CHẲNG NHẼ LÒNG TỐT CHỈ “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI”?
{jcomments on}
Chẳng nhẽ lòng tốt chỉ “để gió cuốn đi”?
Đã không ít lần tôi vẫn tự hỏi mình: chẳng nhẽ ở xứ sở này, thời này, lòng tốt chỉ “để gió cuốn đi”?
Và cũng không ít lần tôi đã trở nên hoang mang thực sự không hiểu phải sống tiếp như thế nào.
Nhạc sĩ Trần Tiến, trong lời bài hát Ngẫu hứng phố cũng đã phải thốt lên "Hà nội cái gì cũng rẻ, chỉ có đắt nhất tình người thôi". Mà chẳng phải riêng Hà Nội đâu. Chưa bao giờ lòng tốt, sự tử tế bị rẻ rúng như thời này. Thời thế đảo điên, xung quanh sống nhơn nhơn đầy rẫy những kẻ đểu cáng, tráo trở, lừa thầy phản bạn, lấy oán báo ân,…
Thằng em kết nghĩa không ít lần mắng xơi xơi: “Bà phanh cái lòng tốt của bà lại cho tôi nhờ cái. Cứ mang đi vãi lung tung, mệt quá. Ai đáng giúp thì bà giúp, nếu không thì thôi đi”.
Hơ hơ…. Cái thằng nói xem ra có lý. Nhưng cái khổ của bà chị yêu quí của thằng em là đã “bị” thừa hưởng từ ông bố đẻ “căn bệnh mạn tính" nhìn ai cũng tốt: “Về phần mình, sống cạnh thầy, chứng kiến những ứng xử của thầy, tôi nhận thấy một đặc điểm: thầy luôn tin vào mọi người, tin vào những điều người khác nói, tin vào tình cảm mà người khác dành cho thầy, tin vào những khía cạnh tốt đẹp và tích cực của người khác. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về niềm tin ấy – một niềm tin thật hồn nhiên và phác thực – và chỉ mãi gần đây tôi mới lí giải được phần nào nguyên nhân về niềm tin ấy nơi thầy. Cái gốc của niềm tin ấy, theo tôi là vì thầy luôn đến với mọi người bằng sự chân thành của lòng mình. Chỉ những người thật sự chân thành với người khác mới có thể có được niềm tin về sự chân thành trong tình cảm mà người khác dành cho mình. Có lẽ cũng chính vì thế mà thầy không giận ai lâu, không có những để bụng, thành kiến. Với đồng nghiệp, với học trò không phải không có chuyện bất như ý nhưng vì luôn tin ở sự chân thành của tình cảm nên luôn có tâm thế để nhận thấy những điều tốt đẹp từ những quan hệ giao đãi, luôn nhận thấy những yếu tố tích cực ở người khác để tôn trọng và bộc lộ những thiện chí. Đấy phải chăng là một cảnh giới để có được sự hư tâm? Có lần thầy tâm sự với tôi: thầy tâm đắc nhất với câu châm ngôn mà thân phụ thầy đã dạy thầy từ nhỏ, một câu châm ngôn có ý nghĩa như một sự khai tâm: “hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Đấy thật sự là một may mắn mà gia phong đã đem đến cho thầy. Nhưng tôi vẫn nghĩ, những câu châm ngôn đẹp đẽ mà một người biết đến trong đời chắc không ít. Điều quan trọng là ở chỗ sống theo những châm ngôn ấy một cách thành tâm và vững chãi. Và đó chính là một bài học thâm viễn mà tôi đã kính cẩn nhận biết được từ những ứng xử của thầy". (xem bolg của Trần Văn Toàn my.opera.com/toantransp1/blog/show.dml/4501448)
Bố tôi là người thật hạnh phúc, tuy đã bước sang tuổi 82 nhưng ông vẫn sống an nhiên giữa cuộc đời này với niềm tin vững chãi đó. Còn tôi, tôi đã rơi từ thái cực này sang thái cực khác. Từ chỗ nhìn đời, nhìn người rặt một màu hồng, nay đã dần ngả sang xám ngoét.
Có thể tôi đã quá ngô nghê, ngớ ngẩn khi luôn tâm niệm một điều rằng: mình có giúp hoặc làm điều gì tốt cho ai đó không phải với hi vọng để được hàm ơn, để được người ta hoặc ai khác giúp lại mình mà chỉ đơn giản với hi vọng rồi một khi nào đó có điều kiện, họ sẽ lại giúp những người khác nữa. Và cứ thế, cứ thế,.. sự tử tế, lòng nhân giữa người với người ở cái xã hội này nhờ đó mà được nhân thêm, nhân thêm mãi. Hóa ra tôi đã nhầm. Cuộc đời này hóa ra lắm khi không phải thế. Thật là không phải thế.
Và đang lúc hoang mang cực độ về nhân tình thế thái, bỗng nhiên nhận được bức thư từ một sinh viên cũ (học kì vừa rồi học với tôi môn Giáo dục học). Cô bé bị tại nạn giao thông, chấn thương sọ não, hôn mê nhiều ngày, tưởng khó qua khỏi, nhưng rồi ông Trời lại đoái thương, cho tỉnh lại. Sau khi ra viện, về nhà cô bé đã viết cho tôi một bức thư thật dài, thật cảm động. Khi đọc tôi đã không thể cầm được nước mắt.
“….Thực sự là sau lần ko may vừa rồi của con, con thật là may mắn vì sau khi chuyển đến 3 bệnh viện trong vòng 1 đêm, con lại được cứu sống bởi Thầy. Có thể nói sau những tiếng khóc sụt sùi của mẹ con trong đêm hôm đó thì đây là lần con được sinh ra thứ hai trong đời.…………. Trong lần bị tai nạn này con cảm nhận được về giá trị, lòng tốt của con người. Tại sao ở một nơi gọi là đất khách quê người này, những người xa lạ như một bác lái xe ôm trên vỉa hè hay một chú chỉ làm việc tại một trung tâm môi giới tại cổng trường đã giúp đỡ con hết mình. Không chỉ đưa con vào viện khi bố mẹ chưa ra, mà khi đã nhập viện, bác ấy vẫn ghé thăm hỏi han sức khỏe của con……….. Chính những điều đó làm cho con có lòng tin vào con người cô ạ. Con biết ơn tất cả những điều đó, học hỏi tất cả, và con đã, đang và sẽ ghi nó vào cuộc sống này”.
Con gái ơi, cô phải cảm ơn con nhiều lắm. Chính bức thư của con đã “cứu sống” cô, cứu sống cái niềm tin vào con người đã gần như sắp “ngắc ngoải” nơi cô. Chính cô mới là người phải cảm ơn con chứ không phải ngược lại, con gái ạ.
Thú thực, sống ở đời mà bị mất niềm tin thì khổ quá.
Cuộc đời này vẫn quá cần lòng nhân, sự tử tế.
Vấn đề là phải học cách đặt nó đúng chỗ thôi.
Có phải không con gái?
Hà Nội, đêm 24 Tết Canh Dần, 2010
ë nghÜa trang V¨n §iÓn
TrÇn §¨ng Khoa
Ngưêi h¹nh phóc vµ ngưêi ®au khæ
§Òu gÆp nhau tr¾ng to¸t ë n¬i nµy
§Òu dµi réng như nhau vu«ng cá biÕc
§Òu Êm l¹nh
¤i thiªn nhiªn, c¸m ¬n ngưêi nh©n hËu
Nh÷ng so le, ngưêi kÐo l¹i cho b»ng
Ýt nhÊt còng lµ khi n»m xuèng
Trong m¶nh gç rõng, dưíi mét vÇng tr¨ng…
Nh÷ng nÊm ®Êt lÆng thinh như tr¨m ngµn nÊm ®Êt
Ai hay ®©u, ®©y lµ nh÷ng con ngưêi
Víi bêi bêi nçi niÒm t©m sù
§Õn b©y giê cã lÏ còng chưa ngu«i…
T«i ®i gi÷a næi ch×m bao sè phËn
Ngưêi xưa vÉn ®©y mµ, cã xa c¸ch chi ®©u
T«i thÇm gäi. Sao kh«ng ai lªn tiÕng
ChØ sư¬ng khãi dưíi ch©n vµ hoang v¾ng trªn ®Çu
Ch¸u bÐ nµo ®©y, vµi ba th¸ng tuæi
Tưëng cßn nghe tiÕng khãc oa oa
Mét c¸i víi tay gi÷a lưng chõng trêi ®Êt
Câi ®êi nµy th«i thÕ ®· ®i qua
Vµ em g¸i xinh tư¬i hiÒn dÞu
Bao tr¸i ngät chÝn v× em, em ®· nhËn ®ưîc g×?
TÊm ¸o hoa chê em vµo tiÖc cưíi
Cã ai ngê thµnh ¸o liÖm lóc em ®i…
Vµ cô, vµ «ng, vµ c«, vµ b¸c
Thư¬ng nçi gian nan theo suèt mét ®êi ngêi
Nªn bia mé quanh n¨m vÉn Êm
Vµ mïa ®«ng ngän cá vÉn lªn tư¬i
Trêi réng v« cïng, ®Êt còng réng v« cïng
Bëi kho¶ng trèng mçi con ngưêi bá l¹i
C¸i kho¶ng trèng nhá nhoi b»ng chÝnh vãc hä th«i
Mµ c¶ thÕ gian nµy kh«ng sao bï næi…
C¸i chÕt vÉn r×nh ta ë kh¾p mäi n¬i, sau tõng ngưìng cöa
Cua ®ưêng hÑp, chiÒu mưa, vµi s¶i nưíc gÇn bê
Ta ch¶ lµ g× gi÷a bèn bÒ bÊt tr¾c
ChØ tÝch t¾c kh«n lưêng ta ®· hãa ngêi xa
Ta ®©u muèn vÝ ®êi m×nh cïng ngän cá
Ngän cá yÕu mÒm, ngän cá nhá nhoi
Nhưng khi ta ®· n»m dưíi mé
Cá vÉn xanh biªng biÕc ë bªn trêi
Trưíc thiªn nhiªn, con ngưêi như kh¸ch trä
Như ¶o ¶nh chËp chên, tho¸ng ®Õn, tho¸ng l×a xa
Chóng ta sèng bªn nhau, dÉu n¨m nµy th¸ng kh¸c
Còng chØ lµ mét tho¸ng gi÷a s©n ga….
MÆt trêi lÆn råi, mÆt trêi cßn mäc l¹i
Ng«i sao rông vµo ®ªm vÜnh viÔn ch¼ng lu©n håi
Trưíc mÆt ta lµ hµng hµng bia ®¸
Con Ngưêi ¬i! H·y thư¬ng lÊy Con Ngưêi…
—————————————
Đôi lời ….
Cứ lần lữa, lần lữa mãi, cuối cùng tôi cũng có được một ngôi nhà nhỏ xinh xinh cho riêng mình. Cánh cửa ngôi nhà tôi luôn rộng mở cho những ai muốn ghé thăm, là nơi chốn tôi chia sẻ với đồng nghiệp, học trò, bè bạn, người thân những kinh nghiệm nghề nghiệp, những suy tư, trăn trở về cuộc sống. Mới tròn một tháng, ngôi nhà tôi đã đón hơn 3000 lượt khách ghé thăm và lưu lại hơn 100 comments. Đặc biệt, trong đó có hơn 800 lượt khách ghé thăm "góc nhỏ" nghiên cứu của tôi.
Bạn thấy đấy, tôi rất yêu ngôi nhà của mình. Sáng ra, tôi mở cánh cửa ngôi nhà mình để đón chào một ngày mới. Và khi đêm về, trong ngôi nhà mình, tôi cũng lại lặng lẽ hì hụi với những con chữ, những người bạn tin cậy, thủy chung của tôi.
Đấy cũng là cách tôi làm cho cuộc sống của mình mỗi ngày thêm tươi mới và thú vị hơn.
P/S. Cảm ơn The Sun rất nhiều vì đã giúp cô thiết kế ngôi nhà này.
Nỗi lo của mẹ – Nỗi lo của Cống
Hàng ngày mẹ hay chở Cống ngồi trước xe máy đi học, đi như thế luôn có cảm giác ấm áp được ôm Cống vào lòng. Vừa đi hai mẹ con nhẩn nha chuyện trò, tâm sự nọ kia.
Có lần mẹ hỏi Cống: Cống ơi, Cống có biết trên đời mẹ sợ nhất điều gì không?
Cống trả lời: Con biết rồi. Mẹ sợ con lớn mất sẽ không còn ngồi được đằng trước trong lòng mẹ như thế này nữa chứ gì.
Cống thật là một chú bé tuyệt vời. Cống đã hiểu đúng nỗi lo của mẹ.
Một lần, khi chở Cống đến trường, mẹ hỏi Cống:
– Cống ơi, sau này Cống có cho mẹ đèo con của Cống đi học như bây giờ mẹ chở Cống đi học không?
Cống trả lời tỉnh queo:
– Không đời nào.
– Tại sao lại thê?
– Mẹ già rồi mẹ chở con của con đi học để mẹ đánh ngã con của con à. Sau này, hàng ngày con sẽ tự chở con của con đi học.
Khiếp quá, ông Cống lo xa quá đi mất, ặc ặc……
Thằng Cống béo học bí quyết “giữ vợ” hay “bản lĩnh đàn ông đích thực” của Cống
{webgallery}
|
{webgallery}
|
{webgallery}
|
{webgallery}
|
Cống học cách để sau này "có hiếu" với vợ, bởi "Vợ tuy không có công sinh ra ta nhưng có công dạy dỗ ta nên người", hic hic…..
Cống rất galant với "chị em phụ nữ".
Hè 2003 (lớp 2) Cống được đi nước ngoài với mẹ và chị. Cống được mẹ mua cho 1 hộp bút cực đẹp.
Một hôm đi học về Cống hỏi mẹ:
– Mẹ ơi, bao giờ nhà mình lại đi Tây hả mẹ?
– Vừa đi về rồi còn gì. Tại sao con lại hỏi thế?
– Con muốn mua 1 hộp bút tặng bạn Cao Khánh Linh.
– Sao? Bạn Khánh Linh muốn có hộp bút như của con à?
– Không. Bạn ấy hôm nay khen "Phan có hộp bút đẹp quá!". Sắp đến 8.3, con muốn có một hộp bút để tặng bạn ấy.
Ôi giời ơi, ông Cống galant quá. Bạn Khánh Linh mới chỉ khen hộp bút đẹp mà ông Cống đã muốn tặng bạn 1 cái rồi.
Tuyệt cú mèo!
Hè 2005 Cống và Tuti theo mẹ qua Thái Lan theo tour do trường mẹ tổ chức. Các bác đi cùng ai cũng choáng vì Cống galant cực.
Cống luôn giành xách túi và kéo trolley cho mẹ và chị. Ngay cả lúc leo lên sảnh khách sạn cao đến hai chục bậc cầu thang Cống cũng tranh mang đồ. Nhìn Cống khệ nệ xách đồ vẹo cả sườn các bác trong đoàn cứ cười và bảo "cái thằng này bé mà đã galant thế!".
Hí hí… sau này mà galant thế thì ông Cống "chết chắc" với chị em phụ nữ rùi. 🙂
Cứ theo như bài "Bí quyết giữ vợ" dưới đây thì ông Cống cũng đã "đi đúng hướng" rùi.