• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Cảm xúc từ những miếng vá

16.09.2011

Lượt xem: 606

 Bài đã đăng trên Tạp chí truyền hình VTC News

Giờ ngẫm lại vẫn không sao tin nổi, ấn tượng mạnh nhất, cảm xúc lớn nhất trong chuyến đi châu Âu vừa rồi của mình hóa ra lại đến từ một thứ thật tầm thường, thậm chí là vớ vẩn (trong con mắt nhiều người). Không ít lần tự hỏi, hay mình là người tầm thường nên ấn tượng cũng chỉ đến từ những điều tầm thường, vặt vãnh? he he…

Cảm xúc ấy, ấn tượng ấy không đến từ vẻ đẹp cổ kính của những lâu đài, cung điện, hay những khu phố xá sầm uất mà lại đến từ những miếng vá.

Những miếng vá đường.
Những miếng vá ngay ngắn và nuột nà, khéo léo và cẩn trọng như những miếng vá rất khéo trên những tấm áo thuở cơ hàn.

         Những miếng vá đường ngay ngắn và nuột nà, khéo léo và cẩn trọng

 Không hiểu sao mình lại cứ bị những miếng vá này hút hồn, chỉ một lần tình cờ chú ý đến và thế là không thể nào dứt ra được nữa, cứ như mụ dở người, ra đường là chăm chắm săm soi quan sát những miếng vá đường. Kì lạ, miếng nào miếng nấy cứ phẳng lì, bóng nhẵn và ngay ngắn, xe chạy qua cứ êm ru, không hề xóc lấy một tí. Bao nhiêu sự cẩn trọng, chỉn chu (nếu có gọi là “nắn nót” cũng không ngoa) của những người công nhân sửa đường thể hiện cả ở đó. Chẳng bù cho ở xứ mình, quanh năm các nhà thầu chỉ lo đào đào, bới bới, xới xới, đục đục, sau đó lấp láp sơ sơ, chỗ sùi chỗ sụt, chỗ lồi chỗ lõm, đố có chỗ nào được san lấp cho tử tế. Ổ trâu, ổ gà mọc khắp nơi chẳng ma nào thèm dòm ngỏ, thằng nào chạy xe qua không tránh kịp, sơ xảy nảy lên một phát là nằm lăn quay ra đường, vô phúc có cái xe ô tô nào trườn tới cứ gọi là một phát lao thẳng lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân. Những ánh mắt nhìn thương cảm, những cái tặc lưỡi và hai từ “vắn số” đủ kết thúc một kiếp người ở xứ này.

                                Vá đường kiểu Tây

 

                                                           Và vá đường kiểu….. Ta

 

Chẳng cần nói đến những chuyện to tát, vĩ mô làm gì, chỉ những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như miếng vá đường cũng nói lên sự khác biệt lớn lao giữa hai thứ “văn hóa”, tạm gọi là “văn hóa trung thực, thẳng ngay” hay “văn hóa chất lượng” và một thứ có thể gọi là “văn hóa dối trá” hay “văn hóa ăn xổi ở thì, qua loa đại khái”. Nhớ ngày còn học bên Đức, có lần cả lũ học trò vớ được cái job lau chùi một tòa nhà mới xây trước khi bàn giao. Cả lũ đứa thì cúi đầu, đứa chổng mông, đứa trèo thang, lau chùi, kì cọ kĩ lưỡng từng centimet đến bóng loáng mới thôi. Cửa kính không một vết bụi, lò sưởi và mặt sàn không còn lấy một chấm sơn rơi rớt, kể cả chấm bé như cái đầu tăm cũng phải lấy dao mà cạo cho sạch. Từ hành lang cho đến sàn nhà đâu đâu cũng bóng loang loáng. Chỉ cần làm dối một chút cũng khó cầm được tiền mà về. Dân Việt ta chắc chắn sẽ xem đó là sự “bóc lột sức lao động” trong xã hội tư bản. Những ai sống trong cái “văn hóa” đấy có làm dối thì tự mình cũng cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ.

Mấy người bạn Đức cứ khăng khăng bảo với mình nếu công nhân nước mày được trả công tử tế họ cũng sẽ làm nên “những miếng vá tuyệt mĩ/hoàn hảo” không thua kém gì ở đây. Mình thì nghĩ khác, không đơn giản như thế, khi sự giả dối đã thành căn bệnh mãn tính, thậm chí như một khối u ác tính ăn sâu, bén rễ vào tiềm thức không chỉ của mỗi cá nhân mà của cả một dân tộc thì các giá trị chỉ còn được đo bằng sức nặng của đồng tiền nằm thọt lỏm trong cái túi sâu hoắm không đáy của lòng tham vô tận. Có lẽ đến nhiều chục năm nữa chưa chắc đã hi vọng có thể vá lại được những vết rách loang lổ trong tâm hồn, nhân cách Việt, cho dù là những miếng vá còn vụng về.

Liệu mình có bi quan quá không nhỉ?

—————–

N. Thị Phương Hoa

{jcomments on}

 

 

 

Chuyên mục: Bài viết của tôi

Reader Interactions

Comments

  1. Trang Mập:d says

    17.09.2011 at 16:51

    hi, con thì hi vọng là cô “tiên đoán” sai, hi vọng là tầm 10 năm nữa thì miếng vá tâm hồn nó bớt chằng chịt, gồ ghề. hoặc chí ít là miếng vá mặt đường nó cũng đỡ gồ ghề hơn 1 tí. Con ở Nhật, thấy người Nhật họ vá đường mà phục lắm cô ạ. một mẩu gạch bé tí teo mà phải chặn đường, 4-6 bác công nhân đứng chỉ đường, xin lỗi người qua đường, rồi ròng rã cả ngày để sửa. Nhà mình đào đường làm nhà, làm cống 1 đêm là đã khác, đi vài hôm lại phải đào lên vá tiếp… Thôi, cơ mà vẫn phải hi vọng chứ cô:P

    Trả lời
  2. ngachip says

    18.09.2011 at 13:32

    co oi con thay co la mot nguoi rat dac biet day chu
    khong tam thuong dau a hehe

    Trả lời
  3. Hà says

    18.09.2011 at 21:40

    Không, cô không quá bi quan mà là cô rất có óc quan sát và nhận xét, hi hi. Em rất thích bài viết này của cô!

    Trả lời
  4. Nguyen Duc Can says

    20.09.2011 at 08:23

    Bác đúng là tạng người “hay đau đời”! Từ những chuyện như thế này cũng có thể khái quát lên phần nào cái “thói xấu” của người nước mình.Biết làm sao được khi cái thói bừa bãi, vô cảm, vô trách nhiệm không trở thành ý thức tự nhiên của cả cộng đồng và nó cũng không bị cộng đồng gay gắt lên án…

    Trả lời
  5. The Sun says

    20.09.2011 at 13:11

    Cháu thấy Trung thực luôn là điều mà người nước ngoài rất coi trọng. Đợt cháu sang làm việc tại ĐH NUS, ở đây, nếu sinh viên hỏi bài nhau thì có thể chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Nhưng nếu mang tài liệu vào quay cóp thì là lỗi cực kì nghiêm trọng và có thể bị đuổi học!
    À, cháu thấy có dân Ấn Độ cũng hay dối trà lừa lọc 😛 Việt Nam thì …

    Trả lời
  6. Sương Cầm says

    21.09.2011 at 07:48

    Nếu xã hội Vn có nhiêù người có cách nhìn nhận như cô thì tốt biết mấy… Những bài học của cô lúc nào cũng hay nhất!

    Trả lời
  7. E11K42 says

    21.09.2011 at 13:37

    Cô Hoa viết bài này hay quá 🙂
    Em cũng thích cả những bức ảnh minh họa trong bài viết này nữa 🙂

    Trả lời
  8. Mạnh vịt says

    23.09.2011 at 09:42

    em chào cô!
    lâu rồi không biết cô có còn nhớ đến em không – Lớp NVSP (tại Trường Phụ nữ TW.cô trò mình đã từng ăn cơm hộp cùng nhau đó cô.lớp học mà cô đưa ra quy định đi học muộn thì nộp 20.000k còn nghe dt là 50.000k).
    Em đã được đọc rất nhiều bài viết của cô cô ạ!đó là những bài rất hay và ý nghĩa cô ạ.
    ex:410 tỷ để xây dựng…cô kèm theo bức ảnh đó của các em hs vượt lũ thì không biết những người làm lãnh đạo sẽ nghĩ gì cô nhỉ…?
    Bài viết trên của cô cũng hay nhưng để so sánh với vn thì…(chẳng biết bao jo..rùa mới theo kịp thỏ nữa..?!!!)
    em cũng đi giảng nhiều ở cơ sở cô ạ!đi về mà sót xa cho cái motobike của em lắm! 🙁 đường nhà mình thì vá theo kiểu..em xin lỗi cô khi nói câu nay nha: vá như i nặng ị đùn cô ạ!chán lắm!thôi…em chẳng nói chắc cô cũng hiểu mà.
    Cuối cùng em xin chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc,công tác tốt và có nhiều bài viết hay cô nha.
    Em chào cô!
    P.Q.M

    Trả lời
  9. Ho Thu Quyen says

    26.09.2011 at 10:19

    hay qua! hehe… nho chuyen di nay ma` chau co son duong~ moi dung :-* ca kem duong da tay nua chu 😛 bao gio co lai di tiep the co? 🙄

    Trả lời
  10. quangmt69 says

    14.10.2011 at 23:22

    Một sự liên tưởng thú vị. Tấm ảnh không sử dụng kỷ thuật Photoshop phải không cô? Nếu đi Tây để kiểm tra xem “Thằng Tư Bản” nó ưu việt như thế nào thì hay nhỉ…Em khoái văn hóa và cách làm việc của “Bọn Tây mũi lõ mắt xanh “: Thoải mái, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Chả biết giải thích vì sao lại thích. Một vài lần làm việc với ” Bọn Tây” trong dự án VVOB ( VVOB = Về với ông bà) và dự án PlANT( PLANT = Phần lãi anh nhớ trả),..Chả biết tiếng anh tiếng em gì nên cứ Việt hóa cho dễ đọc và dễ nhớ. Có lần em cắt nghĩa chữ PLANT bằng tiếng Việt cho một” Anh Tây” nghe, nghe xong Gã cười sảnh khoái, gật gù không dứt : “OH! OK…OK…Very Hay !”Cái tỉnh lẻ nơi em đang sống, hình như “Tây ít dám lai vãng đến” vì sợ…Sợ lũ trẻ bu theo để ôn bài đàm thoại ngoại ngữ! Một lần, Em chứng kiến một Tây balo cúi đầu ngã mũ khi một đoàn xe đưa tang ngẫu nhiên đi qua ngã tư. Chúng hay thật! Văn minh thật cô Hoa nhỉ! Em thấy mình xấu hổ vì bị”Tây hóa”. OH! Phản động thế còn gì ? Em iêu ” Bạn Tây” dù chưa một lần đặt chân đến…

    Trả lời
  11. dautay_2401 says

    19.10.2011 at 15:35

    Bai nay hay qua bac Hoa oi! 😀 Bac nen gui dang bao di a 8)

    Trả lời
  12. Hồ Thị Phương Hoa says

    02.04.2013 at 14:27

    😆 hay quá, đúng quá

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

008545
Views Today : 28
Views Yesterday : 27
Views Last 7 days : 168
Views Last 30 days : 696
Views This Month : 468
Views This Year : 1634
Total views : 15269

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2023 · Phương Hoa