Tin vui là thi tốt nghiệp THPT năm nay còn nhõn 4 môn, toàn môn sở trường của ông con, trừ Văn (Văn, Toán bắt buộc, Ngoại ngữ và Lý tự chọn). Thằng này nếu có hứng thì viết rất tốt nhưng mắc bệnh dị ứng nặng với môn Văn, đúng hơn là với cách dạy và học môn Văn trong nhà trường. Nó kêu văn chương ở Việt Nam toàn chém với tán phét ba lăng như bị điên, có mỗi cái điệp khúc "li la li la li la" trong bài "Cây đàn ghi ta của Lorca" mà các bố ấy (ý nó ám chỉ các nhà phê bình, "tán" văn, giảng văn gì gì đó) tán dài đến 4 trang giấy của con nhà người ta. Nó còn bảo, "con vào mạng tra xem thực hư ra sao về cái dòng "lí la lí la li la" thì thấy hóa ra các bố ấy toàn bốc phét, tán vung giời chứ nhà thơ Thanh Thảo tác giả bài thơ bảo rằng ông thấy cái giai điệu đó hay hay, nghe vui tai thì cho vào bài thơ chứ chẳng có ý nghĩa quái gì cả. Và nó kết một câu xanh rờn "Học Văn chán không chịu được. Văn với chả viếc toàn tán phét ba lăng nhăng đến tác giả đọc những thứ thiên hạ tán văn mình cũng còn choáng nữa là học trò”. Chẳng hiểu đọc đâu ra mà nó còn bảo, mẹ biết không đến chính ông nhà văn Nguyễn Khải làm hộ con trai ông ấy bài văn phân tích tác phẩm "Mùa lạc" của ông mà còn bị cô giáo cho điểm 2 với lời phê "Không hiểu ý tác giả". Và thế là nó quẳng quách sách văn đi không học nữa, dù mai nhà trường tổ chức thi thử hai môn Văn và Toán.
Tập huấn cho Sở GD Bắc Ninh
{webgallery} {/webgallry} |
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
“Việt Nam đang luẩn quẩn ở đầu vào, khúc giữa”
Gửi bộ trưởng: Một lá thư ngỏ bàn về giáo dục– Lương Hoài Nam
Học đại học như thế nào?
PGS.TS Trần Thanh Ái – ĐH Cần Thơ
Tóm tắt: Có lẽ đó là câu hỏi mà đa số tân sinh viên đều tự hỏi khi bước vào ngưỡng cửa đại học. Trong bài viết này, trước hết tôi sẽ điểm lại một số biến động sâu sắc của khoa học có tác động trực tiếp đến cách thức đào tạo đại học và cách học của sinh viên. Sau đó, tôi sẽ trình bày những nét cơ bản của đào tạo đại học. Cuối cùng, tôi sẽ nêu những đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay để các tân sinh viên có được những khái niệm tổng quát về việc học của mình sắp tới.
Học đại học như thế nào? có lẽ là một trong những băn khoăn hàng đầu của các em tân sinh viên, khi các em vừa trải qua hành trình ở phổ thông với nhiều bất cập mà báo chí đã đề cập đến rất nhiều trong những năm qua. Các từ và cụm từ “học vẹt”, “hư học”, “học thụ động”, “học để lấy bằng”… thường được dùng để phê phán lề lối học tập mà nhiều em vẫn áp dụng, ngay cả khi đã bước chân vào trường đại học. Điều đó hàm ý rằng học sinh và sinh viên cần thay đổi cách thức học tập, nhất là khi nước ta đang hội nhập sâu rộng vào các mặt hoạt động của thế giới. Trong bài viết này, tôi muốn trình bày một số vấn đề liên quan đến việc học ở đại học trong thời đại ngày nay. Tôi sẽ bắt đầu từ những sự thay đổi trong quan niệm về kiến thức khoa học, vì đó chính là đối tượng của việc học của sinh viên.