• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Bài viết từ độc giả

Tuổi thơ trong tôi

01.02.2014

Một bài viết cảm động của một bạn du học sinh gửi về cho website của mình.

————————-

Bài tập cuối kỳ đã được hoàn thành, một học kỳ nữa lại kết thúc, sách cặp trở về phòng, mở máy tính và nghe lại ca khúc Happy new year của Abba. Một ca khúc quen thuộc mà anh em chúng tôi đều rất thích nghe mỗi dịp xuân về. Thời gian trôi đi thật nhanh và một mùa xuân mới lại đến. Hoà cùng tiết xuân, đào mai thi nhau khoe sắc. Không khí tết tràn ngập mọi nơi, từ trong phố, mọi người tấp nập kẻ mua người bán. Những vườn đào, vườn quất hồng rực xếp hàng nối đuôi nhau trên những con đường quốc lộ để chờ những người hành hương xa quê về chọn mua những cành đào đẹp nhất. Không khí xuân tràn ngập từng đường làng, ngõ xóm. Những bác nông dân rục rịch ra đồng reo mạ, làm luống, nhanh tay hoàn thành những công việc cuối cùng để dành thời gian đón tết. Nhà nhà đều xắn tay dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ tổ tiên, trang trí mâm ngũ quả.

[Read more…] about Tuổi thơ trong tôi

Chuyên mục: Bài viết từ độc giả

Thư từ Berlin

29.11.2013

 

Berlin, tối thứ năm 28.11.2013

Các bạn yêu quí,

Choáng váng khi đọc tin em Biển, người Hà Tĩnh, sinh viên đại học năm thứ 3 trường Luật Hà nội, đã từng đoạt giải nhất Quốc Gia môn Địa Lý, vì một lý do nào đó đã tự nguyện chấm dứt cuộc đời của mình trên dòng sông Cày. Em ơi, giờ em đã ở rất xa, chẳng còn vướng bụi trần, đối với riêng em mọi sự đã chấm hết. Nhưng em có bao giờ nghĩ em ra đi như thế để lại cho tôi và biết bao nhiêu người làm cha làm mẹ một nỗi xót xa đắng cay day dứt không thể nào tả nổi? Nghẹn ngào tiếc nuối và tôi không muốn mình tiếp tục im lặng làm ngơ.

Điều gì đã buộc em phải quyết định như vậy? Từ khi em sinh ra và lớn lên em đã quá quen với vất vả nhọc nhằn. Em đã từng đứng lên bước tiếp, từng sống rất vui vẻ trong cái đói nghèo ấy. Vậy mà sao giờ lại ra nông nỗi này? Phải chăng khi xưa em bé em thơ ngây nên em mới tin mới hy vọng mới yêu cuộc sống. Những người lớn chúng tôi đã làm gì để em không còn muốn sống?

[Read more…] about Thư từ Berlin

Chuyên mục: Bài viết từ độc giả

Mười lăm cuốn sách nên đọc khi bạn còn trẻ

20.07.2013

Đinh Bá Anh (dịch giả)

Đọc sách đối với nhiều người là một việc nhàm chán, thậm chí là một cực hình. Phần đông người Việt Nam sau khi học xong phổ thông hoặc đại học, nhất là sau khi đã lập gia đình và có con cái, thường không bao giờ cầm đến một cuốn sách nào nữa. Đi tàu, đi máy bay, đi xe bus, thỉnh thoảng ta mới thấy những bạn trẻ đọc sách. Nói chung người lớn Việt Nam ít đọc sách và dĩ nhiên càng ít đến thư viện. Đây là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược so với những hình ảnh ta thường thấy ở các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Thực ra, để trở thành người thành đạt, bạn không nhất thiết phải mê đọc sách. Mỗi người có một thế mạnh riêng, và nếu bạn biết phát huy thế mạnh của mình thì bạn sẽ thành công. Nhưng nhìn trên tổng thể, một xã hội mà các công dân của nó ít đọc sách thì xã hội ấy thực sự có vấn đề, bởi vì cho đến nay, đọc sách (kể cả sách điện tử) vẫn là cách để người ta thu nhận tri thức và cảm nhận cái đẹp một cách mạnh mẽ và sâu sắc hơn hẳn các hình thức nghe-nhìn. Chính vì vậy, một xã hội ít đọc sách là một xã hội dân trí thấp. Tất nhiên, một xã hội dân trí thấp vẫn sinh ra ai đó trở thành thủ tướng hoặc triệu phú, nhưng nhìn chung, khi phải đối chọi với thế giới, xã hội ấy sẽ có sức cạnh tranh kém. Nó sẽ rất khó vươn lên thành một xã hội tri thức, nơi con người đạt tới trình độ tổ chức và công nghệ cao, mà chủ yếu nó vẫn sống dựa vào đất đai, tài nguyên và nhân công giá rẻ. Xét về mặt nhân văn, một xã hội ít đọc sách cũng là một xã hội thô lậu, kém tinh tế, rất khó sinh ra các nhà tư tưởng, nhà văn hoặc nghệ sĩ lớn.

Có người nói rằng, tất cả những điều đó đối với tôi không quan trọng. Tôi chỉ quan tâm tới bản thân, gia đình, lo làm sao để có bằng cấp, có công việc, còn xã hội thế nào tôi không quan tâm. Tôi cứ biết làm tốt việc của tôi cái đã. Đọc sách có giúp ích gì cho tôi không? Nếu không ích gì thì thà thôi đi còn hơn.

[Read more…] about Mười lăm cuốn sách nên đọc khi bạn còn trẻ

Chuyên mục: Bài viết từ độc giả

Talk about nhu cầu và sở thích

17.07.2013

Berlin, ngày thứ 4, 17.7


Các bạn yêu quí,
Cảm ơn bạn L và bạn T đã mail kể về buổi gặp anh tiến sỹ Phó Đức Tùng. Chị rất thích những điều anh ấy nói và nếu như anh ấy đã bảo “Đi bán xôi cũng chả sao” thì chắc chắn mai kia khi cún cứng cáp trưởng thành, anh chị sẽ về nhà mở quán bán Ốc, vừa nhiều tiền vừa vui..

Chị rất phấn khởi khi có thể làm được gì đó giúp các bạn trẻ vui vẻ, hiểu chuyện – có thêm thông tin kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Người Do Thái đã có câu Trí Tuệ không vận dụng là Trí Tuệ chết. Vì vậy các bạn trẻ nhà mình quan tâm định tìm hiểu bất cứ điều gì, du to dù nhỏ, dù đơn giản hay trìu tượng, đều có thể mail cho chị – chị rất vui lòng phúc đáp các bạn…

Hôm qua vội vì ít thời gian lại có nhiều mails cần phải reply sớm nên chị chưa viết kỹ về một vài quan điểm mà anh Tùng đã nhấn mạnh. Chị xin nêu tiếp ý kiến của riêng chị để các bạn tham khảo. Vì xét về mặt tổng thể những điều đó là cần thiết – Cho một cuộc sống tâm thế thanh thản, bình yên, hạnh phúc – Cần phải được trao đổi chia sẻ để thông suốt, rõ ràng.

Các bạn trẻ nhà mình lúng túng trong nhiều lĩnh vực, rất nhiều khi không biết hoặc không dám thích điều gì. Đơn giản vì xã hội gồm: nhà trường + gia đình + vô tuyến báo chí, được xây dựng trên nền tảng lâu đời rất cục bộ và bưng bít. Hầu như chúng ta không được tiếp cận với thông tin mới mẻ, với kiến thức đa dạng đa chiều.

Ta có thể nhìn rõ vấn đề này qua 1 ví dụ nhỏ như xã hội hầu như không có thói quen đọc sách (vì nghèo) và không có thư viện. Sách giáo khoa + sách cho sinh viên vô cùng thô sơ cũ rích lạc hậu. (xem bài phát biểu của bác Nguyễn Lân Dũng nói về công việc nghiên cứu viết sách và tiền nhuận bút trên youtube).
Chưa kể đến việc có ai đó nói ngoài lề, nói không "đúng chuẩn" sẽ ngay lập tức bị bắt, bị thủ tiêu, hoặc làm cho sợ hãi để phải câm mồm…. Vì thế thông tin thường giống nhau, từ 50 năm nay. Trong khi thế giới không đứng yên, dân số nhu cầu xã hội không đứng yên. Trước đây ta lo đánh Mỹ còn bây giờ thì lo đong đầy bát cơm cho 90 triệu dân. Hai nỗi lo khác hẳn nhau…

Chúng ta không có văn hóa + truyền thống ghi chép, lưu giữ kiến thức tinh hoa đã được chắt lọc từ đời trước sang đời sau. Vì vậy dân tình chả có cơ sở, giữ liệu để có thể kiểm chứng những bài phát biểu, đường lối chủ trương là đúng hay sai. Chủ yếu vẫn là thì thầm, thậm thụt, truyền miệng qua nhau, nôm na là "người ta bảo thế".. Cũng vì vậy mà nhiều người bị lừa đảo vì đi xem bói, bị chết oan uổng, hoặc không tìm được cơ hội + sức mạnh để thay đổi số phận của bản thân….
Vì thiếu thông tin nên các bạn trẻ chỉ có thể ngó nghiêng xung quanh, nhòm sang hàng xóm bạn bè xem họ làm thế nào. Riết mãi rồi quen, tưởng những cái thiên hạ làm thế là đúng, là ổn, cần được sao chép, bắt chước, và nên tung hê ngưỡng mộ…
Chị nói điều này vì một khi con người ta tự nguyện bó chặt trong một không gian hạn hẹp cố định nào đó thì sẽ dễ lãng quên, xem nhẹ nhu cầu của bản thân. Nhiều khi là sợ hãi, không dám dũng cảm để dừng lại, để hỏi rằng những điều ta đang làm, ta đang sống đây, có phù hợp với nhu cầu + mong ước + ý thích của bản thân không?

Hay là ta sống như vậy để phù hợp với chuẩn mực xung quanh? Để được yên thân, để không bị chê bai, nhạo báng là gàn dở. Cũng tại vì không chú trọng đến nhu cầu của riêng mình, nên cũng không tìm, hoặc không dám tìm ra + theo đuổi ý thích + khát khao của chính mình. Có lẽ vì thế mà anh Tùng khuyên " trước tiên phải biết mình thích gì"…
Để đỡ trừu tượng chị lấy vì dụ cụ thể ở bản thân chị. Chị được sang Berlin năm 1989, lúc đó chị chưa tròn 17 tuổi. Trước đó chị sinh sống, đi học ở quê. Ngoài giờ học nhiều khi phải đi bắt cua, cắt rạ, mót lạc, mót thóc cuốc đất, gánh phân v..v.

Ngoài đồng rất nóng nực, bẩn thỉu, kinh tởm. Chị rất sợ con đỉa con rắn, sợ đến tận bây giờ. Thỉnh thoảng nghỉ hè được ra Hà nội, đi qua cửa hàng kem Tràng Tiền chẳng dám mơ vì làm gì có tiền để mua. Nhìn những bà bán Mận Hậu, bán Bánh Gối thơm phức mà thèm rỏ dãi. Lúc đó chị đã rất căm thù cái nghèo hèn và số phận thấp kém của mình lúc bấy giờ…

Khi sang được Berlin, mới đầu dự định chỉ ở 3 tháng rồi về ôn thi đại học Y. Nhưng sang rồi chị vô cùng ngạc nhiên yêu thích vì thành phố rất sạch và người ta rất niềm nở. Lúc đó chị chưa biết nói một từ tiếng Đức nào nhưng chị đã khăng khăng chiến đấu với mẹ chị để không phải về, để được ở lại. Để sống tự do – sống độc lập, muốn làm gì thì làm, không phải giống ai, không phải thi đại học, nhỡ trượt thì ôi cả nhà…

Vì mẹ chị khóc lóc bảo về nhà có cơm ăn cơm có cháo ăn cháo, nhưng chị không thích ăn cháo, chị không thích nghèo. Chị đã chán cái nhà quê nghèo hèn bẩn thỉu ấy đến tận cổ. Vậy là chị ở lại. Chẳng có tiền, chẳng có người thân, chẳng nói được quá 3 câu tiếng Đức.
Đấy chị thích = khao khát ở lại đây vì nhu cầu của chị cần sạch sẽ (không có đỉa và rắn) Chị không muốn nghèo hơn nhiều người = chị rất cần rất thích nhiều tiền. Chị muốn mua được kem Tràng Tiền và Mận Hậu bất cứ lúc nào chị muốn ăn và chị không bao giờ muốn con chị phải dán mắt vào cửa kính nhà hàng kem, bánh ngọt mà thèm rỏ dãi. Chỉ đơn giản như vậy thôi…
Còn bây giờ, chị đã 42 tuổi, chị đã có thể mua Mận mua Kem, đã có vài cái nhà, có ô tô, có thể ngẩng cao đầu đi ra ngoài đường. Chưa bằng ai nhưng dưới không nhiều người và trên nhiều người, nhưng chị vẫn thích đi, có nhu cầu cấp bách phải đi. Vì chị thích, hoặc không thích, những thứ sau:
1. Chị thích ra đường thảnh thơi, không phải lo sợ có người đâm uỵch rồi chửi bới xa xả vào mặt
2. Chị thích đẻ một đứa con để chăm cho tốt, chị không thích bị tra khảo dồn hỏi tại sao lại không đẻ thêm, cho cún có chị có em đỡ thiệt thòi
3. Chị thích sáng dậy yên tĩnh thảnh thơi, không muốn nghe đài phường phổ biến bất cứ cái gì
4. Chị muốn uống nước thẳng trực tiếp ngay từ vòi chứ không phải đun sôi, trước khi đun còn phải lọc gạn mấy lần
5. Chị không thích đi đám ma, nghe con cái khóc lóc tiếc thương cha mẹ òm tỏi, dù trước đó ngược đãi họ chẳng ra gì
6. Chị không thích đi đám cưới, nhét phong bì vào thùng rồi ngồi ăn với một đống người lạ hoắc
7. Chị không thích ăn mặc trang điểm giầy dép tóc tai vòng vèo giống nhiều người
8. Chị cần đi thư viện đọc sách chứ không phải ra Đinh Lễ mua sách lậu
9. Chị không thích đi làm cán bộ ở quận ở phường mặt mày cau có bắt chẹt người dân
10. Chị không thích mình đi xe ô tô trong khi rất nhiều người phải đi bộ, đi ăn xin
11. Chị rất thích tự do thoải mái bàn luận viết lách về nhiều lĩnh vực như con người, xã hội, luật pháp, nhân quyền, kinh tế, đầu tư, chính sách công, tham nhũng
12. Chị không thích phải nhìn nhiều ông quan công cán chả ra gì mà giàu có hống hách, con cái vênh vang làm tổn thương các bạn nhà nghèo, để các bạn cảm thấy tự ti thấp kém
13. Chị không muốn nhìn thấy các bạn trẻ trộm cắp, quay cóp, lừa đảo, chép nhặt, nhai đi nhai lại những điều cô giáo nói
14. Chị không thích bác Hồ và những điều bác Hồ nói, vì thoạt nghe thì rất bùi tai hợp lý nhưng thực ra là bốc phét, thường chả ai làm được
15. Chị không thích hàng xóm cau mày ghen tỵ mỗi khi chị xách va ly đi du lịch
16. Chị không thích cún đi học thể dục mà cô giáo đi giầy cao gót, chả biết cái gì về chuyên môn – dọa dẫm học sinh sợ run cả người
17. Chị không thích bị so sánh, hỏi sao không đi làm cho tây, ngồi văn phòng có điều hòa, mà lại đi buôn thúng bán mẹt, nhếch nhác thấp hèn
18. Chị không thích nhìn thấy quá nhiều mảnh đời đau buồn bế tắc (như bạn Hương 29 tuổi phải một mình nuôi 2 đứa con, lương 1,1 triệu/tháng)
19. Chị không thích đọc báo toàn thấy hiếp dâm, chết đuối, mổ nhầm gan thành thận…
20. Chị không thích nhìn thấy cụ già + trẻ em bị đẩy ra ngoài rìa của xã hội
21. Chị không thích giống nhiều người, 42 tuổi đã về hưu ngồi bế cháu ngáp vặt chờ chết..
22. Chị không thích phải chạy chọt xin xỏ công ăn việc làm cho cún
23. Chị không muốn cún phải đi học thêm, trường chuyên lớp chọn, học lòi cả mắt, chỉ để tranh giành được nhiều cơ hội hơn những người nghèo hơn mình
24. Chị không muốn giục cún phải lấy chồng khi cún không thích
25. Chị thích thấy nhiều phụ nữ dám bỏ chồng dám li dị vì bị đánh đập, ngược đãi
26. Chị thích nhà nước trợ giúp những người kém may mắn
27. Chị thích có nhiều ông bố thay bỉm, đẩy con đi học hơn là tụ tập bia bọt.
28. Chị thích vừa nấu cơm vừa đọc sách mà không nóng toát hết cả mồ hôi
29. Chị không thích sống cạnh hàng xóm dùng bình ga đun bếp, nổ tung bất cứ lúc nào
30. Chị không thích sống cùng đảng viên giàu sụ giả nghèo ăn trộm nước tập thể
31. Chị không muốn nhìn thấy đại đa số người dân vô cảm, yếu hèn sợ hãi
32. Chị không thích ốm đau tự mua thuốc vì ngại gặp bác sỹ lạnh lùng lườm nguýt
33. Chị không thích xã hội cấp bằng khen cho em bé sẵn sàng chết đuối để cứu người khác (ai xót xa cho bố mẹ em đây?)..
34. Chị ghét thi đại học là con đường duy nhất. Chị thích các bạn trẻ có nhiều cơ hội, nhiều con đường sống hơn
35. Chị không thích tập đoàn nhà nước thua lỗ mà lấn lướt tư nhân
36. Chị không thích Quan ăn rồi họp mà phải thương xót lo lắng cho dân
37. Chị thích nhiều người nói thẳng, thật lòng – Xin thôi lời mật lòng dao
38. Chị thích dân có tài sản và được bảo vệ
39. Chị không thích thể chế “Con vua lại làm vua”
40. Chị không thích xã hội xuề xòa ba phải –
41. Chị thích ngoài đường có vườn hoa, cây cảnh chim hót líu lo
42. Chị thích Quan bớt tham – bớt trơ trẽn – bớt vô liêm sỉ
43. Chị thích bố mẹ bớt can thiệp vào cuộc sống của con
44. Chị thích tết nhất không phải náo loạn chạy đua biếu xén chúc tụng
45. Chị thích bệnh viện không làm rơi trẻ sơ sinh xuống đất…
.vv. v.v
Chia sẻ một vài điều rất thật, rất riêng tư, hi vọng các bạn sẽ hiểu được hơn câu nói của anh Tùng: Hãy làm những điều mình thích. Và trước tiên mong các bạn sớm tìm ra mình thực sự cần cái gì thích cái gì.
Tạm biệt các bạn và hẹn thư sau sẽ talk tiếp về Lý thuyết Nhu Cầu Sở Thích của Maslow.

Chúc các bạn một buổi tối đẹp đẽ
Chi X

 

Chuyên mục: Bài viết từ độc giả

Thư gửi bạn Phan Anh

24.05.2013

Mấy ngày vừa qua cả xã hội xôn xao vì việc Nick đến Việt Nam. Lâu lắm rồi mới lại có một sự kiện mang lại cảm xúc cho đông đảo người Việt đến vậy. Tuy nhiên cũng không ít người giở giọng chê bai nào thì cho rằng Việt Nam chỉ "sinh ngoại" chứ Nick thì hơn gì những người khuyết tật khác đầy rẫy ở Việt Nam, nào thì số tiền bỏ ra để mời Nick là quá nhiều, thà để hỗ trợ cho người khuyết tật Việt Nam còn hơn, nào là đón Nick theo chế độ VIP đi xe có còi hụ như đón khách VIP quốc gia,…. Có lẽ khơi mào là bài viết của bạn Phan Anh trên báo điện tử "Ngôi sao" với nhan đề "Bụt chùa nhà không thiêng". Dưới đây là một bức thư trao đổi lại với bạn Phan Anh.

————————

 

Hà nội, sáng thứ sáu, 24.5.2013

Anh Phan Anh thân mến,

Thật ngưỡng mộ anh, 2h sáng vẫn miệt mài đèn sách. Anh thở dài vì các bạn trẻ không biết đúng sai, không biết tiêu tiền. Còn tôi thở dài vì thương anh giống tôi. Sao không vô tư ăn ngủ, 2h sáng còn trằn trọc chuyện bao đồng – để làm gì?

Khoan hãy nói về sản phẩm Nick. Trước tiên xin chia sẻ cùng các bạn trẻ Việt nam, sự ngưỡng mộ, cảm phục của tôi dành cho Nick. Tôi biết ơn anh vì nhờ có anh mà dân tộc tôi, từ lâu lắm rồi, mới cùng nhau rung động, cùng nhau thổn thức, cùng nhau hy vọng. Trên cương vị là một người mẹ, tôi kính trọng bố mẹ anh, kính trọng những con người trong thế giới nơi anh sinh ra và lớn lên. Họ là những con người thầm lặng, cao quí. Ngày đêm không ngừng nghỉ và đã tạo nên được một kỳ tích vĩ đại. Bản thân Nick là nhỏ bé, vất vả khó khăn anh đã vượt qua chưa chắc đã hơn người, nhưng cảm hứng từ cuộc đời anh là bao la – vô tận.

[Read more…] about Thư gửi bạn Phan Anh

Chuyên mục: Bài viết từ độc giả

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 7
  • Go to page 8
  • Go to page 9
  • Go to page 10
  • Go to page 11
  • Go to page 12
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

023079
Views Today : 31
Views Yesterday : 17
Views Last 7 days : 186
Views Last 30 days : 1732
Views This Month : 1295
Views This Year : 4204
Total views : 39677

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2025 · Phương Hoa