• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

admin

Tập huấn cho cán bộ Agribank

01.07.2013

 

                          Lớp 1                                                                                    Lớp 2

Chuyên mục: Các khóa bồi dưỡng

Tất nhiên rồi, mình sẽ lại ôm nhau thật chặt

29.06.2013

Các cụ xưa nay vẫn bảo Trời có mắt.

Vẫn biết ở đời Trời chẳng cho ai tất cả bao giờ.

Cho cái này sẽ lấy đi cái khác, cho lúc này sẽ lấy đi lúc khác

Thế nhưng, cũng có lắm người sinh ra gặp lúc Trời nổi cơn cao hứng hào phóng quăng cho nhiều thứ hơn thiên hạ, và cũng có không ít người, hiền lành tử tế hẳn hoi, chắc sinh ra nhằm giờ ông Trời giận giữ nên vung tay ra những cú đòn quá khắc nghiệt.

Chẳng biết nguyên do ở đâu, chỉ biết tặc lưỡi lắc đầu buông một câu, âu cũng là số giời nó bắt vậy.

Tây cũng thế và Ta cũng thế mà thôi.

[Read more…] about Tất nhiên rồi, mình sẽ lại ôm nhau thật chặt

Chuyên mục: Bài viết của tôi

Trẻ ở đâu sống tốt nhất?

27.06.2013

Nguyễn Huỳnh Mai

 

Giới thiệu tổng quát

UNICEF, tháng tư vừa qua, mới công bố nghiên cứu về sự an toàn và hạnh phúc – hay giá trị sống – well-being – của trẻ em ở các nước giàu.

Nghiên cứu theo phương pháp tổng thể, chọn năm tiêu chỉ và so sánh cuộc sống của trẻ dưới năm tiêu chỉ ấy ở 29 quốc gia được xem như giàu, có nền kinh tế phát triển.

Năm tiêu chỉ này gồm:

– điều kiện vật chất trong đó có mức thu nhập của gia đình

– sức khỏe và điều kiện an ninh

– giáo dục

– đặc thù của cuộc sống liên hệ đến rủi ro rượu, ma túy

– môi trường sống và nhà ở

Kết quả tổng quát, Hà Lan và bốn xứ Bắc Âu (Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển) chiếm năm vị trí đầu bảng, là những nơi mà trẻ sống tốt nhất. Trong khi các nước ở miền nam châu Âu như Tây Ban Nha, Hy lạp, Ý và Bồ Đào Nha ở vị trí gần cuối bảng.

Mỹ, được xem như một trong những nước giàu nhất thế giới nhưng ở đó trẻ không hẳn là sống tốt, hạng 26, chỉ tốt hơn ba xứ nghèo hơn nhiều là Lituania, Lettonia và Roumania.

Pháp và Canada ở vị trí trung bình (hạng13 và 17) .

Bỉ được xếp hạng 9 nhưng Hà Lan và Bỉ đứng đầu bảng theo tiêu chỉ giáo dục.

Đầu bảng về tiện nghi nhà ở cho trẻ là Thuỵ Sĩ và về sức khỏe là Iceland.

Bảng xếp hạng tổng quát xin đọc từ trái sang phải ở mỗi dòng.

1.Hà lan

2.Na Uy

3.Iceland

4.Phần Lan

5.Thụy Điển

6. Đức

7.Luxembourg

8.Thụy sĩ

9. Bỉ

10.Ireland

11.Đan Mạch

12. Slovenia

13.Pháp

14.Czech

15.Bồ Đào Nha

16.Anh

17.Canada

18.Áo

19.Tây Ban Nha

20.Hungary

21.Ba Lan

22.Ý

24.Estonia

25.Slovaquia

25.Hy Lạp

26.Mỹ

27.Lituania

28.Lettonia

29.Roumania

 

Về triết lý?

Mặc dù có khủng hoảng kinh tế, mặc dù một số nước tiến triển có đi chậm hơn cho một số phương diện nhưng trên bình diện giá trị sống của trẻ, thập kỷ từ những năm 2000 đến nay cho thấy nhiều hoàn thiện đáng kể.

Đại đa số các nước tiến triển ý thức được rằng trẻ con là sinh khí của quốc gia. Không những chỉ về phương diện tinh thần mà cả phương diện kinh tế. Đầu tư lo cho sức khỏe, học hành và các kỹ năng cho giới trẻ là đầu tư cho tương lai kinh tế và là những đầu tư có hiệu quả cao nhất.

Kết quả của nghiên cứu mà UNICEF vừa công bố cho ta ít nhất là ba… bài học

A. Những nước, nơi mà trẻ sống tốt nhất cũng là những quốc gia dân chủ nhất, trong đó ít hố sâu của sự bất bình đẳng – các nước Bắc Âu. Trong những nước này, không tới 10% trẻ phải sống trong nghèo khổ (= lợi tức kém hơn 50% của lợi tức bậc giữa – revenu médian) – Ở Mỹ, hơn 20% trẻ ở trong trường hợp này – sự kiện liên quan đến Mỹ, ta sẽ bàn sau.

B. Không có liên hệ trực tiếp hay hổ tương giữa tổng sản lượng quốc gia PIB và việc trẻ sống thoải mái. Mà thí dụ Mỹ là một minh họa – Mỹ được xem như một trong những nước giàu nhất nhưng điều kiện sống của trẻ thì lại ở gần cuối bảng.

Tương tự như thế, trẻ ở Slovénia sống tốt hơn trẻ ở Canada dù là Canada giàu hơn.

C. Các nước khác cũng nên làm một nghiên cứu tương tự để phân tích cuộc sống của giới trẻ ở nước mình. Mỗi nước có thể so sánh những hoàn cảnh sống của trẻ ở nước mình với những kết quả của nghiên cứu UNICEF hầu cải thiện mức sống của giới trẻ. Đó là một điều rất cần cho tương lai sức khỏe và cho sự phát triển của toàn xã hội.

Ý kiến của các em?

UNICEF đã đề cập đến một vấn đề mà hiện ta gọi là sự thoải mái chủ quan, giá trị sống nhận định bởi từng cá nhân. Ở đây, nghiên cứu hỏi trực tiếp mỗi cá nhân nhận định và cho điểm độ bằng lòng về cuộc sống của họ. Nhiều nghiên cứu đã thực hiện trên người lớn nhưng chưa có chương trình nào đặt trên đối tượng trẻ con.

Kết quả của nghiên cứu UNICEF Innocenti 11 cho thấy là 95% trẻ ở Bắc Âu, trên một thang từ 1 tới 11, khi tự đánh giá giá trị của cuộc sống của mình, các em cho điểm cao hơn 6 – trong khi con số này chỉ là 84% ở các trẻ người Mỹ.

Những đánh giá chủ quan này đi xa hơn và hỏi các em về những liên hệ xã hội với bạn cùng lứa tuổi và với cha mẹ các em. Kết quả, khoảng 80% trẻ ở Hà Lan cho rằng bạn chúng dễ thương trong khi chỉ có 56% trẻ ở Mỹ có cùng ý kiến.

Trường hợp của Mỹ?

Những khác biệt giữa các nước Bắc Âu và Mỹ không chối vào đâu được.

Những nước Bắc Âu thường giúp đở các gia đình có con nhỏ để chúng có thể lớn lên trong những điều kiện khả quan. Những chương trình nuôi đạy trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học và trung học cơ sở đều miễn phí (hay giá tùy theo lợi tức của cha mẹ) và có chất lượng. Tất cả mọi trẻ đều được hưởng một hệ thống săn sóc bảo hiểm sức khoẻ rất hiệu quả.

Nước Mỹ thì trái lại. Với chủ nghĩa cá nhân và với chính sách kinh tế thị trường tự do… phúc lợi cho trẻ không được như ở các nước Bắc Âu.

Cụ thể, chính phủ phải lo một bảo đảm tối thiểu an ninh xã hội cho mỗi công dân nhưng cuộc sống của người nghèo ít được quan tâm (một trong những lý do giải thích hiện tượng này là vì các người nghèo không là một sức ép trong các cuộc bầu cữ, họ ít đi bầu hơn và cuối cùng tiếng nói của họ thành yếu ớt và họ ít được bảo vệ).

Vài thí dụ điển hình: tỉ lệ trẻ sinh non ở Mỹ cao hơn ở Bắc Âu, trẻ sơ sinh cân nhẹ hơn, số trẻ bị thừa cân ở lứa tuổi 11- 15, ngược lại, cao hơn. Bạo lực ở Mỹ mà nạn nhân là trẻ con hay thanh niên trẻ tuổi cũng cao hơn. Nếu không thì hiện tượng trẻ phải chứng kiến các hình thức bạo lực trong xã hội cũng xãy ra nhiều hơn (số án giết người ở Mỹ cao gấp 5 lần số này ở Bắc Âu chẳng hạn).

Mỹ đang phải trả giá rất đắc hiện tượng trẻ con phải sống trong sự nghèo khổ, có vấn đề về sức khỏe hay không được học hành đàng hoàng: tỉ lệ trẻ con phạm tội ở Mỹ cao, thất nghiệp vì không có chuyên môn, phải sống lây lất trong một nước giàu…

Cùng với chủ nghĩa cá nhân và kinh tế thị trường, những tàn dư của cái kỳ thị màu da tiếp tục để lại cho xã hội Mỹ nhiều bài toán khó. Mà trước mắt là giá trị sống của trẻ tại Mỹ không cao.

Thế còn trẻ ở Bỉ sống thế nào?

Bỉ đứng hạng 9 về giá trị sống của trẻ cho tổng thể trên 29 nước công nghiệp giàu. Nhưng hạng 6 nếu cộng thêm vào ý kiến nhận xét của trẻ.

Thứ hạng không tốt lắm của Bỉ có thể được hiểu vì Bỉ có đến 10,3 % trẻ sống trong nghèo khổ – định nghĩa của mức nghèo là lợi tức của gia đình kém hơn 50% của mức lợi tức bậc trung của quốc gia.

Nghèo dẫn đến điều kiện sống khó khăn. Bỉ đứng hạng 13-14 cho hai tiêu chỉ nhà ở và tiện nghi vật chất.

Về tiêu chỉ bạo lực, Bỉ ở vào hạng 13.

Mặc dù còn vướng bận phải nhiều vấn đề về bất bình đẳng ở học đường, trên tiêu chỉ giáo dục, Bỉ đứng hạng 2, chỉ sau Hà Lan.

Về tiêu chỉ về an ninh và rủi ro của cuộc sống, Bỉ xếp hạng 13.

Tựu chung, trẻ ở Bỉ sống được, trên mức an cư trung bình, nhưng trừ thứ hạng về giáo dục, Bỉ còn phải cố gắng hơn cho tương lai để trẻ tiếp tục sống tốt, hầu bảo vệ tiền đồ của xứ sở.

Để kết luận, Gordon Alexander, giám đốc Phòng nghiên cứu của UNICEF, nói rằng: “Giữa lúc khủng hoảng kinh tế như hiện nay, hay những thời điểm lúc tài chính tốt hơn, UNICEF khuyên các chính phủ và các đối tác xã hội đặt trẻ con và thanh niên vào trọng tâm những hoạch định và quyết định chính trị. Mỗi phương án đề ra đều phải minh bạch chứng tỏ những kết quả hay hệ lụy đến trẻ con, thanh niên, người trưởng thành còn nhỏ tuổi vì những nhóm này không có tiếng nói hay khi họ nói thì không được nghe trong các qui hoạch”.

Tài liệu tham khảo:

Adamson, Peter, Child Well-being in Rich Countries: A comparative overview.

Innocenti Report Card 11 UNICEF, 2013.

http://www.unicef.be/fr/press-release/le-bien-etre-des-enfants-des-progres-en-peril

http://www.unicef.org/french/policyanalysis/index_68637.html

http://www.project-syndicate.org/commentary/new-unicef-study-of-poor-children-in-rich-countries-by-jeffrey-d–sachs/french#SGLiKlOlzLYMsEf8.99

http://www.unicef.fr/contenu/actualite-humanitaire-unicef/bien-etre-des-enfants-dans-les-pays-riches-des-progres-en-peril-2013-04-09

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Thư gửi các con của một bà mẹ Việt ở Mỹ

27.06.2013

Phan Hương

Các con thân yêu,

Thế là lại kết thúc một năm học!

Sáng nay mẹ đến dự lễ “tốt nghiệp” lớp 4 của em Tâm. Ở bên Mỹ không có lễ khai giảng hay bế giảng long trọng với trống dong, cờ mở, với khấu hiệu và những bài diễn văn. Tất cả chỉ gói gọn trong một buổi gặp mặt thân mật ấm cúng giữa thầy cô, học sinh và phụ huynh. Mấy hôm trước mẹ đã đăng ký mang dưa hấu đến buổi liên hoan hôm nay. May là mẹ đăng ký sớm không thì hết suất vì rất nhiều phụ huynh muốn đóng góp. Phải công nhận ở bên này các nhóm phụ huynh học sinh hoạt động thật hiệu quả, mẹ chưa bao giờ làm trưởng nhóm nhưng vẫn luôn cố gắng đóng góp chút gì đó cho những buổi liên hoan của lớp.

Hôm nay hai lớp làm chung, tổng cộng có khoảng 40 học sinh cùng với bố mẹ, chắc số người tham dự khoảng hơn 100 người. Sau lời giới thiệu của hai cô giáo, mẹ được em Tâm dẫn đi coi những gì em đã làm trong suốt mấy tháng qua. Mấy dãy dài máy tính là nơi mà em và các bạn đã miệt mài viết về những quyển sách đã đọc, những nhân vật, những con người mà em yêu thích hoặc ngưỡng mộ. Em chọn viết về Harry Potter, bộ truyện được rất nhiều các bạn ở lứa tuổi như em ưa thích. Em chọn viết về tiểu sử của Steve Jobs, một con người đặc biệt với rất nhiều thăng trầm, cũng là người đã làm ra những chiếc máy tính em đang dùng. Nhìn một thư viện đầy sách với những chiếc bàn xinh xắn, những chiếc ghế bọc đệm màu xanh, mẹ chợt nghĩ các con đã thật may mắn được học ở một môi trường quá tuyệt vời!

Phải, các con đã rất may mắn được sinh ra và lớn lên ở một đất nước văn minh, một đất nước tự do với rất nhiều sự lựa chọn, giúp con người ta phát triển tối đa khả năng sáng tạo; được học ở những ngôi trường tốt nhất với một nền giáo dục uyển chuyển, linh hoạt, giúp các con phát triển về mọi mặt cả về trí tuệ lẫn thể lực.

Đọc những điều này chắc các con sẽ chẳng hiểu gì đâu nhưng mẹ có thể đưa ra cho các con một vài ví dụ cụ thể:

– Khi các con bước vào vỡ lòng, mặc dù sinh ra và lớn lên ở Mỹ nhưng nhà trường vẫn chuẩn bị sẵn những lớp học tiếng Anh dành riêng cho những bạn có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh như các con. Lớp tiếng Anh này có từ cấp 1 lên cấp 3. Nhờ vậy mà có rất nhiều bạn có thể theo kịp lớp sau một thời gian ngắn sang Mỹ, mặc dù trước đó không biết một chữ tiếng Anh!

– Khi các con bắt đầu học chữ cái, ngoài nhận biết mặt chữ, người ta rất chú trọng cách phát âm của những chữ đó để khi đánh vần các từ, các con có thể tự suy luận từ cách phát âm. Việc đánh vần sai là chuyện bình thường và cô giáo cũng không sửa khi viết sai chính tả. Lúc đầu mẹ ngạc nhiên về cách dạy này lắm nhưng sau này mẹ mới hiểu tiếng Anh phát âm như thế nào thì đánh vần như thế đó, tất nhiên có những nguyên tắc mà đến bây giờ mẹ vẫn chưa hiểu hết.

– Các con không phải lo luyện vở sạch chữ đẹp, thêm vào đó chữ viết ở đây đã được cải tiến đến mức không thể đơn giản hơn được nữa. Có thể vì ở Mỹ họ cho rằng sau này tất cả mọi người đều dùng máy tính và trên máy tính thì có hàng chục kiểu phông chữ, muốn uốn lượn, viết thẳng, viết nghiêng, nét thanh nét đậm, kiểu gì cũng có cho nên khỏi phải luyện chữ làm gì.

– Dù học tiếng Anh, học toán, hay các môn khoa học, ngoài sách vở với những tranh ảnh minh họa hấp dẫn, các con luôn được nhà trường hoặc bố mẹ tìm cho những website vừa học vừa chơi, vô cùng sinh động giúp các con hiểu mọi vấn đề một cách dễ dàng hơn. Khi có những vấn đề thời sự nóng hổi như bầu cử Mỹ, động đất ở Haiti, sóng thần ở Nhật Bản… thỉnh thoảng các con vẫn được nhà trường phát cho tạp chí Times for Kids để hiểu được những gì đang diễn ra quanh mình.

– Khi các con bắt đầu tập viết những đoạn văn ngắn rồi từ đó dần dần học cách viết truyện, các con luôn được khuyến khích viết bất kể điều gì mình thích. Cho đến bây giờ mẹ vẫn còn giữ các mẩu truyện các con viết. Chẳng hạn truyện “Carl and his adventure” (Cuộc phiêu lưu của Carl – HTN) anh Tuệ viết, kể về chính mình và cậu em trai “hay gây phiền phức” của anh ấy. Hoặc truyện “Tâm and his underground adventure” (Cuộc phiêu lưu trong lòng đất của Tâm – HTN) cũng là một câu chuyện được viết bởi trí tưởng tượng và xen lẫn thực tế.

– Rồi mẹ đã ngạc nhiên khi một hôm em Tâm về hỏi mẹ “Mẹ có biết tại sao cờ nước Mỹ lại có 13 sọc trắng đỏ nằm ngang và một hình chữ nhật màu xanh đậm ở góc với 50 ngôi sao trắng?” rồi em say sưa giải thích “13 sọc trắng tượng trưng cho 13 bang đầu tiên của nước Mỹ còn 50 ngôi sao tượng trưng cho toàn bộ 50 bang hiện có”. Và mẹ nhận ra rằng đó chính là cách các con học lịch sử, đơn giản vậy thôi nhưng nhờ vậy mà nhớ lâu. Cách đây 2 tuần mẹ đã giúp anh Tuệ viết một bài phân tích về cuốn tiểu thuyết “To Kill the Mocking Bird” (Giết con chim nhại – HTN), tác giả Harper Lee được xuất bản từ năm 1960, được tái bản nhiều lần và còn được dựng thành phim. Cuốn truyện nói về vấn đề kỳ thị, phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và da đen ở Mỹ. Đó là một phần của lịch sử nước Mỹ. Cô giáo đã đưa ra nhiều gợi ý và anh Tuệ đã chọn viết về “Justice” tức là sự công bằng của mọi người trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ không phân biệt màu da, giới tính, tôn giáo… Những bài tập kiểu này rất nhiều, nó cho phép các con tự tìm tòi nghiên cứu, tự nói lên suy nghĩ, chứng kiến của mình.

– Gần đây anh Tuệ bắt đầu đọc những truyện nói về lứa tuổi của anh ấy như “The Outsiders” (Người ngoài cuộc – HTN), tác giả S.E. Hinton và “We beat the street: How a Friendship Pact Led to Success” (Tuổi trẻ hè phố: Bạn bè đồng lòng dẫn tới thành công – HTN) được viết bởi ba người bạn Sampson Davis, George Jenkins và Rameck Hunt. Đây đều là những câu chuyện có thật nói về tình anh em, tình bạn mà nhờ nó những cậu thanh niên với những gia cảnh khác nhau, bị bao bủa bởi tội phạm, ma túy… đã phải đấu tranh gay gắt với chính mình, với những cám dỗ xung quanh để thay đổi số phận. Mẹ đã đọc những quyển sách đó và nhận thấy rằng ở Mỹ người ta không tô vẽ một xã hội công bằng, văn minh mà người ta đưa ra những bức tranh thực tế nhất, kể cả khi nó xấu xí, bẩn thỉu, gai góc nhưng từ đó lại toát lên tình người, đạo đức sống.

– Trong tất cả các tiết học, anh Tuệ vẫn nói anh ấy thích nhất giờ thể dục (Gym). Anh ấy ước ao giá như ngày nào cũng được đi tập thể dục tiết đầu, nhờ đó mà anh ấy tỉnh ngủ. Phải rồi, giờ thể dục các con được làm quen với tất cả các môn thể thao từ chạy nhảy, bóng đá, bóng rổ đến bóng ném, bóng chày… Trường học nào cũng có ít nhất một phòng tập lớn và bên ngoài thì có một sân bóng rộng. Trường cấp 3 thì có thêm bể bơi, đường chạy…

Các con thân yêu!

Để kể hết những cái “lý tưởng” về môi trường các con đang học thì nhiều lắm. Mẹ không có ý định chỉ ca ngợi nước Mỹ bởi nước Mỹ cũng có nhiều vấn đề lắm, kể cả trong trường học. Mẹ lại càng không có ý định so sánh giữa môi trường của các con với môi trường của mẹ ngày xưa bởi sự so sánh đó rất khập khiễng. Tuy nhiên mẹ muốn nói một điều với các con rằng các con đang có được những gì tốt nhất mà cả bố và mẹ đã phấn đấu rất nhiều để mang lại cho các con. Chẳng riêng gì bố mẹ đâu mà tất cả các ông bố bà mẹ khác đều như vậy. Nhiều bạn bè của mẹ cũng chỉ vì chuyện học hành của con cái mà cố gắng trụ lại trên đất Mỹ mặc dù cuộc sống đôi lúc cũng căng thẳng, mệt mỏi, trống trải, tù túng lắm. Mẹ còn biết rất nhiều người khác làm lụng vất vả ở Việt Nam, cố gắng dành dụm chỉ để gửi con sang Mỹ học…

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Minh Bạch Trong Cuộc Sống

23.06.2013

T/S Alan Phan

Hệ quả của sự thiếu minh bạch là việc mất niềm tin vào mình và vào người (A lack of transparency results in distrust and a deep sense of insecurity) – Dalai Lama

 

Sau 44 năm lăn lộn trên thương trường, tôi đã sống chung và làm việc với khá nhiều sắc dân: từ Mỹ đến Tây Âu rồi Đông Âu, từ Á đến Trung Đông, Phi Châu, từ già đên trẻ, từ nam đến nữ, từ địa vị làm thuê đến làm chủ…Mỗi dân tộc vì gốc gác văn hóa và môi trường mang nhiều khác biệt nên sự thể hiện của họ qua đời sống hàng ngày , qua công việc cũng rất dễ nhận ra theo tính chất và hiệu quả.

Bản lĩnh Việt

Theo quan sát cá nhân tôi, người Việt mang những cá tính rất đáng khen ngợi, trong đó, bản chất thông minh, ham học và cầu tiến tương đối nổi trội hơn các dân tộc khác. Ngoài ra, lịch sử và môi trường phải luôn đối phó với nhiều đối thủ nặng ký, nên một số lớn người Việt rất can đảm, liều lĩnh và biết hưởng thụ mỗi giây phút của đời mình.

Ở mặt trái, dân tộc Việt lại rất thủ đoạn, mung mánh, nhiều ganh tị hiềm khích. Hai mặc cảm tự ti cùng tự tôn hòa lẫn tạo ra hai thái cực đối chọi trong thái độ đối với người ngoài: lúc thì rất thân thiện hiếu khách, lúc thì thù hận ghét bỏ. Riêng tính che giấu và chỉ làm vì sĩ diện là một gánh nặng thấm nhuần cả ngàn năm từ văn hóa Trung Quốc. Sự khép kín không dám cởi mở này có lẽ tạo nên một truyền thống bảo thủ, một tầm nhìn chật hẹp và ngắn hạn.

Tôi tin rằng nếu chúng ta tìm được căn cơ để loại bỏ bớt những điểm yếu và thăng hoa những điểm mạnh, bản lĩnh Việt sẽ thừa sức sáng tạo để cạnh tranh trong nền kinh tế kiến thức đầy thử thách của toàn cầu.

Minh bạch để đạt tự do và thịnh vượng? [Read more…] about Minh Bạch Trong Cuộc Sống

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 58
  • Go to page 59
  • Go to page 60
  • Go to page 61
  • Go to page 62
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 171
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

024804
Views Today : 39
Views Yesterday : 18
Views Last 7 days : 177
Views Last 30 days : 2249
Views This Month : 208
Views This Year : 8704
Total views : 44177

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2025 · Phương Hoa