• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Quan điểm Thành đạt – sự khác biệt một trời một vực giữa người Việt và người Âu, Mĩ

02.10.2014

Lượt xem: 323

 

(trích từ FB của một bạn trẻ)

Đa số người Việt Nam sẽ trả lời rằng đó là Một Vợ, Hai Con, Nhà 3 Tầng, Xe Bốn Bánh… hay đại loại thế!

Một Người Âu Mỹ sẽ trả lời rằng Họ đã góp phần làm ra được 1 triệu cái Smartphone, Họ đã làm ra 1 vạn suất ăn mỗi năm, Họ đã hỗ trợ phát triển được 20 trẻ em mồ côi… v..v…

Họ sẽ rất khinh một thằng Giàu mà hỏi đến thì không trả lời được là Đã Làm Ra Được Cái Gì, Giá Trị gì!

Hai tư duy đó hoàn toàn khác biệt nhau! Một bên thì mục tiêu là Bản Thân Mình và phải làm ra các giá trị hay bất cứ cách nào để đạt được! Còn một bên là Mong Muốn làm ra Các Giá Trị cho Xã Hội, và như vậy xã hội sẽ trả công cho mình mà thôi!

Với cái tư duy Cá Nhân đó, Việt Nam sẽ có ít người tạo ra giá trị Xã Hội mà chỉ làm giàu bằng mọi giá, bằng đốn rừng, đào mỏ lên bán… cho nó nhanh!

P/s: Có lẽ cũng do quan điểm thành đạt này mà đất nước ta số người giàu ko phải ít nhưng đất nước vẫn ko thể pht triển bằng các nước bạn. Đọc cái này tự dưng nhẹ đầu hẳn ra, giống như được khai thông một dòng suy nghĩ. Bấy lâu cứ nghĩ thành đạt là mình có một cuộc sống mĩ mãn, gia đình hạnh phúc và giàu sang. Giờ thì…. những ai đọc được những dòng này coi như là người may mắn nhé và hãy thay đổi ngay hôm nay. Tôi tự nhận mình là người may mắn trong số đó.

Và dưới đây là một câu chuyện kể có thực (theo lời kể của Baron Trịnh)


Người Việt chúng mày có suy nghĩ thật quái dị

Hồi trước có anh bạn già hàng xóm, thủa thiếu thời học đại học ở Đức. Mỗi lần tụ tập rượu chè rất hay kể lại câu chuyện về tinh thần cống hiến xã hội của người Đức.

Chuyện là có một hôm cuối tuần, anh được một người bạn Đức học cùng rủ về một nhà người quen ở vùng nông thôn chơi. Chủ nhà là một ông già hơn 60 tuổi, sống độc thân và còn rất mạnh khỏe. Ông luôn làm việc cật lực từ sáng đến tối trên trang trại của mình.

Đại loại là sáng sớm ông già đã dậy lùa đàn gia súc ra đồng cỏ, rồi đi thu hoạch hoa màu, rồi về cho đám gia cầm ăn, rồi đi nhặt trứng, rồi đi phun thuốc trừ sâu trên đồng,…

Theo như anh kể, trang trại của ông già khá rộng, nên công việc rất nhiều. Ông ta đều tự làm lấy, từ bơm nước, tưới cây, lái máy cày, phun thuốc sâu, làm cỏ, chở nông sản ra thị trấn,… Sự cần cù lao động đã cho ông một cuộc sống khá giả với mức thu nhập cao và có nhiều tiền nhàn rỗi gửi ở nhà băng.

Anh có hỏi ông rằng: “Tại sao ông có tuổi rồi, lại có nhiều tiền thế, mà vẫn làm việc cật lực? Với lại ông chả vợ con gì, sao không dùng tiền đó để hưởng thụ, sau này chết thì tiền đó để cho ai?”. Ông ta nhìn anh bạn như nhìn người ở hành tinh khác rồi thủng thẳng nói: “Tao còn sức khỏe thì tao còn phải làm việc. Tiền làm ra sau này tao sẽ hiến tặng cho một quỹ từ thiện. Ai cũng nghĩ như mày, chỉ nghĩ đến hưởng thụ mà không cống hiến thì đất nước tao làm sao mà phát triển được? Người Việt chúng mày có suy nghĩ thật quái dị”.

Anh nói là rất xấu hổ mỗi khi nhớ lại câu hỏi ngớ ngẫn của mình với ông già người Đức.

Anh lại kể, có một số người Việt định cư lại ở Đức. Học hành đàng hoàng ra cũng có, lao động xuất khẩu cũng có,… thường tạo ra những lý do để nhận trợ cấp thất nghiệp mà không chịu đi làm việc. Đặc biệt là phụ nữ, họ thường lấy cớ chăm con nhỏ để không phải đi làm.

Tôi có hỏi anh là đi làm thì lương cao, chứ nhận trợ cấp thất nghiệp thì được bao nhiêu? Anh nói rằng nếu đi làm thì phải đóng thuế rất cao, cộng thêm tiền gửi trẻ nữa thì thu nhập còn thấp hơn trợ cấp thất nghiệp.
Tôi lại hỏi, thì khi con lớn lên cũng phải đi làm chứ. Anh nói là đứa trẻ được 4-5 tuổi, họ lại đẻ tiếp để khỏi phải đi làm. Họ thường khoe khoang với nhau là họ khôn, vừa được đông con, vừa nhàn hạ. Chê đám phụ nữ Đức dại, chả chịu đẻ con, cứ cặm cụi đi làm, đóng thuế để bọn họ hưởng.

Nói đến đây anh chửi bậy: “Cái đcm chúng nó, vừa hèn hạ vừa bẩn tưởi. Ai cũng nghĩ như chúng nó thì lấy ai đi làm, nộp thuế để có tiền trợ cấp cho chúng nó. Đã thế chúng nó còn khoe với nhau là khôn mới khốn nạn chứ, rặt một đám bần tiện, làm cho người bản xứ khinh bỉ lây cả những người Việt đàng hoàng khác”.
Chuyện anh kể, tôi nghe thế nào biên lại thế đấy, trúng trật khôn lường.

 

© 2014 Baron Trịnh

 

 

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Reader Interactions

Comments

  1. Le Dung says

    25.02.2015 at 15:45

    😆

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

008545
Views Today : 28
Views Yesterday : 27
Views Last 7 days : 168
Views Last 30 days : 696
Views This Month : 468
Views This Year : 1634
Total views : 15269

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2023 · Phương Hoa