• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

admin

Một số vấn đề của giáo dục đại học – góc nhìn trong cuộc

29.01.2010

www.duhocuc.info.vn/wp-content/uploads/2011/11/Mot so van de cua GDDH-goc nhin trong cuoc-Hoang Tuy.pdf

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

“Bà già” Đức, “Bà già” Việt Nam – Hai phương trời, một “chất lượng sống”

28.01.2010

“Bà già” Đức, “Bà già” Việt Nam – Hai phương trời một “chất lượng sống”

Nguyễn Thị Phương Hoa
 
“Bà già” Đức
Tôi quen bà qua một người bạn. Bà năm nay đã bước sang tuổi 94 (xưa bà làm nghề bán hàng), không sống cùng con cái (ở phương Tây đó là việc hết sức bình thường và phổ biến). Tuổi của tôi so với tuổi bà thì phải đảo lộn hai con số trên (như sơ suất do “lỗi vi tính” ấy, hic hic…) và cũng là đã tính thêm một năm Âm lịch như cái cách mà dân Á ta vẫn tính tuổi, tuổi mụ. Vậy mà khi nghe kể về cuộc sống, sinh hoạt của bà tôi đã “rất choáng”, còn bà bình thản cười và coi như một điều hết sức bình thường và cuộc sống của bà “tất nhiên phải thế, nếu dừng lại tức là CHẤM HẾT”. Hàng ngày, bà vẫn đọc báo để cập nhật thông tin thời sự trong nước và quốc tế, tham gia những trò chơi luyện trí nhớ cùng các bạn già, đi chợ, nấu ăn,… Có chợ (siêu thị) ngay gần nhà nhưng bà không đi mà bắt xe buýt đi vài bến đến mua đồ ăn ở một siêu thị xa hơn. Bà nói, bà thích làm thế để được đi lại, được tận mắt nhìn ngắm cuộc sống diễn ra sôi động bên ngoài. Năm ngoái,  khi nước Đức có cuộc bầu cử thủ tướng mới, bà đã tranh luận kịch liệt với các con bà (khi đến thăm bà) về sách lược của các Đảng và của từng ứng cử viên chức Thủ tướng rồi bà nói bà sẽ bỏ phiếu cho Đảng nào đó, ai đó…. Năm nào bà cũng đi du lịch trong nước và nước ngoài cùng các bạn già. Năm nay, trong chuyến du lịch tại Thuyjy Sĩ, đen đủi thế nào bà bị gẫy cổ xương đùi và được mổ thay khớp háng nhân tạo tại Thụy Sĩ. Sau đó được xe cứu thương đưa về một bệnh viện ở Đức. Các bác sĩ và y tá ai cũng khâm phục người bệnh nhân “đặc biệt” này bởi bà chưa bao giờ thốt ra một tiếng rên la vì đau đớn. Ai hỏi thăm bà cũng trả lời với vẻ mặt tươi tắn “bình thường, mọi việc ổn cả, không có gì đáng phàn nàn”. Đấy là câu cửa miệng của bà. Về nhà được mấy tuần bà đã tự tập đi lại và chỉ sau có 2 tháng người ta lại thấy bóng dáng bà trên đường với vẻ mặt rạng ngời vì đã thoát được tai nạn hiểm nghèo và vẫn được tận hưởng cuộc sống này. Món quà Giáng Sinh vừa rồi mà bà được nhận từ các con đó là: SÁCH (tặng theo đề nghị của bà).
 
Bà kể bà có một bà em gái (xưa là bác sĩ, đã mất), bà này đến 87 tuổi (bị bệnh nặng tai) mà vẫn còn lái xe ô tô. Khi sống bao nhiêu tiền mang làm từ thiện hết, đến khi lâm bệnh trọng (ung thư) lại phải nợ tiền điều trị của bệnh viện và hãng bảo hiểm y tế. Sau khi bà mất người ta phải trích tiền “phát mãi” căn hộ của bà để trả nợ.
 
PS. Cách đây mấy hôm tôi mới vừa được nghe kể Noel vừa rồi bà đã rất vui vì được một bà bạn thân thời trẻ, năm nay đã 97 tuổi, với chiếc xe vịn 3 bánh trong tay rong ruổi hơn 500km tàu hỏa đến thăm bà và ở chơi mấy ngày.

Và…..”Bà già” Việt Nam
“Bà già” Việt Nam là…. Mẹ tôi. Bà năm nay đã bước sang tuổi 79 (âm). Cái tuổi mà ở xứ này con cháu vẫn hay phàn nàn “Cụ nhà em lẩm cẩm quá cơ bác ạ…”. Thế nhưng tôi vẫn phải “ngả mũ” trước bà. Sức khỏe bà không tốt tẹo nào, nào thì rối loạn tiền đình (tôi được bà “hào phóng” di truyền cho cái “món” này từ tấm bé), huyết áp cao, hở van tim, thiếu máu cơ tim, đau dạ dày, gan/máu/thận nhiễm mỡ,…. Thế nhưng cấm có bao giờ lũ con chúng tôi nghe bà phàn nàn hay rên la một tiếng. Lần nào bà ốm con cái đến thăm nom bà cũng bảo “Mẹ ổn rồi, bị thường thường ấy mà” (nhưng thực ra không phải vậy). Cho đến nay,có đau yếu gì hai ông bà cũng tranh mất của con cái phần chăm sóc. Hai cụ 82 và 79 lúc nào cũng ríu rít quấn quít bên nhau nên được các nhà hàng xóm đặt cho biệt hiệu “Cặp tình nhân già”, hí hí….. Kinh nữa là các cụ còn cặp díp nhau trên xe máy “phóng vù vù”. Giời ạ, các cụ cứ thích thử thần kinh của con cháu! Nói thế nào cũng không nghe, chẳng nhẽ lấy cái xích sắt khóa béng cái xe lại? Mà cụ ông đã bị tai nạn xe máy đến mấy lần rồi, gãy chân, rách mặt (phải khâu bao nhiêu là mũi),… đủ cả mà sao vẫn “không biết sợ là gì”, hu hu… Bởi thế ông Tôn Gia Các (đã thành người thiên cổ), “ông trùm thơ tiếu lâm”, ông bạn già thân thiết khoa Văn ĐHSP, có đến 4 bài thơ viết tặng cụ ông về các lần tai nạn xe máy (xem ở dưới).
 
Niềm vui của bà hàng ngày là đọc sách, viết hồi kí, làm thơ, viết nhật kí cho Ong (cháu út bé bỏng nhất của ông bà, mới hai tuổi rưỡi) và làm Album cho các cháu yêu. Bao nhiêu “tiền nhớn tiền bé” bà cho ra hàng vi tính  và hàng quần áo, giày dép hết cả. Bà làm thơ chọc cả ông, trong đó còn có bài “Vịnh cái rắm” của ông, hí hí….
 
Bà rất thích ăn mặc đẹp và khá "nghiện" ………shopping. Có lần trước cửa chợ Thành Công bà dặn ông đứng đợi để bà vào mua vài bìa đậu phụ. Ông đứng ngẩn người đến mấy chục phút không thấy bà ra liền lao vào tìm. Tìm mãi không thấy, ông lại phi về nhà. (cũng đến mấy cây số). Cũng không thấy nốt. Hoảng quá ông lại phi ra chợ Thành Công tìm bà. Vẫn không thấy. Ông đang định gọi cho cậu út để bảo cậu "rao tìm …bà lạc" trên truyền hình thì bà lò tò xuất hiện trước cửa với nụ cười đầy sự "hối lỗi". Hóa ra sau khi hoàn thành "sứ mạng cao cả" mua mấy bìa đậu phụ bà tiện thể lia chân sang hàng quần áo. Sau khi lượn hết hàng nọ sang hàng kia, sắm được cả mớ bà mới sực nhớ là ông đang chờ. Lao ra cổng chợ tìm mãi mà ông vẫn biến mất tăm. Bà đành bắt xe ôm về nhà. Sau vụ này bà cứ chê ông "lẩm cẩm", hic hic… "Tôi thì có đứa nào nó bắt bán sang Trung Quốc nữa đâu mà ông lo đăng báo mới chẳng đăng đài". Chỉ lợi cho con cháu và hàng xóm được bữa cười đau ruột.
 
Hè vừa rồi, khi đi công tác tôi định kết hợp cho các cụ lần nữa làm chuyến “chu du thiên hạ để học rùng mình” ở phương trời Tây. Bà nói luôn: “Đưa mẹ cuốn sách tiếng Anh để mẹ học (thời trẻ bà đã học cả tiếng Anh và Pháp), mẹ không thích đi du lịch kiểu CÂM ĐIẾC đâu nhé.” (tiếc là chuyến đi không thành do ông bà bận việc gia đình).
 
Cách đây vài tuần tôi có nhận được một cuộc gọi của bà với nội dung như sau:
– Hoa đấy à?
– Vâng, con đây. Có việc gì không mẹ?
– Ở nhà con có còn giữ những sách vở môn tiếng Pháp của Tuti hồi học ở trường Ams không?
– Chắc là còn mẹ ạ. Tuti nó giữ những thứ đó cẩn thận lắm.
– Hôm nào ra thì đưa cho mẹ nhé.
– Để mẹ làm gì?
– Mẹ học lại cho khỏi quên. Từ vựng mẹ quên nhiều quá.
CHOÁNG………………….
Con gái nghe xong choáng quá, suýt ngã lăn quay ra đất, hu hu…. Mẹ ơi là mẹ, mẹ thế này thì làm sao các con mà theo cho kịp hả mẹ, hic hic….
 
                                                                        Hà Nội, 28.01.2010
 
—————————————-
 
Thơ ông Tôn Gia Các viết tặng ông Nguyễn Đình Chú các lần ngã xe máy.
 
Ngã xe lần 1
Ghé vào bệnh viện Việt Xô
Thấy chân ông Chú ngay đơ một bề
Tôi bèn nghiên cứu một khi
Để xem xem thử việc gì xảy ra
Một vì cái Ba-bét-ta
Ông chưa nắm vững tay ga đàng hoàng
Hai là ông cũng mơ màng
Ông đi ông liếc ông quàng phải ai
Bà Thâm ơi, bà Thâm ơi,
Phải ngăn ông Chú khỏi chơi trống bòi. (bỏi)

Ngã xe lần 2
Vào thăm ông Chú hôm nay
Phải rất nghiêm chỉnh không ai được cười
Bởi vì ông Chú sứt môi
Phải khâu mấy mũi cả ngoài lẫn trong
Mặt ông bôi thuốc đỏ hồng
Môi ông bằng nửa quả hồng gắn vô
Trông như mặt nạ trung thu
Tôi buồn cười lắm mà “No” dám cười.
 

Ngã xe lần 3
Ông Chú mới mua Chaly
Xe ngon, máy tốt ông phi vù vù
Bỗng đâu trước mắt lờ mờ
Hình như là có con bò chạy ngang
Phanh tay ông bóp vội vàng
Chổng mông ông ngã nằm ngang vệ đường.
Ông xích lô thấy cũng thương
Chở ông về trả cho nàng Thị Thâm
Lại chảy máu, lại tím bầm
Ông thì toe toét, bà Thâm hết hồn.
 

Ngã xe lần 4
Lần này ông hồi phục
Lại phành phạch lên xe
Rủ bà Thâm đi nhởi
Mà mà bà Thâm cũng nghe
Đi đến đoạn Cầu Giấy
Ông lại bị ngã xe
Ông thì không đau đớn
Bà bị ông nằm đè.

Ngã bao lần chưa tởn
Vẫn tiếp tục cưỡi xe
Tuổi đã ngoài sáu chục
Sắp đến cổ lai he!

Ông Chú ơi ông Chú
Tôi cùng ông đua xe.
 

Chuyên mục: Bài viết của tôi

Lời dông dài

27.01.2010

Mẹ ạ, con nay đã nửa đời

Về không có chốn, tới nhầm nơi

Nhân gian mẹ nói vô cùng rộng

Con chỉ mơ về một chốn thôi…

                   Viên Linh

Chuyên mục: Tin trên cùng

Cách đánh giá ở đại học

27.01.2010

www.duhocuc.info.vn/wp-content/uploads/2011/11/Cach cho diem, danh gia o DH.pdf

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Các nhà khoa học đang đi về đâu?

27.01.2010

www.duhocuc.info.vn/wp-content/uploads/2011/11/Các nha khoa hoc dang di ve dau.pdf

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 160
  • Go to page 161
  • Go to page 162
  • Go to page 163
  • Go to page 164
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 171
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

023103
Views Today : 37
Views Yesterday : 36
Views Last 7 days : 228
Views Last 30 days : 1774
Views This Month : 1337
Views This Year : 4246
Total views : 39719

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2025 · Phương Hoa