Đối thoại với Phó Đức Tùng
‘Nhà trường Việt Nam chưa thoát thế kỷ 19’
Lớp cao học LL và PP giảng dạy K7 lớp 1
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {webgallery} |
Cán bộ quản lý hỏi: – Chị ơi, tình hình lớp nàyhọc hành thế nào hả chị?
Cô Hoa: – Trên cả tuyệt vời em ạ. He he….
Lớp có "nhõn" hai chàng, một đẹp giai như diễn viên Hàn Quốc tên Chim-đang-sun và một là "Bí thư thành ủy Đà Nẵng" nhưng là "hàng nhái", ke ke….
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
{webgallery} {/webgallery} |
Buổi học cuối cùng thật đặc biệt.
Mất điện liên tục, cô trò hì hụi làm việc trong bóng đêm nhưng ai ấy mặt mũi rạng ngời, phấn chấn.
Cuối buổi, mình còn nhận được món quà đặc biệt nhất, món quà được mình gọi là "quà tặng của những nhà thông thái",
món quà quí giá nhất hành tình, hi hi…..
Cảm giác thật hạnh phúc, ấm áp.
Những dòng cảm xúc chia sẻ của học trò trong những tấm thiệp xinh xinh kia quả là "hàng độc", hê hê….
Này thì lễ phép, này thì ngoan hiền.
Không hiểu sao mình thấy kinh sợ cái định hướng giá trị lễ phép, ngoan hiền trong nhà trường Việt Nam. Những trò lúc nào cũng răm rắp “gọi dạ, bảo vâng” kiểu gì trong học bạ cũng được giáo viên phê cho hai chữ thánh thần “lễ phép, ngoan hiền”. Trăm cuốn học bạ giống nhau cả trăm. Học sinh nào được giáo viên nhận xét là “lễ phép, ngoan hiền, vâng lời giáo viên” đều hớn hở, phụ huynh mà nhìn thấy những dòng phê như thế trong học bạ của con ai nấy đều mỉm cười mãn nguyện. Ngoan hiền là giáo viên bảo gì làm nấy, nhất cử nhất động đều làm tăm tắp theo ý giáo viên. Vâng lời đến mức giáo viên bảo liếm ghế (vì làm bẩn ghế giáo viên) là nhất loạt 47 học sinh liếm ghế, bảo học sinh cả lớp lớp tát bạn (vì quên sổ thi đua của lớp) là cả lớp, không sót đứa nào, nhất loạt đứng lên vả bôm bốp vào mặt bạn, tịnh không có một đứa nào dám lên tiếng phản đối. Nền giáo dục với định hướng giá trị lễ phép, ngoan hiền kiểu đó thật đáng ghê sợ, đấy thực sự là một nền giáo dục nô lệ, sản sinh ra những lớp người nô lệ chỉ biết ngoan ngoãn vâng lời hay nói với hình ảnh mềm mại hơn nhưng không kém phần chua xót, đó là sản sinh ra những bầy cừu (cách nói của GS Ngô Bảo Châu) đi lặng lẽ bên lề.