Đại học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế: hiện thực hay ảo tưởng? – Phạm Hiệp
Trả Tự Do cho Giáo Dục
Huy Đức
Thành lập và đứng đầu Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục là một lựa chọn rất khôn ngoan của Thủ tướng. Nhưng, một nền giáo dục bị giam hãm qua nhiều thập niên không thể thay đổi nếu công việc từ nay tới 2020 chỉ là “xây dựng chương trình môn họcvà biên soạn các sách giáo khoa” như Hội đồng giáo dục đưa ra hôm 25-2[1]. Biên soạn sách giáo khoa là công việc có thể đảm đương bởi những tổ chức dân lập như “Cánh Buồm”. Điều mà đất nước cần ở một vị thủ tướng có tầm nhìn là ngay bây giờ phải “trả tự do” cho Giáo dục.
Giáo Dục
Ngày nay, không ai có thể đặt quốc gia, dân tộc trong những không gian riêng biệt. Một nền giáo dục có tương lai là một nền giáo dục tạo ra được những giá trị có thể chia sẻ toàn cầu, chuẩn bị được một nguồn nhân lực giàu tính nhân văn và khả năng sáng tạo.
Không thể cải cách giáo dục nếu chỉ nghĩ đến sự tồn vong của chế độ. Cũng không thể cải cách giáo dục nếu chỉ nghĩ đến sự hùng cường đơn lẻ của một quốc gia. Không thể cải cách giáo dục, nếu không nghĩ đến việc chuẩn bị những thế hệ người Việt có thể tìm chỗ đứng bên ngoài biên giới Việt.
Cải cách là để xây dựng một nền giáo dục mà những người làm chính sách cũng có thể yên tâm để trao gửi con em chứ không phải là để trục lợi rồi lặng lẽ đưa con cháu mình “tị nạn” bằng con đường du học.
Những chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
GS Nguyễn Văn Tuấn
Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều tập san khoa học, bạn bè và đồng nghiệp trong nước từ Nam chí Bắc. Qua những tiếp xúc đó, tôi biết được vài chuyện (không dám nói tất cả) rất … khó tin. Khó tin nhưng hoàn toàn có thật. Những chuyện này ảnh hưởng đến cái mà tiếng Anh gọi là “credibility” (độ tin cậy) của khoa học nước nhà.
Chuyện thứ nhất là công bố thật nhiều. Hôm cuối năm 2013, tôi được một đồng nghiệp ân cần tặng một số đặc biệt của một tạp chí y học do một trường y xuất bản. Tôi không chú ý lắm, vì thú thật lần nào về cũng có nhiều bạn tặng tạp chí như thế, nhưng lần này thì anh bạn rất ân cần muốn tôi cho ý kiến. Đêm về khách sạn, mở tạp chí ra đọc thấy có một tác giả đăng một mạch 5 bài trong số đặc biệt của tạp chí đó [1]. Tất cả 5 bài tác giả đứng tên duy nhất. Trong số đó, 4 bài là tường thuật những ca lâm sàng, và 1 bài là thuộc dạng clinical audit – giống như đếm các đặc điểm những ca lâm sàng ghi nhận trong một thời gian. Những ca này tôi không dám nói hay hay dở vì không phải là người có cùng chuyên ngành, nhưng tôi có thể nói là quá đơn giản. Tất cả không thể xem là “research” được. Những ca lâm sàng được công bố trên các tập san y khoa quốc tế có uy tín thường rất thú vị, xét nghiệm rất nhiều, và luôn luôn có những thông điệp quan trọng. Có những ca lâm sàng dẫn đến khám phá quan trọng như gen LRP5 trong ngành xương [2]. Nhưng thử tưởng tượng, một tạp chí công bố một loạt 5 bài của một tác giả! Đó là một điều bất bình thường, ngay cả với tạp chí phổ thông dành cho đại chúng [3]. Sau này, anh bạn tôi mới cho biết rằng đó là số đặc biệt dành cho tác giả, người lúc đó đang làm hồ sơ để được phong chức danh giáo sư / phó giáo sư. Không biết kết quả phong chức danh ra sao, nhưng tôi nghĩ cách làm việc như thế rất lạ lùng và nó hoàn toàn không giống một qui tắc nào trong xuất bản khoa học.
[Read more…] about Những chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
Lựa chọn nào cho các bạn trẻ?
Không ít bạn trẻ còn đang loay hoay, lúng túng trước việc chọn ngành nghề, lối đi cho tương lai của mình. Xin giới thiệu với các bạn nội dung trích từ 2 bức thư trao đổi giữa hai người, một người trẻ đang là giảng viên ĐH (vừa là đồng nghiệp, vừa là sinh viên cũ của mình) và một người không còn trẻ lắm nữa (một cô em gái rất thân thiết của mình, một người rất thông minh, và cực kì thú vị)
Nhan đề do mình đặt.
——————
Trích bức thư của giảng viên trẻ:
……..
Cháu đã dạy luyện thi Đại học môn Tiếng Anh được 4 năm, có khá nhiều học sinh và các em đều rất tin tưởng, muốn nghe lời khuyên của cháu. Mỗi khi các em hỏi nên chọn trường gì, nghề gì, cháu đều trả lời tựu chung mấy ý như sau:
– Không có trường nào là trường "học ra sẽ giàu". May ra có trường RMIT… vì khi vào trường đã giàu sẵn. Giàu hay không phụ thuộc vào tay nghề của em và thị trường. (trả lời những em cho rằng chỉ có đỗ Ngoại thương mới ABC DEF…)
– Không có nghề gì học ra là nghèo hay giàu. Kể cả em là một người thợ hàn, nhưng nếu tay nghề em đỉnh cao, em lấy gấp 30 lần người thường thì em vẫn có không hết việc, vì những ca khó chỉ có em làm được (chuyện thật 1 ông thợ hàn/thợ sửa giày ở HN).
– Nên chọn theo đam mê của em. Em hãy nghĩ xem em thực sự thích làm nghề gì. Đừng để kết cục là 4 năm em học cái em ghét, rồi ra trường chạy chọt xin việc để CẢ ĐỜI làm cái em ghét. Một cuộc sống như thế quá kinh khủng, chưa kể khi em ghét thì em sẽ không có đam mê, nghị lực để giỏi, thành một người thợ tay nghề cao.
Lòng biết ơn và ranh giới giữa thiên đường, trần gian và địa ngục
Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo
Thiên đường là nơi tất cả mọi người đều trân trọng và biết ơn những gì họ có, biết ơn những gì người khác làm cho họ dù ít hay nhiều. Địa ngục là nơi tất cả mọi người than vãn vì những điều họ không có hay đã mất đi, nơi ai ai cũng đều lấy oán trả ơn, nơi người ta vì đau khổ mà gây thêm đau khổ. Chúng ta ở trần gian, nơi lưng chừng giữa thiên đường và địa ngục. Vậy ta chọn đi lên hay đi xuống?
Địa ngục – khổ vì không biết ơn
Không biết ơn, hay là không trân trọng những gì mình đang có, không nhớ và cảm kích những gì người khác làm cho mình. Điều đó không chỉ làm cho bản thân ta khổ mà còn làm buồn, khổ những người chẳng may tiếp xúc với ta.
Để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện này: Có một anh nhà giàu nọ rất hay làm từ thiện, hàng tuần anh ta đều phát cơm, phát gạo cho những người nghèo khổ trong vùng. Người ta rất vui vẻ và tôn xưng anh là đại thiện nhân, cũng như rất vui vẻ mỗi lần đến lãnh gạo. Rồi anh làm ăn thất bại, phải bán đi phần lớn gia sản, tuy không đến nỗi nghèo nàn nhưng gia cảnh không còn được như xưa. Anh không thể nào tổ chức bố thí, phát cơm, phát gạo như trước nữa. Thế là những người dân từng nhận bố thí kia lại quay sang trách mắng, chửi rủa anh là kẻ keo kiệt. Họ nói xấu về anh và không thèm nhìn mặt anh mỗi khi anh xuất hiện trên phố… Vậy đó, cho họ ăn hàng ngày họ không nhớ, mà chỉ cần thiếu một ngày là họ nhớ ngay.
[Read more…] about Lòng biết ơn và ranh giới giữa thiên đường, trần gian và địa ngục