• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

admin

Phó trưởng ban tuyên giáo TƯ không đọc Từ điển tiếng Việt

22.06.2011

 

Phạm Xuân Nguyên

Tại cuộc giao lưu trực tiếp của báo Công An Nhân Dân (CAND) ngày 16/6/2011 với ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban tuyên giáo Trung ương (từ đây viết tắt PTT), có đoạn hỏi đáp như sau:

Đại tá Phạm Văn Miên (Phó TBT báo CAND): Cũng về vấn đề biển Đông, thưa anh Nguyễn Thế Kỷ. Có bạn đọc hỏi rằng, vào ngày 5/6/2011, nhiều người dân Việt Nam xuống đường tuần hành, biểu tình phản đối hành vi vi phạm của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bản tin của TTXVN lại gọi là “cuộc tụ tập”. Liệu Ban Tuyên giáo TW có kỷ luật TTXVN không?

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW Nguyễn Thế Kỷ: Ban Tuyên giáo TW chẳng kỷ luật gì TTXVN cả. Sự việc mà độc giả nêu kỳ thực là do một số người dân Thủ đô Hà Nội và TP HCM bất bình trước sự việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Binh Minh 02. Sự việc này gây ra bức xúc, theo tôi sự phản đối và tình cảm này rất dễ hiểu. Vì người dân của mình, nhất là người trẻ đã họp nhóm lại tập trung trước cổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn và Hà Nội nhưng có tổ chức, rất trật tự và ôn hòa. Thậm chí nhiều người có khẩu hiệu phản đối hành động của TQ bằng giấy A4 nhưng với thái độ bình tĩnh.

Tôi cho rằng cách đưa tin như thế là được. Còn việc ai đó quan niệm sự việc đó là biểu tình là quyền của người ta, chúng ta không tranh cãi. Theo tôi thì đó là hành động người Việt Nam biểu thị lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và phản đối nước ngoài đối với quyền chủ quyền của mình.

Bản chất sự việc là như thế.

Còn TTXVN và một số báo đưa tin tụ tập đông người… đây là việc không nên tranh cãi, bởi vì các cơ quan chức năng cho biết không có một hành động quá khích nào. Khi được cơ quan chức năng, đoàn thể giải thích “cứ bình tĩnh, Đảng, Nhà nước và chính quyền sẽ bằng con đường ngoại giao, bằng trao đổi, bằng hòa bình để giải quyết sự việc…” thì những người dân nghe ra và ra về.

Nếu nói TTXVN bị kỷ luật là nặng nề quá. Mà nếu làm thế là chúng ta vi phạm tự do báo chí.

Câu trả lời của ông Kỷ là thẳng thắn khi không né tránh câu hỏi, nhưng vẫn còn là né tránh thực chất vấn đề. Nhưng ở đây tôi không bàn luận và bình luận điều đó. Tôi chỉ nhận xét về sự né tránh chữ “biểu tình” của ông PTT, khi ông nói: “Còn việc ai đó quan niệm sự việc đó là biểu tình là quyền của người ta, chúng ta không tranh cãi… Còn TTXVN và một số báo đưa tin tụ tập đông người… đây là việc không nên tranh cãi, bởi vì các cơ quan chức năng cho biết không có một hành động quá khích nào.”

Theo tôi, ông Kỷ nói thế là không ổn, nhất là ông lại tốt nghiệp ngành ngôn ngữ ở đại học. Mỗi từ trong ngôn ngữ có nghĩa của nó, nghĩa này được các nhà ngôn ngữ học đúc kết lại từ thực tế sử dụng từ và đưa vào định nghĩa trong từ điển. Từ là biểu thị khái niệm. Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) xuất bản năm 1990 định nghĩa từ “biểu tình” như sau: “Đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung. Biểu tình tuần hành. Xuống đường biểu tình. Biểu tình ngồi.” (trang 82). Trong định nghĩa về “biểu tình” này không có yếu tố “quá khích”, nghĩa là không phải cứ đám đông “quá khích” mới được gọi là “biểu tình”. Vậy là đã rõ: những cuộc tập hợp nhân dân tuần hành vừa qua phản đối Trung Quốc là những cuộc biểu tình theo đúng nghĩa tiếng Việt và theo đúng tính chất, nội dung sự việc diễn ra. Gọi đúng tên sự vật – đó là những cuộc biểu tình. Bản tin của TTXVN về các cuộc biểu tình đúng nghĩa đó đã bị đánh tráo ngôn từ. Đến lượt ông PTT khi bình luận các ý kiến về bản tin đó cũng lại đánh tráo ngôn từ một lần nữa. Mà, xin nhắc lại, ông vốn là dân ngôn ngữ theo chuyên môn được đào tạo. Ông không thể nói “Còn việc ai đó quan niệm sự việc đó là biểu tình là quyền của người ta” vì người quan niệm ở đây là dân Việt và tên gọi “biểu tình” là từ tiếng Việt, có trong từ điển tiếng Việt.

Thử nhìn sang tiếng nước ngoài, như tiếng Anh chẳng hạn, xem họ hiểu “biểu tình” thế nào. “DEMONSTRATE: to take part in a public meeting or march, usually as a protest or to show support for sth [SYN] PROTEST: students demonstrating against the war.” Đây là định nghĩa được đưa ra trong cuốn Oxford Advanced Learner’s Dictionary dành cho sinh viên, in lần thứ sáu (2000), nghĩa là loại sách phổ thông nhất, cập nhật nhất, thế lại nghĩa là ai cũng hiểu “demonstrate” là “biểu tình”. Cho nên nhất loạt các bản tin tiếng Anh trên thế giới đưa về sự kiện biểu tình của người dân Việt Nam trong các ngày 5, 12 và 19/6 trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn đều dùng từ DEMONSTRATE. Chẳng lẽ từ nay gặp phải từ này ta phải dịch là “tụ tập” (to meet, to gather together) cho đúng theo cách “định nghĩa” của ông PTT? Thực ra, cái trò tăng giảm sắc thái ý nghĩa các từ ngữ ngoại quốc khi dịch những bài viết của nước ngoài về Việt Nam theo hướng dịch khen thì dùng những từ Việt thật mạnh thật kêu, dịch chê thì dùng những từ Việt thật nhẹ, thật nhạt, làm sai lạc và thậm chí xuyên tạc cả nội dung và ý đồ người viết, là chuyện thường gặp trên báo chí ta.

Biểu tình thì gọi biểu tình, tuần hành thì gọi tuần hành, cớ gì xuyên tạc tiếng mẹ đẻ mà gọi là “tụ tập”, lại còn cho là chỉ có một số ít người “tụ tập”. Chuyện đánh tráo ngôn từ để thay đổi khái niệm nhằm che giấu hoặc phủ nhận sự thật như thế đã và đang xảy ra trong đời sống xã hội nước ta. Có dạo, nông dân đói nhưng báo chí không được dùng từ “đói” để chỉ thẳng thực tế, lại nói là “có những gia đình nông dân đứt bữa”. Một thời, cái việc “quảng cáo” bị coi là xấu, nên cái từ chỉ thực chất việc đó lại phải dài dòng ra là “thông tin kinh tế xã hội”. Mà ngay vừa đây thôi, các tên gọi “tàu lạ”, “nước lạ” còn được viện ra để thay cho sự chỉ mặt vạch tên Trung Quốc là kẻ lạ đó. Chẳng lẽ phải chờ đến khi bị kẻ thù dồn đến chân tường thì người Việt mới được nói đúng tiếng Việt? Hay từ điển tiếng Việt phải sửa lại định nghĩa từ “biểu tình” theo như ông PTT phân tích với báo giới? Nhưng một khi cuộc sống đòi hỏi thì nhiều từ ngữ tưởng đã bị vùi lấp và bức tử trong tay những người sử dụng ngôn từ lại sẽ được hồi sinh và sử dụng.

“Trước khi ngồi vào bàn, hãy thống nhất khái niệm”. Nhà cầm quyền Trung Quốc đang mưu toan chơi trò đánh tráo khái niệm trên biển Đông, gây xung đột với nước ta và các quốc gia ASEAN ven biển Đông để biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp, nhằm hợp thức hóa “đường lưỡi bò” vẽ ra trên giấy thành thực tế trên biển. Lẽ nào trong khi đó, chúng ta lại chơi trò tráo lộn ngôn từ với dân ta?

Tôi muốn tặng ông PTT Nguyễn Thế Kỷ một cuốn từ điển tiếng Việt.

 

Hà Nội

Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.2011)

{jcomments on}

 

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

“Yêu gái hư” + “Cưới gái ngoan”

11.06.2011

Trang Hạ

Cưới gái ngoan

(tâm sự của một giai ngoan lấy một gái ngoan)

Trước ngày tỏ tình, chúng tôi là bạn học cùng nhau lớp 12 ở THPT Hoàn Kiếm. Hồi đó, những buổi sáng đến lớp rét run, chia nhau gói xôi của bà bán xôi gần trường, hay những giờ tan học gần dịp nghỉ hè, chúng tôi chở nhau trên xe đạp từ phố Hai Bà Trưng lang thang ra cầu Long Biên, trốn học lên tận Hồ Tây, trở thành kỷ niệm rất đẹp.

Học đại học, bốn đứa chúng tôi học khác trường nhưng vẫn ở gần nhà nhau, nên trở lên thân thiết. Tôi yêu Th., vốn là bí thư cũ của lớp, còn thằng Minh yêu Trang. Trang ở Hàng Bạc nhưng lại lên nội trú ở với lý do ghét sự quản lý của ông bà bô. Chúng tôi rủ nhau cùng tỏ tình vào một ngày. Bốn người bạn thân cùng trở thành những người yêu nhau.

Sau phút “thắng lợi”, cả bốn đứa hẹn nhau ra cà phê, bốn chiếc xe đạp đã trở thành hai chiếc xe máy. Đi chơi xa, vui buồn giận hờn chúng tôi đều có nhau.

Tôi không viết tên vợ tôi ra, bởi chúng tôi đã li hôn ngày hôm qua.

Th. là gái ngoan điển hình, tính cách trái ngược Trang. Chính vì ngoan hiền tử tế quá, vợ tôi đã kéo đời chúng tôi xuống vực.

[Read more…] about “Yêu gái hư” + “Cưới gái ngoan”

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Ngả nào tìm được mĩ từ “cống hiến”?

11.06.2011

Tốt nghiệp Đại học, tôi ra trường chờ xin việc. Nghĩ rằng với tấm bằng cử nhân khoa học, tôi sẽ tìm được việc làm theo đúng chuyên môn mình đã học. Để cho ăn chắc, tôi làm hẳn 10 bộ hồ sơ xin việc. Thật may mắn những nơi tôi đến đều nhiệt tình tiếp nhận hồ sơ và nói rằng khi nào cần họ sẽ gọi. Đợi mãi không biết khi nào họ cần, để tồn tại tôi loay hoay đi kiếm miếng ăn. Kiếm ở đâu? Tôi đến các trung tâm giới thiệu việc làm.

Ngày 25/9/2004 tôi đến văn phòng giao dịch 24/370 đường Cầu Giấy (Hà Nội). Tiếp tôi là một chị còn rất trẻ. Chị tư vấn cho tôi đủ loại việc làm với mức tiền lương hấp dẫn: trực điện thoại, lương khởi điểm 600.000 đồng + thưởng; bán điện thoại di động, lương khởi điểm 1,2 triệu đồng + thưởng…Cuối cùng tôi chọn việc bán quần áo thời trang (lương khởi điểm 700.000 đồng + thưởng). Hồ sơ được lập tại chỗ, tôi nộp lệ phi 30.000 đồng. Trung tâm hẹn tôi 3 ngày sau quay lại, có người đưa đi nhận việc và nộp luôn 30% tháng lương đầu. Đúng hẹn tôi quay trở lại, chị nhân viện nọ nói rằng: “Chỗ gần thì đã hết rồi, để từ từ sắp xếp đã, khi nào có chị sẽ gọi điện, em không cần phải đến đây. Thực ra bây giờ cũng có việc làm ngay nhưng phải làm ca đến 22h, em có đi được không?”. Biết vậy tôi đành phải đợi và thử đến một trung tâm giới thiệu việc làm khác nằm trên đường Láng (TT Hòa Phát). Ở đây tôi gặp 4 chị nhân viên còn rất trẻ. Một chị bàn ngoài đang tranh thủ ngồi đọc truyện tranh, 3 chị còn lại đang làm hợp đồng. Tôi được giới thiệu nhiều việc làm ngay với mức lương cao + thưởng. Tôi cũng hơi mừng vì nghĩ là mình tìm đúng chỗ. Tôi nhận bán quần áo ở Chùa Bộc, lương khởi điểm 900.000đ cộng thưởng. Làm hợp đồng xong chị nhân viên hẹn tôi sáng mai đến sớm đi nhận việc. Đúng hẹn, tôi đến thì chị nhân viên nọ xin lỗi vì cửa hàng nọ mới báo lại là đã nhận đủ người. Chị sẽ giới thiệu cho một địa chỉ khác. Để có việc làm ngay, tôi chấp nhận đến Công ty Thương mại và dịch vụ du lịch 100/15 Đội Cấn, nộp lệ phí thêm 80.000đ để làm văn phòng, trực điện thoại như lời giới thiệu. Đến ngày nhận việc, tôi mới biết là họ giao cho tôi đi phát tờ rơi giới thiệu giá vé các tua du lịch trong nước. Tôi chán nản bỏ cuộc mà không thể bắt đền ai khi biết rằng chính các nhân viên giới thiệu việc làm đã lừa đủ cách khi họ cũng thất nghiệp như tôi.

Vì tôi học Sư phạm nên tôi vẫn muốn được đi dạy học. Tôi nhận làm gia sư. Qua trung tâm gia sư, tôi phải nộp lệ phí là 50% tháng lương đầu. Khi đến gặp gia đình học sinh, họ đòi tôi phải trình bằng tốt nghiệp ĐHSP, yêu cầu tôi phải là con nhà gia giáo. Điều này cũng dễ hiểu, nhưng họ yêu cầu cô giáo phải là người Hà Nội. Trở lại trung tâm, tôi được giới thiệu một địa chỉ khác, là dạy học lớp 2. Mẹ cháu bé, sau khi biết là tôi dạy cấp III thì khăng khăng từ chối vì cho rằng tôi không thể dạy dược con chị. Tôi đem chuyện này kể lại cho anh tôi, anh cười bảo: “Chị ấy từ chối là phải, cô biết mổ gà đấy nhưng cô chưa luộc trứng bao giờ thì cô không thể luộc chín trứng được”.

Một Vip của sân bay Nội Bài mời tôi đến nhà dạy cho con đang học lớp 5. Ông ta bảo: “Cháu nó không cần học giỏi, chỉ cốt lên lớp đều. học làm gì cho thần kinh căng thẳng. Nếu thích thì học hết phổ thông cho đi du học lấy tiếng, chứ tiền bạc thì phải ba đời nữa chưa chắc đã xài hết”. Nghe ông nói thế, tôi đành phải từ chối khéo. Không biết cách suy nghĩ như vị phụ huynh này thì rồi đây thế hệ tương lai sẽ như thế nào?

Ông anh họ tôi học chưa hết lớp 5, làm thuê trầy trật, vừa rồi bán được mảnh đất mặt đường, thế là đổi đời. Anh ấy mua ngay một chiếc ô tô tải đi chở thuê. Tuần trước tôi về quê, đang đi bộ mệt mỏi thì nghe tiếng anh gọi: “Mày về đấy à? Hồi này ở đâu, làm gì?”. Nghe tôi kể lại, anh ấy cười hề hề bảo tôi rằng: “Chúng mày học cho lắm vào. Bây giờ thời buổi mở cửa, phải năng động, phải nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu cấp thiết của thực tế cuộc sống, phải…”. Tôi sốt ruột ngắt lời anh: “Xin phép anh, anh mắng thế đủ rồi đấy. Hãy tư vấn cho em một việc cụ thể”. – “Thì anh nói rồi! Lãnh đạo bao giờ cũng nêu chung chung về những nét lớn. Hiểu chưa?”.

————————————–

Bài viết của học viên cao học Đinh Thị Thu Hằng (với bút danh Thu Nguyệt) gửi cho phuonghoa.edu.vn (bài đã đăng trên Báo Nhân đạo và đời sống, số 22 – 2004).

 

Chuyên mục: Bài viết từ độc giả

Thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc

08.06.2011

 

Kính gửi Ngài chủ tịch của đất nước Trung Quốc to lớn và hùng mạnh!

Có lẽ cháu quá nhỏ bé nên cũng chẳng cần giới thiệu tên tuổi làm chi, xin Ngài hãy cứ gọi cháu là Việt Nam!

Hôm nay, một ngày hè oi ả trên đất Việt, khi cháu đang cố gắng để vượt qua kì thi Tốt Nghiệp và thi Đại Học sắp tới thì được biết một tin thật đau lòng: đất nước Trung Quốc của Ngài đang muốn thôn tính và chiếm đoạt 2 quần đảo xinh đẹp Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dù đang rất mệt mỏi và lo lắng cho kì thi sắp tới nhưng điều này khiến một công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà như cháu không khỏi lo lắng và sợ hãi.

Từ bé đến giờ, cháu – một cô gái Việt Nam – đã rất hâm mộ đất nước Trung Quốc của Ngài. Cháu thích xem những bộ phim võ hiệp thời xưa của Trung Quốc hơn phim tài liệu lịch sử Việt Nam. Cháu yêu thích những danh lam thắng cảnh của Trung Quốc hơn cả những cảnh đẹp của Việt Nam. Cháu thích ăn đồ ăn Trung Quốc hơn bát cơm quả cà dân dã của Việt Nam ( khi phải thú nhận điều này cháu cảm thấy rất xấu hổ và có lỗi với quê hương mình).

Thưa Ngài chủ tịch tối cao, cháu dường như đã coi Trung Quốc như một quê hương thứ hai của mình, thế nên cháu thực sự bàng hoàng khi hay tin Trung Quốc gây hấn với Việt Nam thương yêu của cháu.

Từ hàng trăm năm nay, trên tấm bản đồ Thế Giới đã phân chia rõ ràng ranh giới chủ quyền lãnh thổ, các nước yên ổn hoà bình làm ăn và hợp tác hữu nghị với nhau như anh em ruột thịt. Thế nhưng cháu thật không ngờ đất nước Việt Nam xinh đẹp của cháu, Tổ Quốc vô vàn kính yêu của cháu lại đang bị chính “người anh em” thân thiết nhất dần dần cướp đi khối tài sản to lớn đáng tự hào.

Trong tâm tưởng cháu bây giờ vẫn đang hiện rõ lên mồn một hình ảnh Ngài chủ tịch đáng kính của Việt Nam bắt tay thân thiết với Ngài trong những lần giao lưu hai nước. Liệu tình cảm thân mật đó, những nụ cười trìu mến đó của Ngài có còn dành cho đất nước Việt Nam của cháu không?

Đất nước Trung Quốc của Ngài to lớn hơn Việt Nam rất nhiều, khoáng sản của các Ngài cũng trù phú và màu mỡ hơn Việt Nam rất nhiều, vậy tại sao đất nước của Ngài lại muốn cướp đi niềm tự hào bé nhỏ của quê hương cháu? Cháu cảm thấy rất buồn vì điều này.

Lặng lẽ đứng nhìn một phần máu thịt đất nước mình đang dần bị thu nhập vào Trung Quốc, cháu thấy tim mình quặn thắt lại.

Tuy cháu may mắn được sinh ra vào thời bình nhưng những đau thương mất mát trong chiến tranh của đất nước cháu hiểu hết. Cháu ghét chiến tranh, cháu sợ cảnh chết chóc, cháu yêu hoà bình và cháu yêu Việt Nam. Chắc hẳn Ngài cũng biết con người Việt Nam hiền lành và ôn hoà nhưng cũng rất nóng nảy và bốc đồng, bởi người Việt Nam yêu nước. Con người Việt Nam không thích chiến tranh nhưng cũng không thể ngồi yên trước cảnh đất nước mình đang bị thôn tính như thế.

Thưa Ngài chủ tịch vĩ đại, chắc hẳn một con người có trái tim nhân ái và bao dung như Ngài không muốn thấy cảnh chiến tranh đâu nhỉ. Chứng kiến cảnh con dân nước mình đổ máu trong thời bình này thì còn gì đau khổ hơn với một người cầm quyền đứng đầu nhà nước như Ngài. Nhưng nếu như cuộc đàm phán giữa hai nước không thành công thì có lẽ chuyện gì đến cũng sẽ phải đến thôi.

Với một đất nước giàu có và hào phóng như Trung Quốc thì 2 quần đảo nhỏ bé Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chẳng đáng là bao, nhưng nó lại là niềm tự hào, là khối tài sản không nhỏ của người Việt yêu độc lập.

Lẽ ra lúc này cháu đang phải cố gắng cho việc học và ôn thi, nhưng với tư cách là một con dân Việt Nam, cháu không thể tỏ ra thờ ơ, hờ hững trước tình hình thế sự to lớn của đất nước. Vì cháu biết rằng một khi Việt Nam có chiến tranh thì cháu sẽ chẳng được ngồi học yên ổn trên ghế nhà trường nữa.

Cháu biết sức cháu nhỏ không thể giúp gì được cho đất nước nhưng những người yêu nước như cháu thì rất nhiều, và cháu tin rằng sức mạnh tình yêu đó có thể đánh bại mọi kẻ thù muốn nhăm nhe xâm lăng đất Việt.

Thưa Ngài, cháu hi vọng Ngài sẽ hiểu cho tâm sự của một đứa con gái nhỏ bé như cháu nói riêng và toàn bộ dân tộc Việt Nam nói chung. Người Việt Nam yêu đất nước Việt Nam!

Có lẽ cháu đã làm phiền Ngài nhiều rồi, cháu xin dừng bút tại đây, bức thư tuy không dài nhưng đã nói lên được phần nào tâm tư trong lòng cháu. Cháu chúc Ngài có sức khoẻ tốt, chúc đất nước Trung Quốc luôn tươi đẹp. Và cháu mong rằng Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi là những người bạn thân thiết của nhau!

Thân ái!

Kí tên: cô gái Việt Nam

HP, 12h31, ngày 02/06/2011

Theo blog Phan Văn Tú

 

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Bỏ chồng, đừng bỏ mình

07.06.2011

Trang Hạ

Bỏ chồng, để cưới đời mình

Tôi thích lời chia sẻ của một chuyên gia tâm lý, rằng, phụ nữ phải bốn mươi mới biết tình yêu quý giá và hiếm hoi đến nhường nào. Bởi khi hai mươi, nàng nhiều tình nhân và yêu nhiều người nhưng lại là lúc nàng dễ bị tổn thương bởi tình yêu nhất. Tuổi ba mươi yên ổn và biết cách duy trì mối quan hệ lâu dài. Thế nhưng yêu lại ở tuổi bốn mươi, phụ nữ dường như rất khó để quay trở lại là một người phụ nữ tin tưởng vào tình yêu.

Không có tình yêu, hôn nhân biết đâu trở thành ràng buộc. Ở những nơi ràng buộc lỏng lẻo, có người phụ nữ đã gỡ sợi dây ấy ra khỏi đời mình.

Ly hôn không có nghĩa là bị thải ra khỏi hôn nhân. Chỉ là chúng ta cố gắng để xoay xở trong vô số ràng buộc, mà muốn đứng vững, ta buộc phải bứt vài nút thắt hoặc gỡ xuống vài mơ ước trong đời. Có người hy sinh cái tôi hoặc bỏ việc. Một số khác chia tay người bạn đời để được tự do cưới chính hạnh phúc của mình.

Liệu chúng ta có thể sống như một phụ nữ thông minh, cân nhắc kỹ bằng khối óc, trước khi để cho con tim rung động hay không? [Read more…] about Bỏ chồng, đừng bỏ mình

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 96
  • Go to page 97
  • Go to page 98
  • Go to page 99
  • Go to page 100
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 171
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

023427
Views Today : 36
Views Yesterday : 86
Views Last 7 days : 397
Views Last 30 days : 1969
Views This Month : 1775
Views This Year : 4684
Total views : 40157

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2025 · Phương Hoa