• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

admin

VỊ CỦA RAU

09.01.2010

www.duhocuc.info.vn/wp-content/uploads/2011/11/Vi cua rau.pdf

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Lớp nghệ sĩ

06.01.2010

{webgallery}

{/webgallery}

{webgallery}

{/webgallery}

{webgallery}

{/webgallery}

{webgallery}

{/webgallery}

   

Xem thêm: picasaweb.google.de/PhuongHoaTrac/LopHocAcBiet#slideshow/5432853080452230498

Chuyên mục: Sau đại học

ĐỀ CƯƠNG CÁC MÔN HỌC

06.01.2010

GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Đề cương môn học

2. Danh sách nhóm thuyết trình

3. Phiếu đánh giá trong nhóm

4. Phiếu chấm thuyết trình trên lớp của Monitoring Group

5. Mẫu bìa Bài tập chuyên đề

6. Danh sách sinh viên

7. Nội dung môn học (1)

8. Nội dung môn học (2)

GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG I

1. Đề cương môn học

2. Nội dung lý thuyết

3. Phiếu chấm thuyết trình trên lớp của Monitoring Group

4. Phiếu chấm chéo

5. Phiếu đánh giá trong nhóm

6. Mẫu bìa Bài tập chuyên đề

7. Danh sách vào điểm

8. Danh sách sinh viên học môn GDH đại cương I

9. Phần hướng dẫn

10. Danh sách các nhóm làm chuyên đề:

      tiết 9,10hội trường 7

 

GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG II

1. Thông tin chung về môn học

2. Phần hướng dẫn

3. Phiếu chấm chéo chuyên đề 2

4. Phiếu chấm thuyết trình trên lớp của Monitoring Group

5. Mẫu bìa Bài tập chuyên đề

6. Phiếu tự đánh giá trong nhóm

7. Bài tập tình huống mẫu (tham khảo)

8. Danh sách lớp (mẫu)

9. Danh sách phân công nhóm thuyết trình

   (tiết 1,2 và tiết 4,5 HT2-B2)

10. Nội dung bài giảng

11. Phiếu khảo sát ý kiến phản hồi của sinh viên về môn học và giảng viên (Feedback Questionnaire)

 

 QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

1. Thông tin chung về môn học

2. Nội dung môn học và đề cương môn học (new)

3. Mẫu danh sách lớp

4. Phiếu tự đánh giá trong nhóm

5. Phiếu chấm chéo bài tập thuyết trình

6. Phiếu chấm thuyết trình trên lớp của Monitoring Group

7. Danh sách SV tham gia học

    (tiết 6-7 và tiết 9-10)

8. Danh sách các nhóm làm chuyên đề (tiết 1-2 và tiết 4-5)

9. Các câu hỏi ôn kiểm tra giữa học phần

10. Câu hỏi ôn thi hết môn

11. Bảng điểm thành phần môn học

12. Lịch trình làm việc nhóm

Tài liệu tham khảo:

1. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001-2010

2. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020

3. Luật giáo dục 1998

4. Luật giáo dục 2005

5. Luật giáo dục 2005 (sửa đổi 2009)

6. Điều lệ trường trung học (2007)

 

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề cương môn học

Danh sách sinh viên lớp thứ 5, tiết 7,8 và tiết 10, 11

 

 

Chuyên mục: Đại học

Vài cảm nhận nhỏ về người Thầy lớn

06.01.2010

 

Từ blog của Trần Văn Toàn, GV Khoa Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội

my.opera.com/toantransp1/blog/show.dml/4501448

Tuesday, 10. November 2009, 09:32:43

Tổ VHVN 2

GS, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú hay gọi ngắn gọn và thân thiết hơn: “thầy Chú” là sự ngưỡng vọng của nhiều thế hệ học trò cũng như của ngành giáo dục Việt Nam. Tôi chỉ là một học trò nhỏ trong biết bao nhiêu những học trò đã được thụ giáo thầy. Vì thế, được có mặt trong lễ sinh nhật của thầy, được trực tiếp gửi đến thầy lời chúc mừng tôn kính đó thực sự là một vinh dự và hạnh phúc của tôi.

Tuy nhiên, thổ lộ trực tiếp những tình cảm của mình trước một người mà mình thực lòng yêu quý, kính trọng, với tôi, luôn là một khó khăn. Và tôi tin rằng đây cũng là tâm trạng chung của nhiều người. Một phần vì: khi đã thực lòng yêu quý thì việc nói ra nhiều khi là không còn cần thiết nữa. Cũng tựa như chúng ta sống mà không cần phải cáo thị rằng mình đang sống. Phần khác, có những chuyện, những tình cảm mà dù cố gắng cách mấy, ngôn ngữ không thể nói hết được. Ngôn ngữ, trong những cảnh huống như thế luôn cho thấy những giới hạn của nó.


Trong lễ sinh nhật thứ 81 của thầy, xin được bộc bạch một vài cảm nhận nhỏ, riêng tư về thầy dù vẫn biết rằng sự im lặng có những đáy sâu mà không một ngôn từ nào có thể chạm đến được.

Với tôi, thầy Chú luôn là ân sư.

Giờ đây, khi đọc lại những gì thầy viết, thấy rất rõ một đặc điểm: từ rất sớm, những bài viết của thầy đã vượt quá những khung khổ của nghiên cứu văn học như người ta đã quan niệm trong một thời gian dài. Từ rất sớm thầy đã bận tâm đến khía cạnh của văn hóa trong trước tác của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh và mở rộng hơn là bối cảnh văn hóa của đời sống văn học. Những đối tượng quan tâm, bàn luận của thầy rất phong phú: tính chất đa ngữ trong sáng tác của Hồ Chí Minh, những trăn trở canh tân của Nguyễn Trường Tộ, về sự áp đảo của văn minh phương Tây với văn hóa phương Đông truyền thống, về khuynh hướng đạo đức trong những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh… nhưng đều xuất phát từ một vấn đề trung tâm: những ảnh hưởng và tác động của văn hóa đối với sự vận hành và tồn tại của đời sống văn học. Có thể nói, GS Nguyễn Đình Chú là một trong không nhiều những nhà nghiên cứu Việt Nam đã sớm trực giác được vai trò của văn hóa trong việc nhận diện và cắt nghĩa về những hiện tượng văn học. Khi nhận tôi về tổ, ngay từ đầu, thầy đã yêu cầu tôi phải đọc kĩ những gì thầy viết về văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học không phải chỉ bởi những kết luận khoa học quan trọng trong những bài viết này mà để xác định một hướng đi lâu dài. Dù có rất nhiều hạn chế về năng lực và điều kiện làm việc, nhưng tôi đã cố gắng thực hiện yêu cầu đó và càng đi càng thấy biết ơn sự chỉ dẫn của thầy. Những gợi mở, động viên và phản biện từ thầy qua những bài viết và những cuộc trò chuyện đã từng bước giúp tôi ngày một hình dung rõ hơn và công việc mà mình theo đuổi. Từ những khởi đầu ấy tôi đã tìm và gặp thêm những người thầy mới, cả ngoài đời và trong sách vở. Từ thầy Chú, tôi hiểu rằng: ân sư không phải là người thầy duy nhất nhưng là người giúp học trò của mình tìm, đặt và có được sự tự tin cần thiết để bước những bước chân đầu tiên trên con đường khoa học. Được có một ân sư như thế trong đời, quả thật, là một may mắn của số phận.

Nhưng không phải riêng tôi mới được hưởng sự may mắn ấy. Từ những câu chuyện mà các thầy cô anh chị trong tổ bộ môn kể lại, từ những học viên đã từng được thụ giáo thầy, tôi cũng biết đến thật nhiều những người mà thầy đã cưu mang, tận tâm nâng đỡ, chỉ dạy. Có người tôi biết tên: anh Tôn Thất Dụng, anh Nguyễn Công Lý, anh Nguyễn Thanh Sơn, chị Nguyễn Thị Nương… Có người tôi chỉ biết đến qua những câu chuyện mà danh tính của họ thật xa xôi – những câu chuyện được lưu giữ và truyền qua các thế hệ như một minh chứng về tấm lòng của một người thầy trọn đời tận tâm với học trò. Chính tôi đã trực tiếp chứng kiến, PGS Nguyễn Đăng Na (sinh năm 1942), trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên truyền hình rơm rớm nước mắt khi nói về thầy. Sau này, thầy Nguyễn Đăng Na có nói với tôi: “thầy Chú là một trong ba người thầy quan trọng nhất trong cuộc đời của mình”… Những câu chuyện, những tình cảm như thế về thầy Chú có thể kể mãi không dứt. Tôi cảm nhận được trong những lời kể ấy không chỉ sự cảm phục mà còn cả niềm hạnh phúc và tự hào về một người thầy. Và hơn thế, như một niềm tin về sự hiện diện của sự từ tâm trong cuộc sống. Có lẽ chính vì thế, thầy Chú, tấm lòng của thầy không còn là câu chuyện của một cá nhân mà đã trở thành một phần của lịch sử Khoa Ngữ Văn trường ĐHSP; trở thành biểu tượng cho tấm lòng của người thầy, và hơn thế, một biểu tượng cho lối sống của con người khoa Văn: chân thành, tận tâm, tình nghĩa.

Về phần mình, sống cạnh thầy, chứng kiến những ứng xử của thầy, tôi nhận thấy một đặc điểm: thầy luôn tin vào mọi người, tin vào những điều người khác nói, tin vào tình cảm mà người khác dành cho thầy, tin vào những khía cạnh tốt đẹp và tích cực của người khác. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về niềm tin ấy – một niềm tin thật hồn nhiên và phác thực – và chỉ mãi gần đây tôi mới lí giải được phần nào nguyên nhân về niềm tin ấy nơi thầy. Cái gốc của niềm tin ấy, theo tôi là vì thầy luôn đến với mọi người bằng sự chân thành của lòng mình. Chỉ những người thật sự chân thành với người khác mới có thể có được niềm tin về sự chân thành trong tình cảm mà người khác dành cho mình. Có lẽ cũng chính vì thế mà thầy không giận ai lâu, không có những để bụng, thành kiến. Với đồng nghiệp, với học trò không phải không có chuyện bất như ý nhưng vì luôn tin ở sự chân thành của tình cảm nên luôn có tâm thế để nhận thấy những điều tốt đẹp từ những quan hệ giao đãi, luôn nhận thấy những yếu tố tích cực ở người khác để tôn trọng và bộc lộ những thiện chí. Đấy phải chăng là một cảnh giới để có được sự hư tâm? Có lần thầy tâm sự với tôi: thầy tâm đắc nhất với câu châm ngôn mà thân phụ thầy đã dạy thầy từ nhỏ, một câu châm ngôn có ý nghĩa như một sự khai tâm: “hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Đấy thật sự là một may mắn mà gia phong đã đem đến cho thầy. Nhưng tôi vẫn nghĩ, những câu châm ngôn đẹp đẽ mà một người biết đến trong đời chắc không ít. Điều quan trọng là ở chỗ sống theo những châm ngôn ấy một cách thành tâm và vững chãi. Và đó chính là một bài học thâm viễn mà tôi đã kính cẩn nhận biết được từ những ứng xử của thầy.

Theo khuôn phép của nhà Nho xưa, học trò học thầy không chỉ là chữ nghĩa để đỗ đạt mà còn là học một cách sống. Cũng theo khuôn phép ấy, từ rất lâu, tôi đã hiểu rằng mình sẽ mãi chỉ là một học trò nông nổi và hạn hẹp trước những gì đã thụ giáo từ thầy. Không phải không có lúc tự thẹn nhưng rồi lại tự an ủi mình: xưa nay, chuyện con không theo kịp cha, trò chẳng nối được chí thầy cũng phải đâu là chuyện hiếm!

Xin được kết thúc những cảm nhận nhỏ về thầy trong bài viết này bằng tình cảm của thầy với cô Thâm – người bạn đời mà tình cảm của thầy dành cho cô sau suốt gần 60 năm vẫn luôn trẻ trung và "bồng bột". Nói về cô luôn là một cảm hứng đặc biệt của thầy Chú. Nói nhiều lần nhưng chỉ một tone duy nhất: ngưỡng mộ và hạnh phúc trong sự ngưỡng mộ ấy. Tôi vẫn nhớ, khi ngôi nhà mới của thầy cô ở Yên Hòa khánh thành, thầy gọi tôi vào phòng viết của mình. Rất nhiều sách vở còn bề bộn và một cái bàn viết trang nhã, một chiếc ghế làm việc. Thầy ngồi vào ghế với dáng vẻ còn ngỡ ngàng, chưa mấy quen thuộc. Thầy cầm cây bút, không để viết gì rồi đột nhiên quay lại nói với tôi: “Cô tài thật đấy. Thế quái nào mà cuối đời mình lại rơi vào ngôi nhà đẹp như thế này”. Nói xong thầy cười, tiếng cười đặc trưng của thầy, hồn hậu và ấm. Có cảm giác, thầy giao phó toàn bộ cuộc đời mình vào tay cô và hoàn toàn tin cậy, mãn nguyện với những xếp đặt của cô! Cô Thâm, như trong cảm nhận của tôi, là điểm tựa mà Ac-si-met nói đến trong cuộc sống và sự nghiệp khoa học của thầy.

Nhân lễ sinh nhật thứ 81 của thầy, con xin được chúc thầy cô sức khỏe và những niềm vui luôn chan hòa trong ngôi nhà của thầy cô.
Và con tin rằng, đó cũng là mong ước của cả tổ VHVN2, của Khoa Ngữ Văn, của tất cả những thế hệ môn sinh đã có vinh dự được học tập, sống và làm việc bên thầy!

 

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Thư viết cho cô giáo của con trai

06.01.2010

Thư của phụ huynh trò Huy Phan gửi Cô giáo Nhung

 

Trước hết xin phép được tự giới thiệu. Tôi là Nguyễn Thị Phương Hoa, mẹ của trò Nguyễn Huy Phan, thời gian qua đã theo học thêm môn Văn với Cô.

Thưa cô, bức thư này tôi viết cho Cô mong Cô xem nó như một lời tâm sự, chia sẻ  của một người trước hết với tư cách một phu huynh, sau nữa với tư cách một người đồng nghiệp cùng nghề giáo với Cô, người cũng đã có gần 30 năm làm giáo dục và có thể nói là cũng đã có ít nhiều những sự trải nghiệm quí báu trong nghề (tôi không dám dùng chữ “những thành công nhất định trong nghề”).

Sau cuộc điện thoại của cô tối hôm thứ 7, tôi cũng đã rất bực với con trai (tôi chưa bao giờ là người bênh con, thậm chí còn rất nghiêm khắc), đã hỏi han cháu rất cặn kẽ về những lỗi lầm cháu đã mắc phải trong các buổi học với Cô. Cháu đã kể lại rât tỉ mỉ những lời nói và thái độ của mình trong các giờ học. Để kiểm tra mức độ chính xác của thông tin, tôi cũng đã gọi điện hỏi han một số cháu cùng học lớp đó. Rồi cậu sinh viên gia sư dạy Toán khi biết chuyện cũng đã tự động hỏi han các cháu khác nữa cùng lớp (các cháu này cũng học thêm Toán với cậu sinh viên đó. Cậu này là một người trẻ nhưng cái TÀI và cái TÂM đã đáng để cho các bậc cha chú kính nể và yêu quí) và cũng nhận được những câu trả lời tương tự với câu trả lời của trò Phan, đó là: thái độ học hành đã tiến bộ lên nhiều, còn hay phát biểu nữa là khác, tuy nhiên trong giờ đôi lúc vẫn còn hay nói năng tự do, có lần khi Cô hỏi bạn còn bảo là “không thích học Văn vì cô giáo dạy Văn ở trường dạy rất chán”, rồi có những lúc còn nằm xoài ra bàn,… Theo dõi thái độ học hành của cháu tôi cũng đã thấy khá lên nhiều so với thời gian đầu (tuy vẫn chưa thể hài lòng), cháu đã say sưa đọc (thậm chí là đọc trước, do anh Quốc Trung con cô Hiền khuyên và cho mượn sách) một số tác phẩm cô đã và sẽ yêu cầu đọc thêm. Thú thật là sau khi nghe cô nói nguyên nhân và cũng nghe lại những lời kể của các cháu khác cùng học, tôi thấy lý do cô đưa ra để “đuổi” hay “đuổi khéo” trò Phan là chưa thuyết phục. Các cháu được hỏi đều rất ngỡ ngàng khi nghe nói bạn Phan bị cô cho thôi học. Có cháu bảo: “Ơ, nhưng mà hôm thứ 3 vừa rồi cháu có thấy cô ấy mắng hay trách gì bạn ấy đâu ạ”. Lại cũng có cháu bảo: “Sao cô lại đuổi bạn Phan ạ, bạn ấy hôm rồi còn học thuộc bài cô giao (“Nhớ rừng” của Thế Lữ), cháu còn chưa học tẹo nào cơ mà, sao cô không đuổi cháu” hay “ bạn ấy còn hay phát biểu nữa là đằng khác, cô giáo mọi bữa còn có lúc khen bạn ấy nữa ấy chứ”,… Tất nhiên, đây là lớp dạy thêm của riêng Cô, cô muốn nhận hay muốn đuổi (hay “đuổi khéo”) trò nào là quyền của Cô. Việc này ở các lớp học thêm được thực hiện rất dễ dàng (vì nó là “yếu tố cản đường công cuộc mưu sinh” của giáo viên), còn nếu là đuổi học ở trường thì chắc chắn là không thể đơn giản như thế. Đành rằng dạy thêm phần lớn cũng là vì cuộc mưu sinh, và là một mục đích rất đáng trân trọng vì dân ta ở cái xứ này đa phần đều chịu chung cái cảnh “nỗi lo cơm áo ghì sát đất” hay “giấc mơ con đè nát cuộc đời con” hết cả mà thôi. Nhưng giá như cái mục đích mưu sinh ấy luôn mang đậm tính nhân văn và tinh thần giáo dục thì có những giá trị lắm khi ta tưởng là “ảo” (ví dụ như tỷ lệ đỗ cao trong các kì thi) lại trở thành những giá trị đích thực (giáo dục học sinh thành những NGƯỜI TỬ TẾ) và các giá trị đó cũng trở nên đầy đặn hơn rất nhiều. Cái cách dễ dàng nhất, đơn giản nhất mà không ít giáo viên và nhà trường ở Việt Nam vẫn chọn “cho nhẹ nợ” là ĐUỔI HỌC những học sinh mà họ cho là “bất trị” để nhanh chóng “thoát khỏi” những ràng buộc hay trách nhiệm với chúng.

Tôi muốn đề nghị Cô một điều: trong buổi học tới đây Cô hãy công bố với cả lớp về quyết định của Cô đuổi trò Phan xem các con sẽ có thái độ thế nào. Liệu các con có tâm phục khẩu phục với quyết định của Cô hay không? Theo thiển ý của tôi, nếu giáo viên không trực tiếp phê bình, mắng mỏ hay trách phạt gì học sinh (khi/nếu nó mắc lỗi) mà “lẳng lặng” thông báo với phụ huynh đuổi học nó thì hành động đó là rất unfair với đứa trẻ đấy. Trong dân gian, hành động đó được người ta nôm na gọi bằng chữ “đánh lén/đâm lén sau lưng” người khác. Việc đó, người đường hoàng không bao giờ làm, nhất lại là với một đứa trẻ. Người có TÂM thực sự với nghề, với trẻ sẽ không làm như thế. Nói Văn học là Nhân học thì dễ nhưng để thực hiện được điều đó thì quả thật là không dễ chút nào, nhất lại trong cái bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay đang có sự đảo lộn ghê gớm của hệ thống giá trị.

Cô Nhung ạ, băn khoăn mãi rồi tôi cũng quyết định viết cho Cô lá thư này. Mong cô đừng hiểu nhầm là tôi tỏ thái độ "hậm hực "chuyện cô đuổi trò Phan mà hãy coi đây như một sự chia sẻ. Tôi quyết định viết vì tôi cũng là một nhà giáo có nhiều sự trải nghiệm, gia đình tôi có nhiều người là giáo viên. Tôi viết ra như thế thực tâm với mong muốn Cô có thể rút ra được đôi chút kinh nghiệm gì đó cho mình sau tình huống sư phạm này. Con đường “trồng người” của Cô còn dài, nhưng sẽ không phải toàn thảm đỏ.

Kể ra thư viết cũng đã quá dài. Cuối thư tôi thành tâm chúc Cô và gia đình vạn sự an lành. Chúc cho các con của Cô sau này ngay từ những ngày đầu bước chân tới trường đã luôn được học với những giáo viên có đủ cả TÀI lẫn TÂM để các cháu sẽ trở thành những đứa con ngoan ngoãn, giỏi giang, thành đạt và là những công dân tốt.

Hanoi, 01.12.2009

    Mẹ trò Phan

PS. Xin gửi Cô 2 tình huống giáo dục và bài viết của tôi ở Vietnamnet để lúc rảnh cô đọc tham khảo thêm cho vui. Rất tiếc là trong khuôn khổ qui đinh của 1 bài báo tôi ko thể nói hết những gì mình đã làm cùng với cô giáo của con để để “cứu” con.

 

Chuyên mục: Bài viết của tôi

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 167
  • Go to page 168
  • Go to page 169
  • Go to page 170
  • Go to page 171
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

023078
Views Today : 29
Views Yesterday : 17
Views Last 7 days : 882
Views Last 30 days : 1782
Views This Month : 1293
Views This Year : 4202
Total views : 39675

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2025 · Phương Hoa