếc các thầy cô bây giờ thích chọn cách dễ dáng nhất để cử xử với học trò.Khi con chị học cấp 1, mỗi lần họp phụ huynh về, chị lại bảo với ông xã: Các thầy cô bây giờ bị ảo tưởpng hay sao mà trong lớp có vài cháu học loại khá là rú lên như trời sập đến nơi. Theo các thầy cô các cháu đều phải giỏi xuất sắc hết. Vậy xã hội của mình tòan những người tâm thần hả.
Khách says
Một vị tướng tồi có thể làm chết một đạo quân; một vị quan tồi có thể làm nghèo đói một thành trì; nhưng một nhà giáo tồi thì thừa sức làm chết nhiều thế hệ!
Văn học là tìm kiếm và rèn luyện khía cạnh người trong thân xác, nhưng muốn dạy được điều đó thì trước tiên cô Nhung phải là Người đã!
Khách says
😮 Tiếc là không biết Hoa sớm. Hoan hô thái độ dũng cảm của bạn. Mình nhớ hồi thằng cu nhà mình học mẫu giáo, mỗi lần có đoàn kiểm tra cô giáo lại cho nó nghỉ vì nó lười ăn và chẳng thuộc bài hát nào. Mình thương con lắm và thấy tủi tủi. Khi nó học lớp một, chỉ thuận tay trái mà cô bắt viết tay phải dù cho mình đã nói hết lời. Những ngày đầu thật khó khăn, tưởng như sự nghiệp học hành của con sẽ không qua được lớp 1. Sau này mỗi khi về nhà, nó thường dùng tay trái để vẽ vì nhớ và vẽ những bức tranh tuyệt đẹp. Nhớ lại bức tranh biếm hoạ của Lý Trưc Dũng mà Hoa đã post lên. Hay và thông minh!
Khách says
không thể viết thêm hay cắt bớt đi từ nào
Thanhhoa says
Em chào cô
Đọc bức thư của cô, em thấy sướng quá. Đúng là khẩu khí của cô Hoa.
Là giáo viên, em từng có lúc muốn học sinh biến khỏi tầm mắt của mình khi em đó phạm lỗi. Nhưng chưa bao giờ em cho phép mình làm điều đó. Theo em việc đuổi học sinh là một điều vô cùng cấm kị. Bởi nó không chỉ chứng tỏ sự bất lực mà còn là vô trách nhiệm của giáo viên.
Thế nhưng, thưa cô, rất nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ, lại rất hay đuổi học sinh ra khỏi lớp, thậm chí đuổi liên tục, cho miễn học cả tháng.Dường như đó là cách duy nhất để họ tạo uy trước học sinh. Đau lòng không, thưa cô?
Em xin phép cô zing bài viết này cho một số đồng nghiệp kiểu “cô Nhung ” cùng đọc cô nhé.
Ngoisaobunqs.bg says
E chao co nhe that long bay gio mun chia se cung co e chang biet khi co doc duoc loi tam su nay co ngi sao 🙂 🙂
Ngoisaobunqs.bg says
E chao co?co oj k pjt jo nax co dang lg zay