• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Bản lĩnh Việt trong tinh thần Đức

20.09.2013

Lượt xem: 489

 

 

Tối thứ 4 vừa rồi,18.9.2013, tại Berlin có diễn ra buổi đọc sách “Chúng tôi, những người Đức mới” của một người Đức gốc Việt tên Khue Pham, biên tập viên mảng chính trị của tờ báo die Zeit (Thời Đại) của Đức (viết cùng với 2 tác giả khác)

Sau phần trình bày của tác giả cuốn sách là phần tọa đàm với khán giả. Trong nội dung tọa đàm về vấn đề kì thị người nước ngoài, một con nhóc tì học lớp 7, con gái của một cô em thân thiết từ thuở bôn ba xứ người, khi được hỏi là em có thấy mình bị kì thị, có thấy bất lợi khi là người nước ngoài không thì con bé khẳng khái trả lời rằng “Em là người Việt Nam, hộ chiếu Đức em chỉ cần khi đi du lịch. Tại sao lại nghĩ mình là người Việt thì có bất lợi? Nếu mình nghĩ thế thì chính mình đã hạ thấp mình đấy. Em thấy người Việt ở Đức rất OK. Ở lớp em có những bạn khi bị điểm không tốt thì bảo ngay là thầy cô giáo kì thị người nước ngoài. Các bạn ấy không bao giờ suy nghĩ đến nguyên nhân tại sao mình lại bị điểm kém mà nghĩ ngay rằng mình bị giáo viên kì thị, phân biệt đối xử, như thế là không đúng”.

Người ta lại hỏi nó nếu bị kì thị là người nước ngoài thì nó có muốn thay đổi cho phù hợp không? Con bé trả lời “Em là em, tại sao em lại phải thay đổi?”

Khi sinh con ở nước ngoài, để dễ cho đứa trẻ sau này khi ra giao tiếp ngoài xã hội, nhiều gia đình thường gắn cho con thêm cái tên Tây. Ở nhà, có lần mẹ nó cũng hỏi vui xem nó có muốn có thêm tên Đức không, con bé ngạc nhiên hỏi vặn lại “Tại sao lại phải thế? Con thấy cái tên của con rất hay mà”. Mẹ nó vẫn sống trong cái tinh thần mong muốn con “gánh ước mơ cha” nên có lần bảo nó phải học thật giỏi cho bọn Đức nó nể. Con bé nghe thấy mẹ bảo vậy thì nói luôn “Tại sao lại phải nghĩ thế? Con không cần điều ấy, con học để cho con thôi”. Con mẹ nghe xong bèn ngồi im thin thít, từ sau cấm có dám ỉ ôi những câu kiểu ấy.

Nghe mẹ nó kể lại những câu chuyện trên mình sướng run người.

Mà không phải chỉ mình con nhóc ấy có những suy nghĩ như thế.

Sướng là phải. Mấy chục năm trước đã mấy người Việt trên đất Đức có được suy nghĩ đầy bản lĩnh như lũ trẻ bây giờ. Chính mình (và không ít người Việt khác) hơn hai mươi năm trước đã không ít lần hí hởn ra mặt khi “bị”, mà đúng hơn là “được”, dân Đức nhầm với dân nước khác vì cái vóc người quá khổ và vẻ mặt không thuần Việt cho lắm (nói nôm na là “cao, to, đen, hôi”, he he….)

Và quan trọng hơn cả là người Việt trên đất Đức bây giờ đã có đôi chút gì đó để cho lũ trẻ có thể ngẩng cao đầu, trong đó công của lũ trẻ cũng lớn lắm (xem Tinh thần Việt trên đất Đức). Không phải ngẫu nhiên mà một mợ hiệu trưởng một trường Gymnasium ở Berlin cứ giơ hai tay lên trời ước “giá như tôi được phép thay tất cả học sinh ở đây bằng học sinh Việt Nam”, he he…

Ờ, mà cũng phải thôi, hơn hai mươi năm rồi còn gì.

Hai mươi năm đã là cả một thế hệ….

Điều đáng nói nhất ở đây là cái bản lĩnh Việt ấy được nẩy sinh và nuôi dưỡng chính trong tinh thần Đức. “Chất” Đức nó không nằm ở cái tên, cái passport hay cái quốc tịch mà nó nằm ở cái tinh thần đậm chất Đức ấy: “Em là em, tại sao em lại phải thay đổi?”.

Dám là chính mình. 

Đấy chính là tinh thần Đức đích thực chứ không phải “Đức giấy”.

 

 

Chuyên mục: Bài viết của tôi

Reader Interactions

Comments

  1. hoanghanhphuc says

    20.09.2013 at 04:39

    Thật tự hào !

    Trả lời
  2. Tran Hoang Anh says

    20.09.2013 at 11:31

    Hi hi bài viết hay tuyệt xờ vời cô ạ! Em sẽ rinh lên FB share cô nhé! 😀

    Trả lời
  3. Quang Chi says

    30.09.2013 at 19:47

    Lâu lắm rùi, nhà sư phạm mới khai bút trở lại.

    Vẫn thế, cái lối viêt cuốn hút. Bài: 2 con hùm xám, thật đáng nể. Đoạn phim không cần dài mà khái quát hêt một đoạn đời. “Thơ hay thường ít lời” là vậy.

    Hai “Chúa sơn lâm” luôn tranh dành cho ngôi đầu bảng!

    Trả lời
  4. Quang Chi says

    01.10.2013 at 07:20

    Chị Phương Hoa à,
    Trước hết mong chị cho chữ “Đại xá” vì “tiền trảm hậu tấu” bài của chị QC đã đưa nàng về Dinh rùi. Rất nhìu người Link.
    xin phép được đưa lại một số bài hay chị viết về lũ trẻ ở đức lên FB nha. Cám ơn chị Phương Hoa!

    Trả lời
  5. phạm hoà K. Anh says

    06.10.2013 at 07:36

    Lang thang vào trang của Hoa, đọc thấy bài nào cũng hay, cũng vẫn là Hoa lắm. Chẳng lẫn đi đâu được.
    Chị Hoà đây, từ TS về hơn 1 năm rồi.

    Trả lời
  6. nthiphuonghoa says

    06.10.2013 at 13:36

    @phạm hòa K.Anh:
    Ôi chị ơi, chị về nước rồi ạ? Chị còn nhớ hôm chị em mình gặp nhau ngoài chợ trước khi chị cùng anh sang nhiệm kì ở TS chị nhiệt tình bảo em là sẽ cho em tá túc khi qua TS. Em chưa kịp qua chị đã về được hơn 1 năm rồi cơ ạ. Thời gian đúng là trôi nhanh quá đi mất.

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

008545
Views Today : 28
Views Yesterday : 27
Views Last 7 days : 168
Views Last 30 days : 696
Views This Month : 468
Views This Year : 1634
Total views : 15269

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2023 · Phương Hoa