• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

admin

Dấu hiệu nhận biết con bạn thông minh

29.11.2013

 Phần nhiều trẻ ngủ ít (vẫn khỏe mạnh) sẽ sớm tỏ ra hiểu biết nhanh hơn trẻ ngủ li bì, ngủ nhiều. Đây chính là biểu hiện đầu tiên về sự thông minh sau này.

4 yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Bí quyết dạy trẻ thông minh

– Cười là một dấu hiệu quan trọng để cha mẹ nhận định sự phát triển trí tuệ, tình cảm của con mình. Những đứa trẻ biết cười sớm, và cười nhiều là những đứa trẻ sẽ thông minh. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những trẻ em bị thiểu năng trí tuệ biết cười rất muộn, và nụ cười của trẻ không bình thường, thậm chí không biết cười…

– Trẻ thông minh bộc lộ sự nhạy cảm rất mạnh. Nó tỏ vẻ khó chịu như bật khóc khi gặp khó chịu vì âm thanh, màu sắc, ánh sáng, mùi vị…Cha mẹ có thể nhận biết điều này rất dễ dàng, chẳng hạn trẻ không chịu cho người lạ bồng nó và nó khóc thét lên.

– Việc phát triển ngôn ngữ khá sớm như biết nói, không phải là dấu hiệu để cha mẹ nhận biết trẻ thông minh hay không. Cha mẹ cần chú ý lắng nghe ở sự phát triển, vận dụng từ ngữ so với tuổi của đứa trẻ. So sánh một đứa trẻ bình thường chỉ có thể nói “con mèo”, nhưng đứa trẻ thông minh thì nói “con mèo ngủ rồi”.

– Đứa trẻ thông minh sẽ tỏ ra nhanh nhảu, hoạt bát, hiếu động đối với thế giới xung quanh nó. Trẻ từ 9 tháng tới 2 năm tuổi nếu thông minh đã sớm thể hiện điều này.

– Trẻ thông minh thích chơi đồ chơi từ rất sớm, nhưng nên nhớ nó cũng thích nghịch phá, làm hỏng nó (táy máy lắp ráp, tháo rời các bộ phận).

– Trẻ quan sát tốt, có sự hiếu kỳ (tò mò) và thích phân biệt, giải đáp mối quan hệ giữa các sự vật xung quanh mình. Do đó chúng thường hay đặt nhiều câu hỏi rất khó với người lớn (cha mẹ, anh chi).

– Trẻ thông minh có sức tập trung tinh thần vào một sự việc nào đó (chăm chú xem phim hoạt hình, phim quảng cáo…), rồi bất ngờ nó nói ra những nhận xét ngộ nghĩnh.

– Trẻ thông minh thường có trí nhớ tốt. Có thể nhớ rất nhanh các món đồ chơi, bản nhạc đã nghe qua, tranh vẽ hay đoạn phim vừa xem…

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Rèn nhân cách trẻ qua bài học cho và nhận

29.11.2013

 Rèn nhân cách trẻ qua bài học cho và nhận

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Học sinh tiểu học ở Nhật được dạy những gì?

29.11.2013

 Ngồi tìm hiểu sách giáo khoa bậc tiểu học ở Nhật, không thấy có chỗ nào dạy trẻ con nói hay viết những điều sáo rỗng, chung chung như “phải” yêu tổ quốc, yêu đồng bào, học tập tốt, lao động tốt; “phải” hiếu thảo với ông bà cha mẹ;”phải” khoanh tay lên bàn mắt nhìn lên bảng…
Môn đạo đức lớp 1 toàn bài tập thực hành kiểu: quan sát xem ông bà cha mẹ cười tươi vào lúc nào, em nghĩ nên làm gì để cho người thân của mình cười tươi hằng ngày và làm thử xem kết quả ra sao; ra công viên thì tìm sọt rác chỗ nào; công viên là nơi công cộng nên phải để ý không làm phiền những người xung quanh; khi lên xe bus thì chào bác lái xe và trước khi xuống thì nói cảm ơn; đi mua hàng nếu đến sau thì xếp hàng chứ không được chen ngang; hàng ngày gặp mọi người thì chào thật to và cười thật tươi nhưng ở những nơi công cộng không được nói to…
Thực hành trồng trọt, dù là học sinh nông thôn hay thành thị, các cháu đều được đến trang trại/vườn của bác nông dân để được nông dân hướng dẫn, cùng gieo hạt, trồng cây hoa/rau quả và chăm sóc cho đến khi thành phẩm thì đi thu hoạch chứ ko ngồi học lý thuyết trên lớp hay ở phòng thí nghiệm…
Đến trường học nào cũng vậy, ở trong lớp học hay ngoài vườn , trẻ con đều rộn rã, vui vẻ, tích cực hoạt động chứ chưa thấy lớp học nào mà các cháu ngồi im phăng phắc học.. Đối với mình, khi đi trợ giảng môn Quốc ngữ, học trò như là bạn vậy, chúng tự tin khi phát biểu và có thể mạnh dạn trao đổi với cô giáo mà không sợ áp đặt suy nghĩ hay bị rào cản cô trò..
Cũng gần 2 năm lui tới các trường tiểu học, thấy rõ một điều: Ở Nhật, giáo viên tiểu học chưa bao giờ là nỗi ám ảnh của phụ huynh học sinh.
Từng theo chân thầy hiệu trưởng ra đến cổng để đón các bé người nước ngoài chuyển đến, đi theo thầy chủ nhiệm đến từng gia đình của hơn 30 học sinh trong 1 lớp suốt một tuần liền để xem xét điều kiện và tình tình học tập ở nhà của các bé ra sao; từng chứng kiến cả hiệu trưởng, chuyên gia và giáo viên chủ nhiệm cùng ngồi tiếp cặp vợ chồng người Việt Nam có con được chẩn đoán là tự kỉ để thuyết phục phụ huynh đồng ý cho con mình vào lớp học đặc biệt…mới càng thấm thía: Ở đất nước này, phương châm và chính sách giáo dục nhà nước ban ra không phải để nói miệng chơi hay truyền tay nhau đọc cho vui.

Các bé không hề phải chịu bất kỳ áp lực nào.

Như trường hợp của bé bị chẩn đoán là tự kỉ, sau khi kiểm tra ở trường, thuê chuyên gia về tự kỉ đến để kiểm tra lần nữa, nhà trường mới mời phụ huynh đến đế giải thích về tình hình và tư vấn. Nếu bố mẹ đồng ý, bé sẽ được học theo chế độ đặc biệt mà nửa thời gian bé học ở lớp bình thường để tránh vấn đề tâm lý cho bé và gia đình, một nửa thời gian bé được học với sự hỗ trợ luân phiên của 4 giáo viên – chuyên viên . Các buổi khám và họp định kì với phụ huynh, thành phố chi trả toàn bộ chi phí thuê chuyên gia và phiên dịch chứ phụ huynh chẳng tồn đồng nào. Việc mà người ta muốn phụ huynh làm kí vào tờ giấy đồng ý cho con mình theo học chế độ đặc biệt này.

Ở Nhật, sách giáo khoa hay chương trình dạy, phương pháp dạy đều thế hiện rõ phương châm: dạy trẻ trở thành người sáng tạo và có ước mơ. Người ta không dạy trẻ con học thật nhiều chữ hay làm những bài toán khó, thế nên, học tiểu học ở Nhật ko lo bị đội sổ hay bị đúp. Các bài kiểm tra có nhưng không có các kì thi cuối kì và thi vào trường chuyên đầy ác mộng đối với học sinh tiểu học.

Ở Nhật, việc làm toán kém và viết chữ xấu không đáng xấu hổ bằng việc không trả lời được câu hỏi: Lớn lên em muốn làm gì? Ước mơ của em là gì? theo đúng nghĩa đen của nó. Thành ra nếu con bạn có tố chất và muốn làm toán khó, bạn có thể đưa con đi học thêm ở bên ngoài chứ nhà trường không có các lớp bồi dưỡng Văn, Toán… Trường tiểu học ở đây chỉ có các đội hợp xướng, đội bóng chày,đội bơi thành tích cao… mà thôi.

Nhà mình có đứa cháu từ bé đã thích bơi và có ước mơ trở thành vận động viên Olympic nên khi vào lớp 1, bé được đăng kí vào CLB Bơi thành tích cao. Khi thành tích của cháu chững lại do thừa cân, nhà trường đã mời ngay bố mẹ cháu sang làm việc với chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng để điều chỉnh ngay chế độ rèn luyện ở nhà và ăn uống phù hợp. Mặc dù đến nay cháu đã phải chuyển hướng qua Karatedo và ước mơ của bé cũng gần với thực tế hơn, nhưng việc cháu mang ước mơ và quyết tâm thực hiện nó, cộng với sự hỗ trợ tối đa từ trường và phụ huynh như mình đang thấy tận mắt, mình ngộ ra: Đầu tư giáo dục cần sự bài bản và hiểu biết, cần sự phối hợp chặt chẽ từ gia đình, nhà trường và địa phương. Lý thuyết này mình nghe từ xửa từ xưa rồi và cũng từng chả tin, nhưng mãi gần đây nhờ tiếp cận thực tế mình mới hiểu nó là điều có thực chứ không hề là lý thuyết suông hay là cái đích không thể thực hiện xa vời.

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Thư từ Berlin

29.11.2013

 

Berlin, tối thứ năm 28.11.2013

Các bạn yêu quí,

Choáng váng khi đọc tin em Biển, người Hà Tĩnh, sinh viên đại học năm thứ 3 trường Luật Hà nội, đã từng đoạt giải nhất Quốc Gia môn Địa Lý, vì một lý do nào đó đã tự nguyện chấm dứt cuộc đời của mình trên dòng sông Cày. Em ơi, giờ em đã ở rất xa, chẳng còn vướng bụi trần, đối với riêng em mọi sự đã chấm hết. Nhưng em có bao giờ nghĩ em ra đi như thế để lại cho tôi và biết bao nhiêu người làm cha làm mẹ một nỗi xót xa đắng cay day dứt không thể nào tả nổi? Nghẹn ngào tiếc nuối và tôi không muốn mình tiếp tục im lặng làm ngơ.

Điều gì đã buộc em phải quyết định như vậy? Từ khi em sinh ra và lớn lên em đã quá quen với vất vả nhọc nhằn. Em đã từng đứng lên bước tiếp, từng sống rất vui vẻ trong cái đói nghèo ấy. Vậy mà sao giờ lại ra nông nỗi này? Phải chăng khi xưa em bé em thơ ngây nên em mới tin mới hy vọng mới yêu cuộc sống. Những người lớn chúng tôi đã làm gì để em không còn muốn sống?

[Read more…] about Thư từ Berlin

Chuyên mục: Bài viết từ độc giả

Chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ

19.11.2013

 

Mấy câu chuyện nho nhỏ không vui vừa được nghe kể "nhân ngày nhà giáo VN":

1. GV thi dạy giỏi: trước đây mình mới biết là lớp có 50 con thì cho 15 con "tắc ngơ" ở nhà, chỉ 35 con tinh khôi được đến lớp hôm có thi giảng hoặc dự giờ. Các câu hỏi và trả lời đều mớm sẵn, mọi thứ diễn ra theo "nghệ thuật sắp đặt". Nay đã cải tiến bằng cách cả lớp có khoảng 5 HS đúng là của GV đó, còn các em khác đều khuân từ lớp chọn sang. Các câu hỏi và câu trả lời lẫn người trả lời đều vẫn theo nghệ thuật sắp đặt.
Một bài học hay về Lòng trung thực!!!!
Câu chuyện này nghe một học trò cao học kể.

[Read more…] about Chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ

Chuyên mục: Bài viết của tôi

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 52
  • Go to page 53
  • Go to page 54
  • Go to page 55
  • Go to page 56
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 171
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

024797
Views Today : 32
Views Yesterday : 18
Views Last 7 days : 201
Views Last 30 days : 2352
Views This Month : 201
Views This Year : 8697
Total views : 44170

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2025 · Phương Hoa