Bài phỏng vấn GS Hồ Ngọc Đại
petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/giao-su-ho-ngoc-dai-giao-duc-vi-loi-ich-cua-ai.html
Bài phỏng vấn GS Hồ Ngọc Đại
petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/giao-su-ho-ngoc-dai-giao-duc-vi-loi-ich-cua-ai.html
Bài Lê Ngọc Sơn phỏng vấn Phạm Toàn
Tư duy – năng lượng của phát triển
Thưa ông, điểm yếu nhất của người học hiện nay là gì, theo góc nhìn của mình?
Nhà giáo Phạm Toàn: Người học không có điểm yếu, chính “người lớn” đã tạo ra những “điểm yếu” của người học. Người lớn phá hoại trẻ con bằng cách cứ thích nhồi kiến thức cho chúng. Còn nếu cứ để cho con trẻ tự do phát triển thì chắc chắn các em sẽ chỉ có điểm mạnh, tức là sự dấn thân vào việc học. Mà nếu có điểm yếu, tự các em sẽ bù đắp cho mình.
Trẻ con hư hay dốt là do người lớn. Ở trẻ con không có gì đáng gọi là nhược điểm cả. Trẻ con muốn được học bơi, nhưng “người lớn” ngăn chúng lại với đủ thứ lý do, thế thì đến bao giờ trẻ mới biết bơi? Ngay từ năm học lớp 1 đã cần cho trẻ con sống tự lập. “Người lớn” thích tự do nhưng lại không cho con trẻ tự do, “người lớn” thật là nhí nhố!
Tại sao nhiều người cho rằng nền giáo dục hiện nay hạn chế sự phát triển tư duy của người học, thưa ông?
Là vì ngay cả “người lớn” cũng có biết tư duy đúng cách đâu! Có thể kể ra đầy rẫy những ví dụ tiêu cực về tư duy của “người lớn”. Cứ mở báo ra mà đọc, khó gì!
Đỗ Quốc Anh (*)
So với những biến số khác như tổng sản phẩm quốc dân (GDP), tăng trưởng đầu tư và tiêu dùng thì thuộc tính nhân khẩu học nằm trong số những đặc điểm kinh tế xã hội ổn định nhất và có thể dự báo chính xác nhất của mỗi quốc gia. Đặt vai trò trung tâm của dân số vào hầu hết các hiện tượng xã hội, nó sẽ là chỉ số chính cho tất cả các kế hoạch chiến lược tương lai, dù với mục tiêu công hay tư. Không thừa nhận đầy đủ tầm quan trọng của luận điểm này có thể gây ra phí tổn lớn giống như trường hợp của hệ thống giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây.
Việt Nam có một lịch sử nhân khẩu học thế kỷ 20 rất độc đáo do ảnh hưởng to lớn từ những cuộc chiến tranh kéo dài nửa thế kỷ, nền kinh tế kém phát triển, sự bùng nổ dân số hậu chiến vào cuối những năm 70 đầu những năm 80, và sau đó là một chính sách kiểm soát dân số không cứng rắn. Tất cả những nét lịch sử này đã để lại những dấu vết không thể nhầm lẫn trên cả thành phần lẫn tăng trưởng nhân khẩu. Trong lúc một số ảnh hưởng của nhân khẩu đã được các nhà hoạch định chính sách lưu ý từ lâu, những ảnh hưởng khác dường như đã bị bỏ sót, để lại những hậu quả nặng nề.
Trần Thị Tuyết
NCS Đại học La trobe, Melbourne, Australia
Lời giới thiệu
Toàn cầu hóa và tự do hóa đã và đang trở thành những xu thế tất yếu không chỉ chi phối các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế mà còn có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động trong lĩnh vực khoa học và giáo dục trên toàn thế giới. Dưới ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa, giáo dục đại học đang dần trở thành một thứ hàng hóa được giao dịch trên thị trường kinh tế tri thức quốc tế thông qua các hoạt động đàm phán, trao đổi giữa các quốc gia. Hoạt động trao đổi này thường được đặt một cái tên khá mĩ miều: quốc tế hóa giáo dục. Quốc tế hóa giáo dục đại học đang dần trở thành một xu thế lớn, được nhiều hệ thống giáo dục đại học chọn lựa và coi nó như một điều kiện thuận lợi để phát triển và hội nhập với giới tri thức toàn cầu. Song khi cán cân thương mại quốc tế không cân bằng và khi tri thức đã bị coi như một thứ hàng hóa, thị trường kinh tế tri thức không chỉ mang tới cơ hội mà còn tiềm ẩn cả những thách thức và rủi ro, đặc biệt cho những kẻ yếu thế và non nớt trong thị trường này.
Nguyễn Thành Nam
HOW TO TEACH (DẠY THẾ NÀO)
(Nói chuyện với các thầy cô Trường Đại học FPT tại Ba vì, 24-03-2013)
Thưa các thầy cô,
GS Ngô Bảo Châu thường xuyên phải trả lời câu hỏi: giáo sư hãy chia sẻ kinh nghiệm học tập để vươn lên tới đỉnh cao. Trả lời đại khái mãi, hãy chăm chỉ đam mê, thấy cũng xấu hổ, nên GS đã hệ thống thành bài nói “Học như thế nào” (How we learn) để trình bày quan điểm của mình về ba vấn đề:
Động cơ học tập hay nói cách khác tại sao phải đi học?
Học thành người hay học kỹ năng? Tóm lại là học cái gì?
Học thế nào để không nhàm chán?
Tôi may mắn được nghe bài nói này và thấy có khá nhiều điểm đồng cảm. Nhất là về phương pháp suy nghĩ.