“Bà già” Đức, “Bà già” Việt Nam – Hai phương trời một “chất lượng sống”
“Bà già” Đức, “Bà già” Việt Nam – Hai phương trời một “chất lượng sống”
Thư của phụ huynh trò Huy Phan gửi Cô giáo Nhung
Trước hết xin phép được tự giới thiệu. Tôi là Nguyễn Thị Phương Hoa, mẹ của trò Nguyễn Huy Phan, thời gian qua đã theo học thêm môn Văn với Cô.
Thưa cô, bức thư này tôi viết cho Cô mong Cô xem nó như một lời tâm sự, chia sẻ của một người trước hết với tư cách một phu huynh, sau nữa với tư cách một người đồng nghiệp cùng nghề giáo với Cô, người cũng đã có gần 30 năm làm giáo dục và có thể nói là cũng đã có ít nhiều những sự trải nghiệm quí báu trong nghề (tôi không dám dùng chữ “những thành công nhất định trong nghề”).
Sau cuộc điện thoại của cô tối hôm thứ 7, tôi cũng đã rất bực với con trai (tôi chưa bao giờ là người bênh con, thậm chí còn rất nghiêm khắc), đã hỏi han cháu rất cặn kẽ về những lỗi lầm cháu đã mắc phải trong các buổi học với Cô. Cháu đã kể lại rât tỉ mỉ những lời nói và thái độ của mình trong các giờ học. Để kiểm tra mức độ chính xác của thông tin, tôi cũng đã gọi điện hỏi han một số cháu cùng học lớp đó. Rồi cậu sinh viên gia sư dạy Toán khi biết chuyện cũng đã tự động hỏi han các cháu khác nữa cùng lớp (các cháu này cũng học thêm Toán với cậu sinh viên đó. Cậu này là một người trẻ nhưng cái TÀI và cái TÂM đã đáng để cho các bậc cha chú kính nể và yêu quí) và cũng nhận được những câu trả lời tương tự với câu trả lời của trò Phan, đó là: thái độ học hành đã tiến bộ lên nhiều, còn hay phát biểu nữa là khác, tuy nhiên trong giờ đôi lúc vẫn còn hay nói năng tự do, có lần khi Cô hỏi bạn còn bảo là “không thích học Văn vì cô giáo dạy Văn ở trường dạy rất chán”, rồi có những lúc còn nằm xoài ra bàn,… Theo dõi thái độ học hành của cháu tôi cũng đã thấy khá lên nhiều so với thời gian đầu (tuy vẫn chưa thể hài lòng), cháu đã say sưa đọc (thậm chí là đọc trước, do anh Quốc Trung con cô Hiền khuyên và cho mượn sách) một số tác phẩm cô đã và sẽ yêu cầu đọc thêm. Thú thật là sau khi nghe cô nói nguyên nhân và cũng nghe lại những lời kể của các cháu khác cùng học, tôi thấy lý do cô đưa ra để “đuổi” hay “đuổi khéo” trò Phan là chưa thuyết phục. Các cháu được hỏi đều rất ngỡ ngàng khi nghe nói bạn Phan bị cô cho thôi học. Có cháu bảo: “Ơ, nhưng mà hôm thứ 3 vừa rồi cháu có thấy cô ấy mắng hay trách gì bạn ấy đâu ạ”. Lại cũng có cháu bảo: “Sao cô lại đuổi bạn Phan ạ, bạn ấy hôm rồi còn học thuộc bài cô giao (“Nhớ rừng” của Thế Lữ), cháu còn chưa học tẹo nào cơ mà, sao cô không đuổi cháu” hay “ bạn ấy còn hay phát biểu nữa là đằng khác, cô giáo mọi bữa còn có lúc khen bạn ấy nữa ấy chứ”,… Tất nhiên, đây là lớp dạy thêm của riêng Cô, cô muốn nhận hay muốn đuổi (hay “đuổi khéo”) trò nào là quyền của Cô. Việc này ở các lớp học thêm được thực hiện rất dễ dàng (vì nó là “yếu tố cản đường công cuộc mưu sinh” của giáo viên), còn nếu là đuổi học ở trường thì chắc chắn là không thể đơn giản như thế. Đành rằng dạy thêm phần lớn cũng là vì cuộc mưu sinh, và là một mục đích rất đáng trân trọng vì dân ta ở cái xứ này đa phần đều chịu chung cái cảnh “nỗi lo cơm áo ghì sát đất” hay “giấc mơ con đè nát cuộc đời con” hết cả mà thôi. Nhưng giá như cái mục đích mưu sinh ấy luôn mang đậm tính nhân văn và tinh thần giáo dục thì có những giá trị lắm khi ta tưởng là “ảo” (ví dụ như tỷ lệ đỗ cao trong các kì thi) lại trở thành những giá trị đích thực (giáo dục học sinh thành những NGƯỜI TỬ TẾ) và các giá trị đó cũng trở nên đầy đặn hơn rất nhiều. Cái cách dễ dàng nhất, đơn giản nhất mà không ít giáo viên và nhà trường ở Việt Nam vẫn chọn “cho nhẹ nợ” là ĐUỔI HỌC những học sinh mà họ cho là “bất trị” để nhanh chóng “thoát khỏi” những ràng buộc hay trách nhiệm với chúng.
Tôi muốn đề nghị Cô một điều: trong buổi học tới đây Cô hãy công bố với cả lớp về quyết định của Cô đuổi trò Phan xem các con sẽ có thái độ thế nào. Liệu các con có tâm phục khẩu phục với quyết định của Cô hay không? Theo thiển ý của tôi, nếu giáo viên không trực tiếp phê bình, mắng mỏ hay trách phạt gì học sinh (khi/nếu nó mắc lỗi) mà “lẳng lặng” thông báo với phụ huynh đuổi học nó thì hành động đó là rất unfair với đứa trẻ đấy. Trong dân gian, hành động đó được người ta nôm na gọi bằng chữ “đánh lén/đâm lén sau lưng” người khác. Việc đó, người đường hoàng không bao giờ làm, nhất lại là với một đứa trẻ. Người có TÂM thực sự với nghề, với trẻ sẽ không làm như thế. Nói Văn học là Nhân học thì dễ nhưng để thực hiện được điều đó thì quả thật là không dễ chút nào, nhất lại trong cái bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay đang có sự đảo lộn ghê gớm của hệ thống giá trị.
Cô Nhung ạ, băn khoăn mãi rồi tôi cũng quyết định viết cho Cô lá thư này. Mong cô đừng hiểu nhầm là tôi tỏ thái độ "hậm hực "chuyện cô đuổi trò Phan mà hãy coi đây như một sự chia sẻ. Tôi quyết định viết vì tôi cũng là một nhà giáo có nhiều sự trải nghiệm, gia đình tôi có nhiều người là giáo viên. Tôi viết ra như thế thực tâm với mong muốn Cô có thể rút ra được đôi chút kinh nghiệm gì đó cho mình sau tình huống sư phạm này. Con đường “trồng người” của Cô còn dài, nhưng sẽ không phải toàn thảm đỏ.
Kể ra thư viết cũng đã quá dài. Cuối thư tôi thành tâm chúc Cô và gia đình vạn sự an lành. Chúc cho các con của Cô sau này ngay từ những ngày đầu bước chân tới trường đã luôn được học với những giáo viên có đủ cả TÀI lẫn TÂM để các cháu sẽ trở thành những đứa con ngoan ngoãn, giỏi giang, thành đạt và là những công dân tốt.
Mẹ trò Phan
PS. Xin gửi Cô 2 tình huống giáo dục và bài viết của tôi ở Vietnamnet để lúc rảnh cô đọc tham khảo thêm cho vui. Rất tiếc là trong khuôn khổ qui đinh của 1 bài báo tôi ko thể nói hết những gì mình đã làm cùng với cô giáo của con để để “cứu” con.
vietnamnet.vn/giaoduc/2009/08/864641/
Cập nhật lúc 14:24, Thứ Sáu, 21/08/2009 (GMT+7)
Để giúp các bé vượt qua cú sốc đầu tiên khi tới trường, rất nhiều phụ huynh đã cùng "hợp tác" với giáo viên trong việc biến lớp học thành "ngôi nhà thứ hai" của bé.
VietNamNet xin giới thiệu chia sẻ kinh nghiệm của phụ huynh Nguyễn Thị Phương Hoa (Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội)
HS Trường Tiểu học dân lập Lý Thái Tổ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Bích Ngọc
|
Tôi có hai người con. Trước đây, con gái lớn của tôi học tiểu học ở nước ngoài. Mỗi ngày đến lớp thực sự là một ngày vui đối với cháu. Thậm chí, có những hôm mưa tuyết, mất điện, tàu điện không chạy mà cháu vẫn một mình lụi hụi đi bộ trong trời ngập tuyết một đoạn đường khá xa (khoảng năm đến sáu bến tàu điện) để đến trường. Dù ốm đến mấy cháu cũng không chịu nghỉ học.
Thế nhưng, con trai út của tôi – (nay đã học lớp 8), học ở trong nước – chưa kịp nghe tiếng trống trường đầu tiên đã kịp … chán học.
Những ngày đầu đi học lớp Một, cháu cũng rơi vào trạng thái sợ đi học. Ba tuần đầu tiên (khi chưa khai giảng), mỗi buổi sáng phải đưa cháu đến lớp quả là một cực hình với cả nhà.
Cháu cứ gào khóc ầm ĩ, kiên quyết không chịu ra khỏi nhà và chỉ kêu lên một câu: “Không đi học lớp Một đâu, chỉ đi học mẫu giáo thôi”. Vợ chồng tôi đã dùng đủ các cách như từ nịnh, dỗ dành, giải thích, cho đến dọa nạt, mắng mỏ, … nhưng đều vô ích.
Tôi biết lỗi không phải ở các cháu nhỏ mà chính ở phía người lớn. Nhà trường (mẫu giáo lớn) và gia đình đã không làm tốt khâu chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học lớp Một mà chỉ lo dạy trước học đọc, học viết và học làm toán để sao cho các cháu vào lớp không bị thua kém các bạn.
Trong khi đó, ở lớp Một, các giáo viên không ai bảo ai đều coi các con đã "mặc định" biết đọc thông viết thạo. Cháu nào chưa biết sẽ bị ám ảnh tâm lý nặng nề là mình "học dốt" và thua kém các bạn trong lớp.
Hàng xóm cạnh nhà tôi, cháu bé được bố mẹ lo cho vào lớp chọn ở một trường điểm.
Chưa khai giảng nhưng ngày nào nhưng đi học về cháu cũng “trình” bố mẹ một tờ giấy A4 kín chữ. Cuối trang giấy có ghi: "Đề nghị phụ huynh kèm con đọc trơn tru từ 5 đến 7 lần”.
Cháu bé đó than thở: "Con không thích đi học lớp Một”….
Quyết “cứu” con trai mình
Trước hết, tôi xin phép nhà trường và giáo viên chủ nhiệm được đến trang trí lại lớp học cho thật đẹp và thật sinh động. Dần dần, lớp học thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các cháu.
Sau nữa, tôi đã hợp tác chặt chẽ với cô giáo – rất may là cô giáo rất tâm huyết với nghề, rất yêu trẻ và đặc biệt là rất cầu thị – để giúp cô thiết kế những bài giảng sinh động, hấp dẫn, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi này, trên tinh thần "học mà chơi, chơi mà học".
Những giờ Toán, Tiếng Việt (và cả giờ Đạo đức) đã trở thành những giờ học hấp dẫn thông qua các trò chơi, như tô màu, xếp hàng, đoán ô chữ, đóng kịch….
Kết quả là, con trai tôi phấn khởi đến trường hàng ngày. Có hôm trời mưa to, tôi đùa cháu: “Hôm nay mẹ cho con nghỉ ở nhà”. Cháu liền trả lời: “Không, con thích đi học cơ”.
Và thế là tôi đã “cứu” được con trai mình qua khỏi “cửa ải đầu tiên” của nhà trường. Con trai tôi rất yêu quí cô giáo lớp Một (và cả các cô giáo các năm sau đó).
Cho đến bây giờ, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cháu đều giục ba mẹ đưa đến thăm các cô…
· Nguyễn Thị Phương Hoa (Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội)
Ý kiến bạn đọc
Một kinh nghiệm chia sẻ bổ ích cho các bậc phụ huynh, nhà trường và cho cả sự cải cách giáo dục của chúng ta! Xin cảm ơn tác giả.
hoa, hp , gửi lúc 21/08/2009 14:40:46
Tôi rất khâm phục sự cố gắng giúp con hứng thú học tập và đến trường của chị Phương Hoa. Có một điều rất may mắn là bé nhà chị được học một cô giáo cầu thị, yêu trẻ và chị là người rất giỏi trong việc giúp đỡ cô giáo thiết kế những bài giảng hấp dẫn cho các cháu. Có thể hiểu rằng phương pháp giáo duc và thái độ của cô giáo ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý các bé lần đầu đến trường. Vì vậy, nên chăng Bộ GD-ĐT cần thiết tkế các bài giảng mẫu cho các cháu theo hướng tích cục như chị Hoa đã làm.
Me Minh Van, Ha noi , gửi lúc 21/08/2009 15:28:41
Tôi không hiểu tại sao các cháu đi học lớp 1 lại bị coi là " mặc định biết đọc biết viết". Các nhà giáo dục có phải muốn trút bớt gánh nặng cho gia đình hay các cháu lớp 1 bắt buộc fải học thêm. Cả 1 hệ thống giáo dục phải lo phần việc này chứ, hay ở nước ta ko có ai lo hoặc có lo cũng chỉ là hình thức và nói miệng? Quá thất vọng về nền giáo dục VN. Nếu VN có thua kém các nước khác thì ko phải do tố chất con người mà do Ngành giáo dục lạc hậu và bảo thủ.
Minh Hiếu, 61 Trần Duy Hưng – Hà Nội , gửi lúc 21/08/2009 15:48:05
Thật may là chị lại làm tâm lý giáo dục nên mới biết cách. Còn 99,99 % còn lại không được may mắn như thế.Và nền giáo dục của chúng ta còn rát nhiều điều cần cải tiến.
NGUYỄN HỮU BÌNH, gửi lúc 21/08/2009 20:11:53
Nếu thực sự có nhiều người mẹ như chị và nhiều người cô như chị nói thì học đối với các em sẽ là những ngày vui , thay vì phải dạy cho trẻ cách tranh đua nhau ngay khi còn các em còn tuổi chơi .
Vũ Khoa, HCM , gửi lúc 21/08/2009 20:26:10
Toi cung dong y kien voi ban Minh Hieu,ban Me Minh Van – Ha Noi.
Toi da tu lau that khong hieu tai sao ma cac chau muon vao hoc lop1, de hoc kien thuc va hoc lam nguoi, moi mot tre em nao cung co quyen duoc di hoc, vay ma truoc khi muon vao hoc lop 1 hien nay thay nhieu phu huynh phan nan la chau phai thi nang khieu, thi IQ. Toi thiet nghi cac chau rat can phai duoc den truong cho du la trinh do IQ cua chau den dau va chau cung chua can phia biet viet. the chang nhe cac chau co trinh do IQ thap thi khong duoc den truong…..
Cac chau o lop mau giao lon khi duoc cac co giao day de chau tiep can voi nhung chu cai va nhung con so la rat tot. Nhung khong co nghia la cac chau phai biet viet truoc khi vao lop 1.
Neu nhu bat cac chau buoc phai biet viet va doc truoc khi den truong ( vao lop 10 cac chau se khong con su hap dan de tim toi. Toi cung tha thiet mong nganh giao duc ( Bo GD-DT) cung cna xem xet de chung ta co nhung tang lop tre tho biet yeu cuoc song va con nguoi ngoai viec chi biet mot mo kien thuc kho can va neu chau nao khong co y thuc, cac chau se chan nan, con cac chau co y thuc se tro thanh nhu mot cai may.
Tran Minh Thu, Minh Khai, Hai Ba Trung,
, gửi lúc 21/08/2009 22:03:19
Đối với tôi, những trao đổi của chị thật quý báu. Có được phụ huynh như chị quả là hiếm. Tôi là giáo viên lớp Một nên tôi rất hiểu và thông cảm với chị. Chính vì vậ,y tôi luôn có một tâm niệm làm thế nào để giúp các cháu thích được học, thích được đến trường. Tôi mong các cháu thực sự có được sự thoải mái trong học tập. Tuy nhiên có thể do sự đổi mới phương pháp giảng dạy còn nhiều hạn chế nên tôi rất mong có được sự trao đổi kinh nghiệm của chị.
Nguyễn Khánh, Hải Dương , gửi lúc 21/08/2009 23:23:46
Con gái của tôi năm nay cũng vào lớp 1. Cũng như bao phụ huynh khác, tôi sợ con mình vào lớp 1 không theo kịp các bạn nên cũng phải cho cháu đi học thêm chữ trước mặc dù tôi không hề muốn.
Cháu học mẫu giáo cả ngày, chiều mẹ đón về ăn qua quýt rồi phải đi học thêm đến 7h tối. Nhiều lúc thương con quá, mhưng nếu cháu không học khi vào lớp ,sẽ không theo kịp các bạn. Hiện nay, cháu đã đến trường học lớp 1. Mặc dù chưa khai giảng nhưng cô giao đã bắt các cháu viết chữ. Vở của con gái tôi cô giáo đã phê là cháu viết còn chậm đề nghị gia đình kèm cặp thêm cho cháu.
Tôi cũng thấy ngành giáo dục nói nhiều là không bắt các cháu phải học chữ sớm. Nhưng nói là một chuyện, còn thực tế thì khác hoàn toàn. Các cháu vào lớp bị coi là mặc định đã biết đọc, biết viết. Ngành giáo dục cứ nói một đằng làm một nẻo.
Kim Tuyến, Tp. HCM , gửi lúc 22/08/2009 12:24:58
Chuyện này tuy không xưa như diễm nhưng có lẽ cũng đã kéo dài phải vài chục năm nay. Tuy phát động nói không với bệnh thành tích nhưng khổ nỗi trường nào cũng muốn nhanh "chuẩn" nhanh A, B, C các vấn đề khác, trong khi cơ sở vật chất các trường nông thôn thì lấy đâu ra mà trang trí như cô Phương Hoa được. Các cô thì chịu quá nhiều áp lực của địa phương, nhà trường liên quan đến chỉ tiêu "đã đề ra", rồi còn phải lo gia đình nữa chứ, lương giáo viên hiện nay đâu đã đủ để tồn tại.
Phải nói thẳng rằng các nhà lãnh đạo trong ngành khi học đại học ai mà chẳng biết quy luật bất biến của triết học: " Vật chất quyết định ý thức" (Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội) nhưng hiện nay họ đã và đang làm ngược lại: Ý thức quyết định vật chất.
Nguyen, Thanh Hóa , gửi lúc 22/08/2009 14:56:11
Chào bạn Nguyễn Khánh. Đọc đoạn viết của bạn, tôi biết, bạn cũng là một giáo viên lớp một rất tâm huyết với nghề, với trẻ. Rất tiếc là trong khuôn khổ của một bài góp ý kiến nhỏ, tôi không thể viết ra được hết những gì tôi đã hợp tác với cô giáo của con để làm sao mỗi ngày đến trường là thực sự là một ngày vui với các con. Nếu bạn muốn, chúng ta có thể liên lạc tiếp qua mail, tôi rất muốn được chia sẻ với bạn (cũng như với các giáo viên và các bậc phụ huynh) những kinh nghiệm và hiểu biết của tôi về vấn đề này. Địa chỉ email của tôi: nthiphuonghoa@yahoo.com. Chào bạn.
Nguyễn Thị Phương Hoa, Bộ môn Tâm lý-Giáo dục, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội , gửi lúc 22/08/2009 18:07:27
Tôi rất đồng cảm với bài viết của chị P.Hoa và các bạn đọc. Tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh môt trường tiểu học có tiếng ở quận Đống Đa " tuyển sinh" vào lớp 1 năm học 2009-2010. Từ sáng sớm các vị phụ huynh đã đưa các cháu đến trường tham gia "kỳ thi tuyển sinh" . Đúng giờ cổng trường đóng lại, phụ huynh phải đứng hêt ngoài cửa sắt, còn các "sĩ tử tý hon" phải đứng trong cổng sắt để tham dự cuộc thi. Các cháu còn quá nhỏ, một số cháu bạo dạn thì không nói làm gì còn đa số các cháu quá sợ hãi… cháu thì khóc, cháu thì mếu máo, cháu thì cầm bình sữa tu do dậy sớm chưa kịp ăn sáng… Thật là một cảnh cười ra nước mắt…Xin nói thêm rằng kỳ thi này là bắt buộc vì nếu cháu nào không đến dự kỳ thi này sẽ không được nhận vào lớp 1 cho dù hồ sơ đã được duyệt. Có nhất thiết phải có những kỳ thi như trên???
Lê Tùng, Đống Đa – Hà Nội , gửi lúc 22/08/2009 23:51:14
Cô ơi! Mặc dù đã có đổi mới nhưng trẻ em vẫn còn quá vất vả với gánh nặng thành tích và gánh nặng chương trình. Giáo viên muốn bài dạy hấp dẫn HS thì không đủ thời gian, GV gồng hết mình mới hết nội dung SGK.
Đỗ Thúy Vinh, THPT Bạch Đằng – TN – HP , gửi lúc 23/08/2009 07:04:12
Toi doc bai nay hay hay qua .Tai sao chung ta khong ap dung dai tra vao cac truong va nen dua kinh nghiem nay den ca truong dai hoc su pham?
chu long, 14/2/25/229/hang kenh le chan hai phong , gửi lúc 23/08/2009 08:00:18
Ngành giáo dục có 2 vấn đề lớn: chương trình học nặng và chất lượng giáo viên thấp. Bên cạnh đó là bệnh thành tích có hệ thống từ trên trung ương xuống dưới cơ sở. Học sinh và gia đình đương nhiên phải gánh chịu.
Hoài Nam, gửi lúc 24/08/2009 08:09:15
Chi that co oc sang tao. giong nhu phu huynh o My, luon sat canh voi nha truong de giao duc con.
van, usa , gửi lúc 24/08/2009 08:44:36
Đọc bài viết của chị Phương Hoa, tôi rất muốn chia sẻ cùng chị và quý vị học sinh có con vào lớp 1.
Quả thật, có con vào lớp 1 không chỉ là nỗi ám ảnh của các cháu mà cả nỗi thống khổ của phụ huynh nhất là mỗi buổi sáng đưa con đến trường.
Tôi muốn hỏi chị Hoa, là người trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu về tâm lý giáo dục rằng hiện nay bộ môn này của chị có ảnh hưởng gì đối với nền giáo dục nước nhà, có câp nhật thực tiễn của các nước có nền giáo dục tiên tiến để truyền đạt lại cho các thế hệ sinh viên sau này không? Hay chỉ đơn thuần là 1 môn học trả bài cho thầy cô để rồi chính chị là người trong cuộc chỉ giúp được con mình vượt qua "cửa ải đầu tiên" và còn hàng triệu các cháu nhỏ của chúng ta đến trường vẫn phải chịu áp lực hay còn gọi là "sốc" khi bước vào lớp 1, lớp học đầu đời.
Sự đổi mới trong giáo dục ở nước vẫn mang nặng tính hình thức, chưa thoát khỏi bệnh thành tích và không loại trừ mục đích lợi nhuận phi giáo dục vẫn diễn ra ở 1 số trường công lập và dân lập làm cho người dạy và trò học mang tâm lý hết sức nặng nề khi đến lớp?
Chị ơi, như vậy các nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục của chúng ta vẫn chưa giúp gì cho con trẻ mà chỉ biết đòi hỏi chúng thông minh hơn, ngoan hơn và điều nghịch lý nhưng đã trở thành lệ đó là các cháu vào lớp 1 đương nhiên đã biết đọc , biết viết. Thật là một nghịch lý cười ra nước mắt phải không chị?
Le Bao Phuc, Nguyen Hue Q1.TP HCM , gửi lúc 24/08/2009 09:06:29
Van de ve giao duc da co qua nhieu y kien. Noi dung ma chi Phuong Hoa dua ra chang phai la moi. Chung ta da tien hanh bao nhieu lan cai cach giao duc roi, nhung su chuyen bien va doi moi thi chua co. Day co phai loi o giao vien khong hay o nhung nguoi lanh dao, quan ly? hay loi o phu huynh?
Toi nghi chang the do loi cho ai duoc ma van de giao duc la cua toan xa hoi. Neu bo me khong doi hoi qua cao o con minh thi nha truong se khong phai chiu ap luc, chuong trinh hoc khong phai qua nhieu so voi suc tiep thu cua lua tuoi. Nguoc lai neu co nhan thuc dung ve yeu cau dao tao giao duc o moi cap hoc trong xa hoi thi bo me se bot moi lo phai nhoi nhet kien thuc cua con em minh qua voi kha nang cua no, khong phai tim thay cho con di hoc them va dang sau do keo theo mot loat cac van de khac se giam di.
Ngay ca viec dao tao nghe va dao tao trinh do dai hoc cung co su khap khieng khong can doi. Moi nguoi dua nhau cho con vao dai hoc, bat con phai hoc do cho bang duoc vao dai hoc ma chang dem xia gi den trinh do so thich cua no. Phia nha truong thi cu do dai hoc la dao tao cho bang duoc ra nganh khong thay no vao duoc dai hoc no hoc dot, luoi hoc, xin diem cac thay de qua cua ai tung nam o dai hoc. Theo toi phai thuc hien dao tao theo hinh chop thi moi dam bao ve chat luong dao tao va tao ra hieu qua dao tao cao cho xa hoi.
Nguyen Tuong Van, Hà Nội , gửi lúc 24/08/2009 10:42:52
Cảm ơn chia sẻ của chị Đỗ Thị Phương Hoa. Giá như có nhiều phụ huynh như chị và cô giáo của con chị thì nền giáo dục của chúng ta chắc không phải tụt hậu như hiện nay. Chúng ta cần học hỏi, nhân rộng cách dạy con theo chị và cô giáo của con chị.
Phạm Minh Khởi, Giao Yến,
Định , gửi lúc 24/08/2009 11:52:57
Đúng như chị Nguyễn Tường Vân nói, nội dung tôi đưa ra không có gì là mới. Tuy nhiên, vấn đề không phải là nội dung mới hay cũ mà vấn đề là người ta có áp dụng nó không chị ạ. Tiếc là trong khuôn khổ một bài góp ý kiến nhỏ tôi không thể nói cụ thể những gì tôi đã kết hợp với cô giáo của con để làm cho con (và các bạn cùng lớp con) thích được đến trường.
Còn về câu hỏi của anh Lê Bảo Phúc xin được trả lời như sau: cũng như các lĩnh vực khoa học khác, những nghiên cứu trong lĩnh vực Tâm lý-Giáo dục học của Việt
, (theo đánh giá của tôi) nhìn chung cũng chừng mực ở tính thực tiễn và tính ứng dụng. Nhưng nếu anh nói “… các nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục của chúng ta vẫn chưa giúp gì cho con trẻ mà chỉ biết đòi hỏi chúng thông minh hơn, ngoan hơn và điều nghịch lý nhưng đã trở thành lệ đó là các cháu vào lớp 1 đương nhiên đã biết đọc, biết viết…” thì không đúng đâu. Hay thật đấy! Nếu mọi vướng mắc nằm ở các “nhà” này thì đã dễ gỡ hơn rất nhiều rồi anh ạ. Hơn nữa, liệu một mình Đôn-ki-hô-tê có chống được cối xay gió không anh?
Còn về câu hỏi của anh “Tôi muốn hỏi chị Hoa, là người trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu về tâm lý giáo dục rằng hiện nay bộ môn này của chị có ảnh hưởng gì đối với nền giáo dục nước nhà, có câp nhật thực tiễn của các nước có nền giáo dục tiên tiến để truyền đạt lại cho các thế hệ sinh viên sau này không?”), xin được trả lời như sau: cũng có.
Nhưng tôi chỉ dám nói về cá nhân tôi. Chẳng hạn, trong các bài giảng về Lý luận dạy học hiện đại của mình bản thân tôi cũng đã luôn cố gắng truyền thụ cho các sinh viên và học viên (là những cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp từ phổ thông cho đến đại học) những kiến thức mới mẻ, hiện đại trên thế giới về khoa học dạy học, giáo dục. Mà quan trọng hơn nữa là truyền cho họ nhiệt huyết và lòng yêu nghề. Với phạm vi ảnh hưởng của mình tôi cũng chỉ làm được chừng đó thôi anh ạ. Tôi làm với hi vọng nhỏ nhoi là một phần các học viên đó sẽ áp dụng những kiến thức đó vào công việc dạy học và giáo dục của họ (anh lạ gì là hiện nay không ít người đi học chỉ với mục đích “đóng tem, dán mác”). Tôi nghĩ anh hiểu những gì tôi muốn chia sẻ.
Nguyễn Thị Phương Hoa, Bộ môn Tâm lý-Giáo dục, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội , gửi lúc 25/08/2009 09:18:06
Thật tình tôi không thể tin nổi ở Việt
lại có cô giáo và nhà trường nào chịu làm theo cách của chị? Tại sao 8 năm nay rồi (con chị bây giờ học lớp 8) một cách làm hay như thế, một lớp học tuyệt vời như thế, một ngôi trường tốt như thế mà không nghe ai nói đến, không được nhân rộng!? Không thể tin nổi!
Lê Huy, TpHCM , gửi lúc 25/08/2009 21:51:07
Chị thật may mắn khi có được cô giáo tâm huyết như vậy.
Con trai tôi năm nay học lớp 2. Khi cháu vào lớp 1, tôi cũng không cho cháu luyện chữ trước. Khi vào lớp 1 cháu kém xa các bạn khác. Thêm vào đó, cháu lại rất hiếu động, không tập trung nên thành tích của cháu ở lớp rất kém. Mặc dù ở nhà thì tôi thấy cháu tiếp thu tốt. Nhưng tôi lại không dược may mắn như chị vì tôi đã gặp phải một cô giáo không tâm huyết và không nhiệt tình với trẻ, nên tôi đã phải rất vất vả với cháu. Năm nay cháu lên lớp 2, ý thức cháu đã tốt hơn nhưng tôi cũng đã phải tìm một cô giáo khác. Theo tôi, chúng ta nên bình tĩnh trước thành tích học tập của con trẻ. Không nên quát tháo, mắng con. ĐIều này rất sai lầm dẫ đến những hậu quả tai hại cho cháu. Khi tôi nhắc nhở cháu nhẹ nhàng, thì cháu rất nghe lời. Có những lúc nóng tính với cháu thì cháu không thèm nghe. Đó là kinh nghiệm mà tôi muốn chia sẻ.
Đoàn Thắng, 158 Lê Thánh TÔng, Hải phòng , gửi lúc 26/08/2009 09:59:19
Chi ah, mot kinh nghiem quy, mot mo hinh lop hoc hay nhu vay tai sao lai k mo rong ra o cac truong tieu hoc. Vi nhung nam dau di hoc cac con rat can nhung tinh cam yeu quy tu cac co. Con toi nam nay vao lop 1, hom nao di hoc ve chau cung bao "co ac lam", lieu co nen de lai an tuong nhu vay trong tam hon tre tho hay k?
ha thu hang, hn , gửi lúc 27/08/2009 09:30:29
Anh Lê Huy ạ, điều anh không tin nổi mà lại có đấy ạ. Cô giáo của con tôi khi học lớp 1 là cô Kim Anh, trường tiểu học Dịch Vọng B, Cầu Giấy, Hà Nội. Cô rất tâm huyết với nghề và yêu trẻ. Sau này, câu chuyện về những gì tôi đã làm để "cứu" con trai cũng đã được tôi đưa vào như là một ví dụ sinh động minh họa nội dung bài giảng về Lý luận dạy học hiện đại cho sinh viên và học viên.
Nguyễn Thị Phương Hoa, Bộ môn Tâm lý-Giáo dục, trường ĐHNN-ĐHQG Hà Nội , gửi lúc 28/08/2009 20:54:23
Cám ơn chị Phương Hoa với những tâm huyết yêu trẻ, yêu nghề. Tôi cũng đã có con vừa đi qua lớp 1 nên rất hiểu những điều cô nói ra đây (dù là rất ngắn). Theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì lớp 1 là đặc biệt quan trọng và giáo viên lớp 1 cũng đặc biệt quan trọng. Cha ông ta ngày xưa vẫn nói “Vạn sự khởi đầu nan”!
Lớp 1 là lớp đầu tiên tiếp nhận các cháu từ các nhà trẻ- mẫu giáo- gia đình… khác nhau với những “văn hóa” và thói quen hàng ngày khác nhau… trong độ tuổi mới chỉ biết chơi và “ăn không trớ” là đã tốt lắm rồi. Thế mà chỉ có khoảnh khắc thời gian đã phải biết đến “Nội qui”, “Kỷ luật”, “Nề nếp”, “Cách ngồi”, cách viết, cách cầm bút… và rồi còn phải học, phải viết,… quả là một “cửa ải” gian nan. Cửa ải này đòi hỏi một sự đồng bộ giữa Nhà trường- Giáo viên- Gia đình và Xã hội.
Hàng ngày tôi vẫn đưa con con gái tôi (lớp 1) ra xe buýt của trường để đi học (trường có danh tiếng). Tôi vẫn dạy con tôi là gặp người lớn phải chào, gặp thầy giáo, cô giáo con phải chào… chỉ tiếc một điều là khi con tôi gặp cô giáo (ở bến xe để đón các cháu) con tôi chào thì cô giáo lại lặng im; cháu ngẩng lên chào bác lái xe thì thấy bác đeo kính đen với 2 cặp kính to tướng đang lắc lư theo điệu nhạc vàng mở trên xe “nếu mai anh…”. Tối về, thấy mẹ đang cầm roi quất vì không làm được bài tập toán, hỏi ra mới biết bài toán lớp 1 nhưng lại có 2 ẩn số: 5 + ô trống = ô trống + 2. Tôi nghĩ mãi không biết giải cách nào để con gái “tư duy” cho ra đành gọi bạn, bạn tôi bảo phải dùng mẹo thôi- hết cách. Nếu dùng mẹo thì khác nào dạy cho con mình tính khôn vặt ?
Còn với phụ huynh mình thì chắc ít nhiều chúng ta có lần đưa đón con mà vẫn vượt đèn đỏ, để con phải hỏi rằng “bố ơi, cô bảo đèn đỏ dừng lại mà sao bố cứ đi?”. Đôi khi “sơ suất” chúng ta lại bình phẩm cô giáo của con mà không giống với những suy nghĩ, tình cảm của con dành cho cô… để con đôi lúc thấy ngỡ ngàng.
Tôi không làm trong ngành giáo dục nên không biết thu nhập và điều kiện dành cho các cô giáo lớp 1 như thế nào nhưng tôi nghĩ nhà trường phải có một tiêu chuẩn riêng và có chế độ riêng cho giáo viên lớp 1 vì sự quan trọng và những vất vả mà các cô phải đón nhận
Chị Hoa thân mến! Là cha mẹ ai cũng mong muốn tạo cho con mình những điều kiện tốt nhất nhưng “Tiên trách kỷ” rồi “Hậu trách nhân” chị nhỉ. Tôi cũng gửi gắm rất nhiều và hy vọng vào các thầy, các cô, nhà trường và nền giáo dục nước nhà sẽ là một môi trường tốt, những tấm gương tốt nuôi dạy các con nên người.
Nhân đây tôi xin tham gia, chia sẻ với chị một số suy nghĩ mang tính cá nhân:
(1) Nhà trường nên có 1 tiêu chuẩn riêng cho giáo viên lớp 1: Đạo đức cá nhân, tình yêu trẻ, lòng yêu nghề, giọng nói, phép cư xử, hiểu biết tâm lý, phương pháp truyền cảm, tính chu đáo, tính kiên nhẫn, lòng bao dung, trình độ văn hóa và kiến thức nghề nghiệp
(2) Nhà trường cũng nên có chế độ đối xử riêng tốt hơn rất nhiều về điều kiện làm việc, mức thu nhập, điều hiện học tập … so với các giáo viên thuộc các lớp cao hơn.
(3) Nhà trường cũng cần phải “giáo dục” cho các giáo viên của mình những qui tắc cư xử với trẻ em mọi lúc, mọi nơi và mọi tình huống một cách đúng mực, có văn hóa và có trách nhiệm
(4) Nhà trường khi thuê ngoài các dịch vụ liên quan đến học sinh và trẻ em (xe buýt chẳng hạn) phải có những qui định, những ràng buộc để đồng bộ với nhà trường trước học sinh thân yêu của mình (âm nhạc, tranh ảnh, ăn mặc, nói năng cư xử… kể cả gọi điện thoại!)
(5) Bộ giáo dục nên xem xét lại chương trình lớp 1- giai đoạn quan trọng, giai đoạn đầu đời cắp sách đến trường, sự chuyển đoạn của những cái nôi, sự thống nhất từ những cái phong phú, đa dạng
Kính chúc chị Hạnh phúc và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người. Cám ơn những chia sẻ của chị
Sam Sun, gửi lúc 31/08/2009 14:02:38
Con chào cô ạ, hihihi..
Thì ra đây là câu trả lời cho câu hỏi mà cô đã đưa ra cho bọn con trong buổi học GDH đầu tiên. Câu trả lời thật không ngờ, con cứ nghĩ cô sẽ tác động vào em nhà cô, chứ ko nghĩ là lại thay đổi môi trường học khiến cho em tự nhiên sẽ thích việc học. Con sẽ nhớ điều này.
Thực sự con khá là quan tâm đến việc dạy học và giáo dục cho trẻ con vì con đã dạy chỗ cô Hồng 1 thời gian, cũng tiếp xúc nhiều với trẻ con và hơn nữa là con ở cùng nhà với thằng cháu cứng đầu của con hic hic
Nó ở cùng với con (con anh ruột con) mà con thấy riêng việc cho nó đi học mẫu giáo đã thật là khó, ko hiểu về sau đi học lớp 1 thì như thế nào. Vẫn biết là có thể trẻ con chưa biết gì và phải ép nó đi học nh mà nhiều khi ko muốn nói dối để ép nó và muốn nó tự nguyện ấy ạ. Mỗi sáng đưa nó đi học là cả nhà con lại ầm ĩ cả lên… nó chỉ luôn mồm KHÔNG ĐI HỌC… KHÔNG ĐI HỌC ĐÂU… (Nó học trg` Hoa thuỷ tiên cô ạ).. Lúc đầu nhà con còn nói dối là Đi mua xăng hay là đi chơi bla bla nh rồi nó cũng dần biết đc, cô giáo lại khuyên là ko nên nói dối nó, mà nên thuyết phục nó… Nh hình như nó vẫn chẳng thích đi học gì cả. Đi học như 1 nỗi ám ảnh với nó, nửa đêm nó mơ kêu KO ĐI HỌC… biểu chiều con dẫn nó sang trg` mình chơi thì đi cùng đg` với đg` nó đi học nó cũng mếu máo KO ĐI HỌC…. Hôm nào nó ốm thì nó thích lắm, vì đc nghỉ học… VCon thấy để cho nó đi học cũng ko quá khó (ép nó :D) và hình như đứa nào cũng thế, nh mà vẫn thấy làm sao ấy cô ạ, đúng là con muốn trg` học trở thành NIỀM VUI như cô đã nói.
Con xin dừng ở đây… Hnay con bị sốt 39.8 độ cô ạ 😀 Vừa mới dậy đc ng` còn hừng hực tí thấy bài của cô là phải comment ngay (tranh thủ kể lể tí) hihi…
Đỗ Hạnh Chi, CFL-VNU , gửi lúc 01/09/2009 17:19:33