• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

admin

Xã hội đang chết vì những người tuyển dụng (bài tuyệt hay của Nguyễn Trần Bạt)

28.08.2012

vietnamnet.vn/vn/giao-duc/86248/-xa-hoi-dang-chet-vi-nhung-nguoi-tuyen-dung-.html

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Thằng Cống béo bỏ nhà ra đi

16.08.2012

Vừa rồi, khi đang ở nước ngoài, trong một lần chát chít với Cống mẹ được nghe Cống bảo:

– Mẹ ạ, thằng Sơn dạo này tự dưng láo toét, mất dạy giống hệt con ngày xưa.
– Nó mất dạy thế nào?
– Nó dám cãi cô Khanh, lại còn bày đặt bỏ nhà ra đi mới kinh chứ.
– Ấy chết, sao nó lại bỏ nhà ra đi?
– Thì cãi láo với mẹ nó nên mẹ nó đuổi nó đi.
– Ối giời ơi, thế nó bỏ nhà đi đâu?
– Thì nó đang ở nhà mình, đang nằm cạnh con đây này.
– Sao con lại chứa cái đứa láo toét cãi láo với mẹ?
– Mẹ hay nhề, nó không đến nhà mình thì còn chỗ nào nữa mà đi.
– Đêm hôm thế nó đến nhà mình bằng cách nào?
– Thì con cho nó tiền đi xe ôm. Con bảo nó đi xe ôm đến nhà mình rồi con trả tiền cho (nhà Sơn ở mãi tận Phương Mai).

Nghe Cống hồn nhiên bảo “thằng Sơn bây giờ mất dạy giống hệt con ngày xưa mẹ ạ, lại còn bày đặt bỏ nha ra đi” mà mẹ cười thắt ruột và nhớ lại lần Cống bỏ nhà ra đi năm lớp 6. Lần ấy, Cống đã nói năng cái gì đó rất chi là láo toét, mẹ điên ruột lên và bảo Cống cút ngay ra khỏi nhà mẹ, mất dạy thế mẹ không nuôi nữa cho phí cơm. Cống anh hùng hảo hớn lắm, thấy mẹ đuổi ra khỏi nhà thì mặt mũi phừng phừng, vừa đi vừa dậm chân bành bạch và hùng dũng lên phòng của mình dọn dẹp đồ đạc. Một lát sau mẹ chạy lên để “thị sát tình hình” thì thấy Cống đang phồng mang trợn mắt nhét tất cả sách vở vào cặp sách, còn một túi nhét đầy đồ chơi và một túi nhét đầy truyện. Mẹ hỏi “đã bỏ nhà đi còn mang theo sách vở, truyện làm gì?” thì Cống bảo “mang đi mà đọc chứ, không đọc để mà ngu đi à?”. Mẹ nghe thấy thế buồn cười lắm mà không dám cười.

Hôm đó, mới nửa buổi sáng mà trời đã nắng như đổ lửa, Cống đầu trần lầm lũi khoắc cặp đầy ắp sách, hai tay khệ nệ xách 2 túi cũng căng phồng. Mẹ cứ mặc kệ cho Cống đi, mẹ bảo láo toét thế mẹ ko nuôi nữa cho tốn cơm, đi được đâu thì cứ đi, xem ai chứa được nhá. Thực ra mẹ cũng đã lén theo dõi xem Cống đi về hướng nào. Nhìn cảnh Cống béo lùn, đầu trần, lạch bạch tha lôi đống đồ đi giữa trưa nắng mà mẹ vừa tức vừa buồn cười. Để xem có giỏi bỏ nhà đi được bao lâu. Cống đi được một lát thì ba về, ba biết mẹ đuổi Cống đi thì cáu nhặng xị bảo nhỡ nó bỏ đi thật thì sao và bổ nhào đi tìm. Mẹ bảo “Ối giời, không phải tìm, khắc về bây giờ, con tôi đẻ ra làm sao tôi không biết tính nó (thằng này anh hùng hảo hán nhưng cực nhát, he he). Ba mày cứ yên tâm đi, mò về bây giờ đấy”. Mẹ mặc cho ba đi tìm vì mẹ biết Cống không đi được đâu ngoài nhà một hai thằng bạn thân hồi cấp 1 ở quanh đây. Mẹ nói trúng phóc. Cống lếch thếch tha lôi đống đồ đạc đến nhà thằng Nam Đạt bên khu tập thể Nghĩa Tân đúng lúc thằng này đang bị nhốt trong nhà. Nó thò đầu qua cửa sổ và hồn nhiên hỏi Cống “Phan ơi, mày đi đâu mà mang lắm đồ thế”. Cống ngượng quá chẳng biết trả lời sao bèn đánh trống lảng nói tao đi chơi, he he…. Hai thằng, thằng trong thằng ngoài tán phét đến trưa thì chị thằng Đạt đi học về mở cửa cho Cống vào và “phát chẩn” cho 2 thằng hai bát mì tôm. Cống chơi tiếp một lát đến chiều thì tự mò về nhà. Cống ngượng không dám mang đống đồ đạc về nên để lại nhà Nam Đạt và nhờ anh Khôi qua lấy. Anh Khôi bảo sao tha đi được mà không tự tha về được mà lại bắt anh đi lấy thì Cống lấy lý do “em đau bụng”. Đau bụng quái đâu, thực ra là cậu chàng xấu hổ với thằng Nam Đạt nên không dám quay lại lấy đồ, hí hí… Mọi chuyện sau đó Cống kể lại tỉ mỉ cho mẹ nghe.

Sau lần bỏ nhà ra đi “không thành” đó Cống đã rút được bài học xương máu “thà để cho ba mẹ mắng, phạt còn hơn là bỏ nhà ra đi” (lời của Cống), hi hi… Về sau, cứ khi nào Cống láo toét mất dạy làm ba mẹ điên tiết đuổi Cống đi không thèm nuôi nữa là Cống chạy tót lên trên phòng khóa trái cửa lại và hô “nhà con, con cứ ở đấy, còn lâu con mới đi nhá”, ha ha…. Có lôi, có kéo để “dẫn độ” ra khỏi nhà cũng không xong với Cống, Cống bám chặt cầu thang hoặc cánh cửa kiên quyết “một tấc không đi, một li không rời”.

Chỉ một lần đấy thôi mà Cống tởn đến giờ, sợ nhất là bị đuổi bị ra khỏi nhà, ha ha…

Chuyên mục: Viết cho con trai

Học bổng trợ giúp sinh viên giỏi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

29.07.2012

Maivilla Group tài trợ 4 suất học bổng hỗ trợ sinh viên học giỏi nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mỗi suất học bổng là 1 triệu đồng/tháng cho cả 4 năm đại học. Ai biết bạn sinh viên giỏi nào có hoàn cảnh như vậy như vậy (đặc biệt ưu tiên SV sắp vào năm thứ nhất – vì tài trợ cả 4 năm học) xin nhắn cho tôi biết theo địa chỉ email: nthiphuonghoa@yahoo.com hoặc số di động 0912238484. Trân trọng cảm ơn.

N.Thị Phương Hoa

Chuyên mục: Chưa được phân loại

Nửa đời dòm lại

23.07.2012

       

 

Mẹ ạ, con nay đã nửa đời…  (Viên Linh)


Theo như lời dân tình xưa nay vẫn hay chúc nhau sống lâu trăm tuổi thì 50 tuổi tức đã đi được nửa chặng đường đời. Nhưng thời buổi này, trong cái cuộc đời đầy biến động ngoài kia, có là người lạc quan (tếu) đến mấy cũng ít ai dám mơ sống đến từng ấy năm, bởi “Ta chẳng là gì giữa muôn vàn bất trắc, chỉ tích tắc khôn lường ta đã hóa người xưa” (Trần Đăng Khoa). Tỉ dụ, mỗi sáng bước chân ra đường, đố ai dám chắc 100% chiều đến sẽ còn an toàn thân xác mà trở về nhà. Việt Nam ta, đều như vắt chanh, mỗi năm có đến hơn 13.000 người chết vì tai nạn giao thông. Nghe con số ấy có vẻ không ấn tượng hay nhằm nhò gì vì số con Rồng cháu Tiên giờ đã lúc nhúc đến gần cả trăm triệu. Thế nhưng, cứ lấy số ấy chia cho 12 tháng, vị chi mỗi tháng có hơn 1100 người chết, qui ra tương đương với số người chết vì tai nạn nổ 3 cái máy bay Boing 747. Ghê chưa? Ai dám chắc rằng trong số những phận đời hẩm hiu, oan nghiệt đó rồi không có lúc đến lượt mình cơ chứ?

[Read more…] about Nửa đời dòm lại

Chuyên mục: Bài viết của tôi

Cao hơn một mét

21.07.2012


Trịnh Hữu Tuệ [*]

Trong bài mới đây của mình, Dương Danh Huy nói anh “không tin rằng tất cả các trí thức Việt Nam đều không cần nói về tự do”. Diễn đạt ngắn gọn hơn, ý của anh là một số trí thức Việt Nam cần nói về tự do. Tôi đồng ý với anh ở điểm này. “Tự do” là một khái niệm quen thuộc, nhưng không phải vì thế mà nó dễ hiểu. Bằng chứng là nhiều trí thức vẫn sống như nô lệ, mặc dù về mặt pháp lý, họ là những công dân tự do. Một nô lệ không bao giờ dám phê bình chủ mình một cách công khai, mặc dù hắn có thể chửi ông ta như hát hay khi ngồi cùng bạn bè. Hắn luôn để ý đến tâm trạng của chủ để biết lúc nào nên nói, lúc nào nên im. Hắn khoái chí khi “chọc khéo” được chủ bằng câu này, câu kia. Có những trí thức coi cách sống này là khôn ngoan, thức thời. Họ hùng hồn phê phán chính quyền trên bàn rượu nhưng câm như hến khi ra trước công luận. Họ luôn tính toán xem lúc nào nên nói gì, và phải nói thế nào để “có người nghe,” để “không bị tường lửa.” Họ thỏa mãn với những comments tủn mủn kiểu hàng nước, đặt bên cạnh những mẩu tin lấy từ CAND. Những trí thức này nhìn Martin Luther King bằng con mắt ái ngại và nhìn Condoleeza Rice bằng con mắt thèm thuồng. Họ mải mê cân nhắc các “điều kiện thực tế” mà quên đi nhiệm vụ căn bản nhất của mình: nói sự thật.

Có người nói tôi quá đề cao giới trí thức khi tôi bảo họ có nhiệm vụ nói sự thật. Tôi không nghĩ vậy. Tôi không nghĩ nhiệm vụ này làm ai cao quý hơn ai. Nó là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Tôi nhấn mạnh tầng lớp trí thức chỉ vì tôi nghĩ quá trình đào tạo, môi trường làm việc và quan hệ xã hội của họ mang lại những thuận lợi rõ ràng khi họ muốn nói sự thật. Đối với những người lao động chân tay, có internet để đọc đã là cả một vấn đề, nói gì đến chuyện viết một bài báo. Nhân đây cũng xin lưu ý rằng khi những người lao động chân tay bị kết tội im lặng, chẳng trí thức nào đứng ra bảo vệ họ.

Tôi vẫn nhớ vụ cô bé Nguyễn Thị Bình. Cô bé này phải làm không công cho một quán phở trong suốt 10 năm. Không những thế, Bình còn bị hai vợ chồng chủ quán thường xuyên đánh đập dã man. Những người sống xung quanh biết cả nhưng ai cũng làm ngơ, trừ một bà bán thịt bò. Lúc chuyện vỡ lở, hàng xóm của Bình bị công luận lên án kịch liệt. Họ bị gọi là “nhẫn tâm,” là “vô cảm,” mặc dù họ có nói là họ “sợ bị trả thù”. Lúc đó, chẳng Giáo sư nào nhắc đến “quyền được im lặng về một số vấn đề” của họ. Chẳng Phó giáo sư nào bảo họ “im lặng nhưng vẫn làm được những việc có ích”.

Chúng ta khác gì những người hàng xóm kia khi chúng ta im lặng trước những hành vi mọi rợ không kém? Có bao nhiêu người trong số chúng ta dám hé răng nói nửa lời khi Điếu Cày không được phép dùng màn tránh muỗi, khi Trần Khải Thanh Thủy bị ném phân vào nhà, etc? Có lẽ, chúng ta chỉ khác những người hàng xóm của em Bình ở khả năng biện minh cho sự im lặng của mình mà thôi. Phải, ta có thể tha hồ chửi rủa một bà bán quần áo hay một ông công an, nhưng khi ta động đến trí thức, ta sẽ được nhắc nhở rằng họ phải im lặng để “đạt được những mục đích cao hơn”. Ta sẽ bị coi là “simplistic, chưa có đủ cơ sở, và quá khắt khe,” sẽ bị gán cho một loạt những “fallacies” mà “người Việt hay mắc phải khi tranh luận”.

Một nô lệ vô học chỉ có thể hái bông. Một nô lệ biết đọc wiki có thể bắt nạt được một vài nô lệ khác. Một nô lệ có học như Condoleeza Rice có thể giết hại hàng trăm ngàn người. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến một câu trong nhật ký của Victor Klemperer – một Giáo sư gốc Do Thái sống trong nước Đức Quốc xã. Ông nói về các đồng nghiệp chấp nhận đi theo phục vụ chính quyền phát-xít như sau.

“Nếu có ngày tình thế thay đổi và số phận những kẻ thua trận nằm trong tay tôi, tôi sẽ tha thứ đám dân thường. Thậm chí, tôi sẽ tha thứ một số lãnh đạo – họ có lẽ cũng chỉ là những kẻ thật lòng và không biết mình làm gì. Nhưng tôi sẽ treo cổ hết các trí thức, và tôi sẽ treo các Giáo sư cao hơn những tên khác một mét; tôi sẽ để chúng trên cột đèn chừng nào vệ sinh còn cho phép”.
Sự phẫn nộ của Klemperer, theo tôi, là hoàn toàn chính đáng.

THT

Nguồn: http://www.talawas.org/?p=8790

[*] Tiến sĩ ngôn ngữ học, giảng viên Đại học tại Đức

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 70
  • Go to page 71
  • Go to page 72
  • Go to page 73
  • Go to page 74
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 171
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

024823
Views Today : 15
Views Yesterday : 43
Views Last 7 days : 172
Views Last 30 days : 2170
Views This Month : 227
Views This Year : 8723
Total views : 44196

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2025 · Phương Hoa