• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

admin

Tại sao nước Mỹ lại không dạy Đức Dục?

25.04.2013

Nông Duy Trường

Lời Mở Đầu

Đức Dục là một môn học mà hầu như nước nào cũng có, tuy tên gọi có khác nhau tùy theo từng nước; có nước gọi là đạo đức học, có nơi lại gọi là giá trị học. Tại 31 nước Âu châu, có nước bắt buộc học sinh phải học, có nước cho vào môn nhiệm ý bắt buộc (Korim & Hanasova, 2010). Trong chương trình giáo dục của các nước Đông Nam Á, gồm 11 nước, cũng có môn đức dục (Southeast Asian Ministers of Education Organization – SEAMEO). Riêng tại Việt Nam, môn luân lý đã được đưa vào trong chương trình giáo dục tiểu học từ năm 1941 với cuốn Luân Lý Giáo Khoa Thư lớp sơ đẳng do Nha Học Chính Đông Pháp ấn hành. Giáo dục, nói chung, có thể quy vào ba lãnh vực chính là trí dục, thể dục, và đức dục. Ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của đức dục; nhà nước nào cũng hô hào phải dạy dỗ và rèn luyện nhân cách, đức tính cho con em từ thuở nhỏ. Nhưng trong những thập niên gần đây, hầu như trên toàn thế giới đều xảy ra một hiện tượng đáng báo động là tình trạng “hư hỏng” của học sinh, thí dụ như bạo lực, gian lận thi cử, hỗn láo trong học đường tại Nhật Bản trong cuối thập niên 1990, tại Indonesia và Việt Nam trong những năm gần đây khi báo chí tường thuật những vụ bạo hành, đánh lộn, gian lận thi cử trong giới học sinh (Tsuneyoshi, 2001; Postscript, 2011). [Read more…] about Tại sao nước Mỹ lại không dạy Đức Dục?

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Học như thế nào

23.04.2013

 Bài viết của GS. Ngô Bảo Châu

Tôi rất hay được các em học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh hỏi về “bí quyết học tập”. Tôi thường trả lời “Không có bí quyết gì cả. Quan trọng là niềm say mê.” Trả lời như vậy là một cách né tránh. Không sai nhưng cũng không đầy đủ. Tôi bắt buộc phải trả lời như thế khi mình chưa bao giờ suy nghĩ về vấn đề này một cách thấu đáo. Nhưng không thể nào né tránh được mãi câu hỏi này. Cũng không thể nào trút hết trách nhiệm lên đầu người khác bằng cách nói: “đây là chuyện chuyên môn của những người làm công tác nghiên cứu khoa học giáo dục”.

Điểm lại cuộc đời mình, tôi thấy cho đến thời điểm này mình không làm gì khác ngoài việc đi học, sau đó dạy học và nghiên cứu khoa học. Trong quá trình ấy, chắc tôi cũng đã từng có những suy nghĩ riêng. Chỉ có điều những suy nghĩ đó chưa bao giờ được được sắp xếp lại một cách hệ thống và được diễn đạt một cách mạch lạc. Chuẩn bị cho buổi nói chuyện này là cơ hội rất tốt để tôi làm việc này, cái việc mà phải thú thật là rất vất vả nhưng hy vọng là có ích.

[Read more…] about Học như thế nào

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Trả lời phỏng vấn báo Thời đại

22.04.2013

 Rất ngại báo chí. Chường mặt ra chẳng có lợi gì cả. Vớ vẩn có khi lại bị ném đá đủ để xây cả tòa cao ốc. Bấy lâu nay toàn lắc khi nhận được điện thoại xin phỏng vấn. Hôm đó ko hiểu ăn trúng cái gì hay thời tiết thay đổi thế nào mà tự dưng lại đi gật đầu :-), òa…….

"Mở cửa" nhà trường (toàn văn)

 

 

Chuyên mục: Bài viết của tôi

Thư Hà Nội tháng tư

18.04.2013

 Hà nội, thứ 5 ngày 18.4.2013

Các bạn thân yêu,

Nhanh thế, tháng tư rồi đấy, tháng tư ơi tháng tư, em nắng hay em mưa..? Hoa Sưa rụng trắng đường, Cúc Hồng rực rỡ, đáng lẽ phải xôn xao mùa xuân! Vậy mà trong gió mây có vẻ gì đó rất liêu xiêu, tiêu điều, lửng lơ u uất. Nao lòng…..

Lâu lắm rồi không viết chữ nào thăm các bạn, mong cả nhà hết sức thông cảm. Tớ vẫn còn nguyên đây, tuy có đôi phần ngắc ngoải. Chẳng hiểu đang trầm cảm hay bị làm sao mà dạo này hay ngơ ngác bần thần. Hay cáu giận vu vơ. Giận bác Alan Phan chọc tức bầu Đức. Giận cái giá vàng sụt giảm làm thót cả tim. Giận bọn mất dậy nổ bom ở Boston. Giận bản thân lơ đễnh để cuỗm mất cái áo da đi mượn. Giận vì ra đường chẳng gặp một ai hớn hở phởn phơ, nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn mặt đăm chiêu, nụ cười toan tính. Chán phè. Rất muốn làm em anh Chí Phèo ra ngõ rạch mặt, chửi bới cho bõ cái nỗi lòng mà không dám. Hận bản thân hèn nhát vo tròn, chỉ dám ấm ức nức nở một mình…..

[Read more…] about Thư Hà Nội tháng tư

Chuyên mục: Bài viết từ độc giả

Học ý nghĩa câu chuyện chứ sao học ngày, tháng?

14.04.2013

Ở bài báo dưới đây có câu trả lời hay cho việc tại sao học trò một trường THPT xé đề cương môn Sử khi biết tin môn này không có trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Với cách dạy và học Sử như hiện nay thì học sinh nào cũng xé hết, thậm chí còn tổ chức ăn mừng. Ông con mình cũng hóa rồ với môn Sử. 

——————-

Bài của DAE SELCER (người Mỹ, giảng viên Học viện Yola)

Tôi đã sống và làm việc ở TP.HCM được ba năm. Tôi yêu thích công việc giảng dạy của mình tại đây bởi cho tôi cơ hội tiếp xúc, học hỏi và lắng nghe nhiều câu chuyện từ bạn trẻ Việt.

Và tôi thật bất ngờ khi biết có sự khác biệt rõ về số lượng môn học giữa hệ thống trường quốc tế và trường công tại VN. Nếu như một bên học sinh chỉ phải học bảy môn thì bên kia học sinh phải gồng mình “gánh” tới… 11-14 môn học! Tôi nhận ra những học sinh trường công thường ít làm bài tập về nhà bởi đơn giản các em bị quá tải, vì vậy cũng không thể đào sâu, hiểu thấu kiến thức. Tôi biết nhiều người nghĩ rằng con mình học mười mấy môn đồng nghĩa với việc chúng sẽ tiếp thu được nhiều điều hay hơn là chỉ học bảy môn, nhưng thực chất trẻ sẽ quẳng ngay những kiến thức được học khi có dịp bởi quá mệt mỏi, căng thẳng…

Chưa kể với cách dạy nhồi nhét khiến học sinh phải học thuộc lòng thì sớm muộn người học cũng gian lận trong thi cử. Tôi từng hỏi một số học sinh Việt và rất bất ngờ khi họ thỏa hiệp, cho rằng việc gian lận là “chấp nhận được” bởi điều này sẽ giúp họ đạt được điểm cao, và lúc đó thì “cả nhà đều vui”… Theo tôi, đây là một trong những nguyên do khiến người Việt đi sau các dân tộc khác.

[Read more…] about Học ý nghĩa câu chuyện chứ sao học ngày, tháng?

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 62
  • Go to page 63
  • Go to page 64
  • Go to page 65
  • Go to page 66
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 171
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

024813
Views Today : 5
Views Yesterday : 43
Views Last 7 days : 186
Views Last 30 days : 2258
Views This Month : 217
Views This Year : 8713
Total views : 44186

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2025 · Phương Hoa