Bài đã đăng trên Tạp chí Truyền hình số VTC, số 14.9.2011
—————————-
Nửa đêm.
Mò vào mạng check mail lần cuối.
Nhận được một bức thư thật dài và cảm động của một học viên.
Trong thư, cậu ta tâm sự: “Em đã từng đứng trên bục giảng, từng nói với học sinh của mình về các kỹ năng sống, trong đó em đã nói với bọn trẻ phải biết tự tin trong cuộc sống, biết sống với chính mình và biết vượt qua mọi hoàn cảnh. Thế nhưng, cũng chính trên cái bục giảng ấy, em đã có sự mặc cảm về xuất thân của mình khi những học trò của mình nói “mấy thằng thợ xây” đang gây ồn ào ở công trình thi công gần trường học. Em đã lặng đi như chết khi chợt nhớ lại cách đây 7 năm mình cũng đã từng là thợ xây, và hiện tại cha mình ở nhà cũng là một thợ xây. Vậy mà các cậu ấm trong lớp mình lại gọi các bác lao động kia là “thằng thợ xây”. Nhờ được tiếp xúc với cô mà em đã dám “ngẩng mặt với đời” vượt qua mặc cảm, sống với ý nghĩa đích thực của cuộc đời…”.
Đọc những dòng tâm sự này làm tôi nhớ lại câu chuyện xảy ra cách đây mấy năm. Để trả nghĩa cho cô giáo chủ nhiệm con trai hồi lớp 3, tôi đã “có nhời” nhờ một đệ tử ruột của mình “đặc cách” cho cháu họ của chồng cô giáo (sau hỏi ra mới biết là họ hàng bắn ca nông đại bác mấy ngày cũng không tới), tốt nghiệp trường SP ngoại ngữ, vào làm việc tại một công ty tài chính của nước ngoài, nơi đệ tử ruột của tôi làm Sếp. Tôi năn nỉ đệ tử: “Này em, gắng làm phúc chút nha. Mẹ con bé này là nông dân (về sau mới biết là “nông dân trồng rau” bên Gia Lâm, hic), bố xuất ngũ làm bảo vệ. Nó là con trưởng và học hành khá khẩm nhất nhà. Mình tạo cơ hội cho nó để sau nó còn làm chỗ dựa và dẫn dắt các em”. Đệ tử của tôi cũng thuộc túyp người nghe đến hai chữ nông dân là thấy mủi lòng, người nhũn như bún, vội lập bập “Vâng, bác nói thế làm sao em từ chối được”. Học ngoại ngữ thì biết quái gì về tài chính mà làm. Tuy nhiên, may mắn cho con bé là đệ tử của tôi đã cử người hướng dẫn nhiệt tình từng ly từng tí và dần dần cô bé đã bắt đầu quen với công việc. Thế nhưng, cái mặc cảm là “con nông dân” đã giết chết con bé. Nó đã choáng váng đến nghẹt thở khi vào làm ở một công ty sang trọng với những nhân viên ăn mặc lịch lãm. Sự thân thiện của Sếp, sự cởi mở và nhiệt tình giúp đỡ của các đồng nghiệp cũng không cứu nổi con bé. Nó đã không tự bước qua được cái ám ảnh tâm lý nặng nề “mình là con nông dân, con của đẳng cấp dưới”. Sau gần hai tháng, khi thời gian học việc đã có kết quả khá khả quan, bỗng nhiên tôi nhận được một email rất dài của cô bé: “Cô ơi, cháu không biết phải nói gì nữa cả. Trên đời này, ngoài bố mẹ cháu ra chưa ai lo và giúp đỡ cho cháu như cô. Nhưng hôm nay cháu phải thành thật xin lỗi cô vì cháu đã quyết định thôi việc ở công ty. Cháu không vượt qua được áp lực tâm lý rất nặng nề mỗi khi bước vào cơ quan. Cháu luôn bị ám ảnh về tầng lớp xuất thân của cháu và cháu thấy mình không thể phù hợp với môi trường làm việc ở đó. Các bạn cháu cũng bảo “con vua thì lại làm vua, con sãi nhà chùa lại quét lá đa” thôị. Và cháu đã quyết định đi sang Đức làm Aupair * rồi cô ạ………………”
Đọc xong bức thư tôi đã rất giận. Sao có cái giống đâu mà ngu đến thế hả giời. Thế mà cũng tốt nghiệp đại học đấy. Đã “gang” miệng ra và đổ cơm vào cho mà còn không tự nhai, tự nuốt được thì có chết cũng là đáng đời thôi. Con nông dân thì làm sao? Con nông dân thì không có quyền hay không thể ngửa mặt lên được với đời à? Mày ngu thế thì chỉ đi làm OSIN cho thiên hạ là đáng rồi con ạ.
Điên ruột.
Hôm sau, ngay lúc vừa bước chân vào giảng đường (với gần 100 sinh viên) tôi hỏi luôn:
– Trong giảng đường này, những em nào là con nông dân?
Lúc đầu lác đác những cánh tay rụt rè giơ lên, sau đó có đến già nửa hội trường.
– Có ai mặc cảm mình là con nông dân?
Những ánh mắt nhìn nhau không mấy tự tin cho lắm.
Nhưng không ai trả lời.
– Làm sao mà phải tự ti vì là con nông dân. Các em thậm chí còn nên hãnh diện với mọi người là bố mẹ mình thuộc thành phần “sạch sẽ” nhất ở trong cái xã hôi này (nào có tham nhũng hay chấm mút được của ai cái gì ngoài món đặc sản “mồ hồi” và “thắt lưng buộc bụng” mà chẳng "sạch sẽ"). Nhưng tất nhiên là chỉ khi bố mẹ các em không dùng thuốc trừ sâu hay hóa chất quá liều thôi đấy nhé – tôi hóm hỉnh “bồi” thêm. Phải hãnh diện là cha mẹ mình nghèo khó, mình không có điều kiện được luyện ở các “lò lớn lò bé” như các bạn khác nhưng mình vẫn ngẩng cao đầu đường hoàng bước chân vào cổng trường đại học chứ.
Mặc cảm vì xuất thân nghèo khó (thường đi liền với hèn) là tâm lý rất phổ biến ở nhiều người, bởi thế việc nói những điều này với bọn trẻ (sinh viên) cũng không phải là thừa.
Đúng thế, dám chắc không phải là thừa.
Bỗng nhớ lại cuộc trò chuyện với hai cô bé sinh viên làm phục vụ tại một quán ăn đêm vỉa hè ở Huế cách đây mấy năm.
Sinh ra và lớn lên ở một vùng núi của Thanh Hóa, hai cô bé vào học ngành văn ĐHSP Huế với giấc mộng trở thành nhà báo. Nhà nghèo, cha mẹ là nông dân, quanh năm làm vẫn không đủ ăn chứ đừng nói đến chuyện nuôi con đi học đại học, nên phải đi làm thêm buổi tối. Xin việc cũng khó nên đành đi bưng bê ở quán ăn đêm với tiền công khá rẻ mạt. Các cô bé kể, đi làm thế này tuy vất vả nhưng bọn cháu không ngại, chỉ sợ nhỡ may bạn bè bắt gặp thì ngượng và tủi thân lắm. Tôi bảo: sao phải ngượng với bạn bè? Mình sống bằng sức lao động của mình, có ăn cắp, ăn trộm hay ăn xin ai đâu mà phải ngượng. Đúng ra các cháu phải hãnh diện và tự hào với bạn bè là mình đã tự nuôi sống được bản thân và công việc học hành của mình chứ. Nghe thấy thế hai cô bé bảo: “Cô ơi, cô là người duy nhất nói với chúng cháu như thế. Mọi người không ai nghĩ như vậy đâu cô ạ. Cảm ơn cô đã động viên và tiếp thêm nghị lực cho bọn cháu”.
Trước khi chào ra về tôi còn dặn dò hai cô bé: “Các cháu cố lên nhé, nhưng gắng đừng để làm thêm ảnh hưởng nhiều đến công việc học hành. Nếu thích thử sức với nghề báo thì khi viết được bài gì hay hay cứ gửi cho cô theo địa chỉ email …. , cô sẽ tìm cách gửi đăng giúp”.
Và tôi mong các sinh viên, học viên của tôi dám ngẩng cao đầu với thiên hạ mà nói rằng:
Tôi sinh ra ở nông thôn, bố mẹ tôi là nông dân….
—————–
* Aupair: giúp việc
23h55, ngày 30.06.2010
N.Thị Phương Hoa
Khách says
Tuyệt vời quá cô ạ. Hôm qua em có đọc bài viết về chọn con gì cho biểu tượng Việt Nam: Rồng ảo hay Trâu thật?… em thấy Cô và tác giả bài viết đó có cùng một quan điểm. Nhưng em thích bài của cô hơn vì nó làm sống lại bài viết đó.
Khách says
Chào Hoa
Chị là chị H.Phương con bác Mười ở cùng nhà B3 với em lúc còn nhỏ, em có nhớ ra chị không? Hôm nay vào FB của anh Đào Tuấn và Bé Tý, cjị biết được web của em.Web của em thú vị lắm. Đọc bài viết của em chị rất đồng cảm. Chị vẫn thường sinh hoạt với sinh viên là những em ở nông thôn phải tự hào vì mình thông minh mới có thể tự lực bước chân vào trường ĐH. Ở trường chi có một số sinh viên gia đình giàu ở TP.HCM vẫn hay kênh kiệu trước các bạn ở nông thôn.Chị cũng muốn truyền cho các em sinh viên niềm tin vào bản thân ngay trong những ngày đầu rời xa gia đình vào thành phố học.
H. Phương
Khách says
Em hoàn toàn đồng ý với cô 🙂
Những bạn xuất thân từ gia đình nông dân hoặc nghèo khó mà có ý chí, nghị lực, quyết tâm, thi đỗ vào đại học thì có quyền tự hào về mình chứ, sao lại tự mình từ chối cái quyền đấy!
Bản thân em rất nể những bạn nào gia đình kém may mắn mà thông minh, học giỏi. Tuy nhiên những bạn nào có năng lực nhưng tự ti, nhút nhát thì mình lại thấy vừa thương, vừa bực í.
Ngoài ra cũng phải thừa nhận rằng việc các bạn đó mất tự tin và sớm đầu hàng cũng một phần (nho nhỏ) do suy nghĩ của 1 số người phiến diện, đánh giá người khác dựa quá nhiều vào family background của họ, mà ko phải là con người, tính cách và năng lực thực sự, từ đó họ ít nhiều có những thái độ và cách cư xử unfair với các bạn í (đây được xem là do yếu tố môi trường hay ngoại cảnh cô nhỉ hihi)
Khách says
@ Hồng Phương:
Ôi chị yêu quí ơi, ko ngờ nhờ cái In-te-loét mà được “gặp lại” bà chị yêu quí của ngày xưa xa lắc. Em làm sao mà quên được chị cơ chứ, thậm chí cả nét mặt của cả nhà chị: hai bác, chị Nhiệm, chị Hồng Hà và chị nữa. Nhớ lắm chứ chị ơi.
Chị đang công tác ở trường nào thế? Cho em số di động của chị để khi nào có dịp vào SG thi nhấc cái alo hú một tiếng ạặp nhau chứ nhỉ.
Chúc cả nhà mạnh khỏe và vui nhiều.
Em Hoa
PS. dạo này ko làm sao mà vào lại được FB nữa chị ạ nên cũng bị “tuyệt giao” với nhiều người.
Khách says
Chào Hoa
Chị cũng mới gia nhập FB mới đây thôi nhưng rất thích vì qua đó chị đến với bạn bè được nhiều hơn. Hiền Lương cũng mới commen cho chị.Hiện tại chị công tác tại trường ĐHDl Văn Lang Khoa Tài chính – Ngân hàng. Chị sống cùng với má, má chị năm nay 80 tuổi vẫn khỏe. Ông xã chị là BS quân đô(chuyên nội khoa), con gái chị học lên lớp 11. Nó có bài viết về 1 giờ GDCD chị sẽ gửi, nếu em đưa báo nào đăng được thì tốt vì chị cũng muốn góp ý kiến về thực trạng giảng dạy ở phổ thông.Con bé nhà chị có tư chất của người cầm bút nhưng có lẽ sẽ không đi theo nghề viết. Chị Hà, chị Nhiệm và sắp tới chi Hòa sống ở TP.HCM. ĐT của chị:0989002298. em cho chị số của em để chị lưu nhé.
H. phương
Khách says
@Hồng Phương:
Chị cứ gửi cho em bài của cháu nhé, biết đâu lại có gì hay hay cho thiên hạ họ thưởng thức nhỉ.
Số di động của em: 0912238484.
Em chào cả nhà.
Khách says
Ôi bài viết của cô hay quá. Nó lại làm cho con nhớ lại những kỉ niệm êm đềm ở quê nhà. Những lúc vào mùa, cả thôn, xóm cứ rộn ràng cả lên, những giọt mồ hôi rơi nhưng nụ cười thì tươi rói. Ở đất nước có truyền thống nông nghiệp, với hơn 80% dân số làm nghề nông (đương nhiên bây giờ đã có sự dịch chuyển trong cơ cấu ngành nghề rồi), thì tất cả chúng ta có ai lại không có nguồn gốc là nông dân. Bản thân gia đình con không làm ruộng, nhưng ông bà, cô, dì, chú, bác đều là nông dân. Không có gì đáng phải xấu hổ cả.
Khách says
Mình đang search 1 số thông tin trên mạng và tình cờ đọc đc bài viết này 🙂
Mình k thực sự thích khi ai đó nói rằng mình xuất thân từ nông dân … có ai nghĩ rằng đôi khi sự mặc cảm giữa nông thôn và thành phố là do chính mình nghĩ. Uh. Thì mình cứ nghĩ là những người xung quanh mình nhìn mình thế này thế nọ. Quan trọng là do mình nghĩ thôi. Ai đó mà mặc cảm về xuất thân của mình thì thật đáng xấu hổ. Và theo ý kiến cá nhân của mình 🙂 Việc 1 ai đó có xuất thân (mình k biết dùng từ nào cho chuẩn) nhưng đại loại như là nhà giàu,tài năng, có quan hệ XH tốt … thì tất cả những cái đó khiến mình toàn diện hơn mà thôi ;)Mình sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Và k thực sự là đồng ý lắm khi 1 số bạn bảo mình sướng quá còn j, có bố mẹ chăm sóc. Họ đâu có hiểu là mình cũng cần tự lập 😉 Và gia đình mình cũng k fai là giàu có để mà có thể chu cấp hết mọi thứ cho mình 🙂 Ở đâu cũng thế thôi! Quan trọng là do mình cảm thấy hạnh phúc. Chứ có j là đáng nể hay khâm phục khi tự nhận mình là người nông dân. Việc tự nhận ấy chỉ khiến mình trở nên quá chú ý vào nó và tự mỉm cười vì mình đã nghĩ thành thật đc như vậy thôi 🙂 Có lẽ là mình đi quá xa rồi … 🙂 Mình xin dừng lại ở đây!
Khách says
@Hoa Huong Thao:
Cảm ơn bạn đã ghé thăm web và để lại comment. Mình thực ra chỉ muốn nhắc nhở bọn trẻ ko nên chối bỏ xuất thân của mình, dám sống với nó. Chỉ đơn giản thế thôi, hic.
Khách says
@Phuong Hoa : Cám ơn bạn nhé 🙂 Chắc chắn bạn là giáo viên rồi 🙂 Chúc bạn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống 🙂 Đọc các bài viết về con trai bạn thật thú vị :X
Khách says
Sau 1 tháng say mê với WC Em mới lại thăm “nhà” Cô được, Em cũng xuất thân từ nông thôn, nhưng con Giáo viên, nghèo chả khác gì con Nông dân cả, Đôi khi vào những chỗ quá sang trọng nhất là đi cùng bạn gái (vào chơi hay mua đồ chẳng hạn) cũng cảm thấy choáng và đôi chút tự ti, vì sao ư? Vì tiền trong ví mình không nhiều. Nhưng đó chỉ là ngày xưa thôi, giờ thì kệ m… đời, thích là vào, thấy không hợp với túi tiền thì phắn, thẳng thắn chả thấy sợ như ngày xưa Cô ạ, hỏi giá một món đồ sang sang một tý cũng chẳng dám… thay đổi cũng khó lắm đấy Cô ạ.
Khách says
@ Ngô Minh Tuấn:
Tuấn thế là thần kinh yếu rùi nhá. Cứ hiên ngang thẳng tiến sợ gì bố con thằng nào, ha ha…
Khách says
Tôi rất thích những bài viết của cô trên trang Web này ,vì có nhiều sự trãi nghiệm và cách nhìn tinh tế với cuộc sống,cách viết khôi hài,dí dõm và nhẹ nhàng.Đọc và suy ngẫm thấy rất triết lý,xin phếp cô giới thiệu bài viết trên trang http://violet.vn/quangmt69/
Khách says
@ Huu Quang:
Chao anh, rat vui duoc lam quen voi anh tren web.
Toi cung da ghe tham nha cua anh. Sinh dong va phong phu lam.
Chuc vui.
Khách says
Học hỏi được cô P.Hoa rất nhiều trong giảng dạy,đặc biệt là “Phi ngôn ngữ”trong dạy học và những kiến thức XH phong phú,sinh động,>> Cô giống Siu Black ca sĩ ý,tôi có tải một tài liệu về sao không mở được (bài 7,đuôi pdf)? 🙂
Khách says
em chào cô ạ! 😆 lời đầu tiên em chúc cô và gia đình luôn mạnh khỏe. ĐỢT THÁNG 7 VỪA RỒI CÔ CÓ VÔ QUẢNG NGÃI DẠY TẠI TRƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC, CẢM NHẬN LẦN ĐẦU GẶP CÔ LÀ SHOCK (CẢ LỚP) TỪ HÌNH DÁNG ĐẾN PHONG CÁCH. CÁCH GIẢNG CỦA CÔ CÓ 1 O 2, LÀM CHO BỌN EM HỌC CẢ NGÀY MÀ MẮT CHỬ O MIỆNG CHỬ U,3 NGÀY NGẮN NGŨI QUÁ, CẢM ƠN CÔ ĐÃ TRUYỀN TỚI CHÚNG EM LÒNG YÊU NGHỀ, CỐ GẮNG HỌC HỎI ĐỂ CÓ THỂ…1 NGÀY NÀO ĐÓ….EM DẠY MÀ CẢ LỚP AI CŨNG NHƯ CÔ ĐÃ TỪNG DẠY CHO CHÚNG EM, HY VỌNG NĂM SAU, NĂM SAU NỮA CO SẼ NHẬN LỜI VÀO QUẢNG NGÃI… 🙄
Khách says
CHAÒ CÔ
Khách says
Sốc văn hóa đấy cô ạ! Tâm thức của mỗi người luôn có một khuôn mẫu văn hóa ứng xử và tư duy, khi người đó bị đẩy vào một môi trường văn hóa hoàn toàn khác biệt thì xảy ra sốc văn hóa như vậy đó cô ạ! Có những người hòa nhập nhanh chóng nhưng vẫn giữ được nhân cách của mình, có những người hòa nhập được nhưng phải “đập chết” nhân cách của mình, nhưng có những người không thể hòa nhập được bị bật ra ngoài! Lần sau có những trường hợp nào cô muốn giúp như vậy cô nên chuẩn bị cho họ một chút vốn liếng “văn hóa” trước cô ạ! :zzz (viết dài quá)
Khách says
Bài của cô em đã từng được nghe cô kể trên giảng đường nhưng hôm nay đọc lại, em thấy hay quá cô à. Cảm ơn cô giáo nhiều ạ. 😉
Khách says
Cứ vác cái kim đồng hồ “chạy như mất trí” quay ngược thời gian về vài trăm năm trước thì ai cũng xuất thân từ nông thôn, là con nông dân cả thôi Cô nhỉ! 😆
Hãy tự tin và không ngừng học hỏi để hoàn thiện mình hơn. 😉
Khách says
@ Delfy_Coltech:
Chuẩn không cần chỉnh! hi hi….
Khách says
thu nay rat hay . cam on da cho toi bai van nay 😛 😆 🙂 😉
Khách says
Em chao co ak!e rat thik bai viet nay cua co ak!!!hjhj!!e cung rat vui khi dc hoc co mon giao duc 1…hjhj!!mac du moi co 1 buoi dau tien nhung ma co da de lai rat nhiu an tuong cho tat ka sinh vien o hoi truong..hjhj!!
have a good night!^^
Khách says
Cảm ơn Cô giáo đã có nhiều bài viết hay để mọi người có dịp suy ngẫm
Khách says
Chào Cô Hoa,
Cảm ơn Cô vì bài viết ý nghĩa này. Em cũng sinh ra ở nông thôn và Bố mẹ là nông dân. Đọc bài viết của Cô thấy mình thêm nhiều nghị lực để cố gắng. Nghĩ lại những năm tháng khó khăn ngồi trên giảng đường Đại học, những lúc xoay sở đủ đường khi cuối tháng thiếu tiền mà Bố mẹ chưa kịp gửi….và còn rất nhiều nữa. Và giờ đây đã đi làm vẫn ngẩng cao đầu để nói rằng: Tôi sinh ra ở nông thôn và bố mẹ tôi là nông dân.
Nguyen Kim Hung says
cuoc song that la co nhieu kho khan . em rat vinh du vi duoc lam hoc tro cua co. Nhung loi co day va triet ly song cua co em rat tam dac va co gang hoc hoi . Em hi vong nhung loi cua co giao se la dong luc giup em truong thanh hon nua. Em xin chuc co va gia dinh luôn luôn manh khoe va hanh phuc .
Luyến says
Thật may vì em đã không ngu ngốc như thế này cô ạ. Hồi năm thứ 2 đại học, mẹ em mất việc làm quét dọn ở công trường xây dựng. Một buổi trưa bất chợ thấy một số điện thoại lạ nhắn tin rằng mẹ đang ở cổng trường, học xong em vội ra cổng trường xem thì đúng mẹ đang đứng ở cổng trường và nhờ điện thoại của một bạn đi đường nhắn tin cho em (lúc đó mẹ em chưa có điện thoai, em thường viết cho mẹ số điện thoại của em vào tờ giấy mẹ luôn cầm theo). Sau khi gặp mẹ em về lấy cơm trưa mang ra cho mẹ. Mẹ bán bỏng ngô ở cổng trường. Hôm sau, buổi trưa em tìm mãi không thấy mẹ ở chỗ cũ để mang cơm cho mẹ. Hóa ra mẹ bị mấy bà bán nước đuổi, mẹ chịu bao khất tất để kiếm được tiền. Hai mẹ con ngồi trong trường bán. Mẹ ăn cơm em trông cho mẹ. Bất chợt 2 chị sinh viên trường ngoại thương và Kinh tế quốc dân đi qua mua hàng, hai chị ấy khen hàng rẻ và dễ dàng bắt chuyện cùng em. Hỏi mẹ là ai? Mẹ vội vàng trả lời “cô là bác của con bé này, nó học sư phạm ở đây”. Em bảo sao lại “không phải là bác mà là mẹ em”. Có lẽ mẹ sợ em ngượng. em nghĩ mình sẽ tự hào vì có những người mẹ như vậy, chẳng có lí lẽ gì mà phải sợ, phải ngại. Mẹ ta không ăn trộm, không ăn cắp…mẹ ta đang nuôi sống ta từng ngày vì nó. Mỗi ngày mẹ vượt 22km bằng xe đạp đi bán rong như vậy. Mẹ là người mẹ tuyệt vời, nên nhìn vào đó để phấn đấu để chính bản thân mình tự lập.