Bài viết sau đây nói về hệ thống đào tạo nghề (Ausbildung/Lehre) của Đức (+ Áo/Thuỵ Sĩ), và thực ra là gửi gắm tới những người đã và đang định cư tại Đức là chính. Nhưng theo Ad thì tất cả những ai đang học đại học ("Studium") tại Đức hoặc có ý định sang Đức du học đại học (và định cư) cũng vẫn đều nên đọc qua. Ad nghĩ các bạn sẽ biết thêm đc nhiều thông tin hay ho về văn hoá & xã hội Đức (mà có nhiều người ở Đức 20-30 năm chưa hẳn đã biết).
Trước khi mở đầu bài viết, Ad xin share một vài video quảng cáo cho các khoá học nghề tại các tập đoàn lớn và danh tiếng của Đức/Áo như Porsche, BMW, Beiersdorf (sx mỹ phẩm nhãn hiệu NIVEA, Eucerin), Swarovski (trang sức pha lê), Adidas, Allianz (bảo hiểm), 1&1 (dịch vụ Internet)
Những thước phim quảng bá đc trau chuốt kỹ lưỡng này KHÔNG nhắm tới các học sinh giỏi xuất sắc sắp bước vào đại học Đức. Những nhân vật chính trong những video clip này là những bạn học sinh không (hoặc chưa) muốn vào đại học, mà chọn con đường học nghề. Trong đó có nhiều bạn chỉ 16 tuổi, mới tốt nghiệp lớp 10.
Nhìn vào cách họ trả lời phỏng vấn với phong thái tự tin và được cấp trên bắt tay chào đón nhiệt liệt, có lẽ ai cũng sẽ đoán ra rằng, cách nhìn của xã hội Đức về việc học nghề có đôi chút khác biệt so với nhiều nơi khác.
Ngoài ra chúng ta thấy rằng, có nhiều công việc (ví dụ: chuyên viên hoá học, tin học/IT, nhân viên kinh doanh ôtô hạng sang) ở VN thường yêu cầu phải tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, thì ở Đức lại là những vị trí "chỉ" đòi hỏi bằng nghề.
*****
➡️HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA ĐỨC CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
Hệ thống đào tạo nghề kép của Đức (+ Áo, Thuỵ Sĩ) được coi là tốt nhất thế giới, và nó hoàn toàn khác biệt với hệ thống đào tạo nghề tại các nước khác. Thay vì chỉ học nghề trong trường lớp như ở đa số các nước, thì ở Đức các học viên vừa phải học nghề song song tại trường lớp VÀ một doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa trường dạy nghề + công ty/xí nghiệp là lý do tại sao hệ thống này đc gọi là đào tạo nghề "kép" ("Duale" Ausbildung). Thay vì phải trả một khoản học phí khi học nghề (như ở nhiều nước khác) thì ở Đức hầu hết các học viên còn được trả lương khi học nghề. Nhiều người nghe qua điều này thì rất ngạc nhiên ("Đi học, được người ta đào tạo mà còn được trả lương á??? Làm gì có chuyện vô lí như thế?") nhưng đó là sự thật. Chỉ có một số khoá học nghề ít ỏi yêu cầu bạn trả học phí, hoặc là học miễn phí nhưng không trả lương – và lời khuyên của Ad là đừng dại dột học mấy khoá đó làm gì. Các tập đoàn làm ăn tốt và thực sự có sức kinh tế họ sẽ trả lương cho học viên của họ, thậm chí là mức lương khá cao. Ví dụ: những tập đoàn lớn như BMW hoặc Bosch thường trả học viên khoảng 900-1100€/tháng. Theo thống kê thì lương trung bình các bạn học nghề tại Đức đc trả hàng tháng là 832€ (Nguồn: https://www.ausbildung.de/ratgeber/gehalt/). Tuy nhiên nên nhớ đây là con số trung bình, tức là tuỳ từng ngành nghề và từng công ty thì mức lương học nghề có thể cao hơn hoặc thấp hơn.
Phần lớn các chương trình đào tạo nghề tại Đức kéo dài 3 năm. Vì phải học và làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp nên các học viên Đức đc thực hành và va chạm thực tế nhiều, nhờ vậy nên tay nghề và kiến thức của họ rất chắc.
(Ở đây thì Ad cũng xin nói thêm là học nghề ở Đức khó và mệt phết chứ không hề dễ đâu. Mặc dù đa phần các khoá Ausbildung nhận học viên từ độ tuổi 16 (tốt nghiệp lớp 10), -nhưng- đó là với dân Đức (hoặc đi học ở trường lớp Đức từ nhỏ) thôi. Còn những bạn có ý định muốn từ VN du học nghề sang Đức, Ad nghĩ là phải những người đã ở độ tuổi "chín chắn", đã tốt nghiệp trung học phổ thông (lớp 12) và đc xét tuyển vào đại học hoặc cao đẳng ở nhà mới đủ sức để học nghề bên này. Thường những người như vậy mới đủ trình độ để vượt qua rào cản ngôn ngữ [yêu cầu B1-B2]) và đủ "chín & cứng" để đáp ứng yêu cầu công việc cũng như phong cách làm việc kỷ luật cao của người Đức. Học đại học thì bạn có thể ru rú ở nhà 5 năm trời mà không tiếp xúc nhiều với người Đức, nhưng học nghề thì phải làm việc và tiếp xúc va chạm với họ thường xuyên.)
Sau khi nhận bằng nghề, nếu được công ty đào tạo nhận vào làm việc chính thức thì ở lại, còn không thì… cầm bằng nghề đi xin việc chỗ khác :))) Tức là nếu bạn đc BMW đào tạo, không có nghĩa là học xong bạn phải làm cho BMW mà có thể chạy sang những hãng cạnh tranh như Audi, Porsche để xin việc.
Mô hình đào tạo nghề của Đức được rất nhiều nước phát triển (trong đó có Mỹ) ngưỡng mộ và nghiên cứu với mục đích muốn học hỏi. Từ cách đây 20 năm, Văn phòng Thống kê Lao động của Bộ Lao Động Hoa Kỳ đã cho nghiên cứu mô hình của Đức để đánh giá khả thi áp dụng nó vào nước Mỹ:
-"US and German youths: unemployment and the transition from school to work": https://www.bls.gov/opub/mlr/1997/03/art3full.pdf
-Đến Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn coi Mỹ là nhất quả đất, nhưng cũng phải khen ngợi và cố áp dụng mô hình đào tạo nghề của Đức:
http://foreignpolicy.com/…/apprenticeships-germany-tru…/amp/
https://www.whitehouse.gov/…/remarks-president-trump-round…/
-Bài "Why Germany is so much better at training its workers" của báo The Atlantic: https://www.theatlantic.com/amp/article/381550/
************
Trả lời