• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

“Ta là một, là riêng, là duy nhất”

27.03.2010

Lượt xem: 1.304

{jcomments on} 

 

Những viên sỏi này tuyệt không có viên nào giống viên nào.
Từ hàng triệu, hàng ngàn năm nay đã thế và mãi mãi sẽ vẫn luôn như thế.
Muôn đời nay chúng vẫn luôn tồn tại bên nhau.
Thiên nhiên trở nên đẹp đẽ và phong phú hơn nhờ sự đa dạng của muôn vật, muôn loài.

Giữa vụ trụ bao la, mỗi con người chúng ta bé nhỏ như như những hạt cát.
Thế nhưng, giữa nhân loại, có lẽ mỗi chúng ta như những viên sỏi, nhờ đó chúng ta mới có thể nhận ra nhau một cách rõ ràng hơn.

Là sản phẩm của tạo hóa, như những viên sỏi này, chúng ta cũng không ai giống ai.
Bởi thế, mỗi chúng ta hãy học cách luôn biết lắng nghe, chấp nhận, tôn trọng và khuyến khích những quan niệm và ý kiến của người khác, mà không giống mình.

Hơn nữa, mỗi người hãy biết tạo ra bản sắc cho riêng mình và sau nữa là học cách có bản lĩnh để giữ lấy nó.

Mục đích của các cuộc tranh luận không phải để chứng tỏ rằng bạn đúng tôi sai, bạn hay tôi dở, hay ngược lại, mà là để mỗi chúng ta ai cũng được nói ra những suy nghĩ va quan điểm của riêng mình.

Mục đích của các cuộc tranh luận cũng không phải để tìm ra câu trả lời dứt khoát khép lại một vấn đề nào đó, mà là để từ đó mở ra những vấn đề mới, những câu hỏi mới thông minh hơn, ý nghĩa hơn và thú vị hơn.


Đó mới là điều quan trọng nhất.

 

                                                                N.Thị Phương Hoa

 

Chuyên mục: Bài viết của tôi

Reader Interactions

Comments

  1. Khách says

    29.03.2010 at 14:16

    Nếu những viên sỏi này nói được thì chắc chắn chúng cũng cãi nhau cô ạ

    Trả lời
  2. Khách says

    29.03.2010 at 14:37

    Cãi nhau là tốt đấy (mâu thuẫn và đấu tranh giải quyết mâu thuẫn là động lực của sự phát triển mà “nị”, hic hic….), chỉ sự nhìn ngán thấy mồ ko mở miệng nổi nữa ấy…

    Nhưng nhớ đừng quên “sỏi đá cũng cần có nhau” đấy nhá.

    Trả lời
  3. Khách says

    30.03.2010 at 15:20

    hic đúng là mỗi người một vẻ trong cuộc đời này không ai giống ai.Nhưng cũng có những “viên sỏi” sinh ra là để dành cho nhau. Giống như 2 miếng ghép, cũng có những cặp sỏi khớp với nhau một cách kì lạ… Hai đứa sỏi ấy đặt cạnh nhau khít khìn khịt thành 1 thể thống nhất… đó có thể là tình bạn, tình yêu. Nhưng nhìn cho kĩ vẫn cứ có một ranh giới giữa chúng… Chẳng hiểu tại sao con lại lan man kĩ về điều đó cô ạ…

    Trả lời
  4. Khách says

    30.03.2010 at 15:28

    đúng là trên đời này không có ai giống ai cả. Mỗi người đều có những nét riêng nhưng mà bị lẫn lộn trong “đống” sỏi kia thì đúng là nản thật. Bỗng dưng con lại nghĩ, dù muôn hình vạn trạng, thì cũng có những kì tích, khi 2 viên sỏi khớp nhau đến kì lạ. Chúng tạo thành 1 thể thống nhất. Con người cũng vậy, có những người sinh ra là để cho nhau, đó là cách mà tình bạn tình yêu tồn tại. Nhưng nhìn kĩ lại giữa 2 viên sỏi kia có 1 rãnh nơi chúng chạm vào nhau và ở con người luôn có ranh giới dù ta cố làm mờ nó đi. Nói tóm lại a person is an individual

    Trả lời
  5. Khách says

    30.03.2010 at 17:55

    Khi nào có dịp đi Bình Định (TP. Quy Nhơn) cô Alô em, em sẽ dẫn cô di bãi trứng để chụp ảnh post lên thay cho ảnh này nha cô. Đẹp tuyệt cú mèo luôn.Cũng những viên sỏi nhưng đẹp như trứng vậy.

    Trả lời
  6. Khách says

    31.03.2010 at 02:03

    @Quốc Trịnh:
    OK. Nhưng mà Trịnh gắng lên làm KẸ để mời cô vô Bình Định nha. Ảnh này cô chup ở một bãi biển bên Đan Mạch, thấy đẹp tự nhiên.

    Trả lời
  7. Khách says

    01.04.2010 at 09:13

    Ối giời ơi, bận quá chị Cụ ơi có mỗi một buổi cà phê mà vẫn chưa dàn xếp được. Lại nhớ ngày 1/4/2000… lúc đó đang ở nhà Hương hay phiêu du ở B ấy nhỉ…

    Trả lời
  8. Khách says

    01.04.2010 at 12:01

    @2. Fruehling???
    Hi hi… phải gió cái nhà cô này, nhớ dai nhẩy, chỉ tội sai năm rùi (1997). Ko phải ở nhà H mà cũng ko ở B, vẫn ở Bln nhưng mà qua phone lùa được con kia tốc váy chạy ra Hauptbahnhof B lúc nửa đêm, ha ha….
    NA và P đang ở VN chịu tang bà già, tối thứ 7 này NA ra HN, sẽ tụ tập nhau nhá.

    Trả lời
  9. Khách says

    03.04.2010 at 03:15

    Hihi. E cũng thay đổi suy nghĩ đấy. Ngày xưa mỗi lần cảm thấy cần phải nói gì, tranh luận gì, em lại tự nhủ “Thôi. Nói ra mất vui. Nhỡ lại cãi nhau thì sao”.

    Nhưng bây giờ thì có thể nói và nói ngay lúc đó k chần chừ gì. Vì nếu mình k nói, k chia sẻ suy nghĩ của mình, tức là mình k cho ng ta cơ hội để hiểu mình hơn.

    Thế nên e cũng nghĩ tranh luận để phát triển và k ngại tranh luận nữa 😀

    Trả lời
  10. Khách says

    03.04.2010 at 06:15

    Cảm ơn cô về bài viết này. Khi đọc xong e cảm thấy mình cần tự tin hơn cô ah. Tuy không được học cô nhiều, nhưng thực sự cô để lại ấn tượng trong em.Em sẽ cố gắng hơn để khẳng định cái tôi của bản thân. Để ít nhất trong vô vàn lớp sỏi kia, có ai đó nhận ra mình.Chúc cô mọi điều tốt đẹp nhất.

    Trả lời
  11. Khách says

    06.04.2010 at 17:00

    “Quen biết đầy thiên hạ
    Tri kỷ được mấy người”

    Trả lời
  12. Khách says

    10.04.2010 at 12:14

    Thật sự thì đúng là không có viên sỏi nào giống viên nào thật, nhưng mọi người nhìn phía trên tấm ảnh nhé, 1/3 về phía góc trái có một viên to nhất, nó hơn tất cả vì nó to nhất, cho dù chỉ trong bức này mà thôi.Ở bên dưới nó sẽ có rất nhiều viên sỏi không thể thấy chí ít là ánh sáng mặt trời hoặc các viên sỏi khác, câu hỏi đặt ra là: Nó có biết gì để tranh luận hay không? Nhìn một số giáo viên THPT thì thấy ngay, buồn…. có chân nhưng không bao giờ chạy ra tìm ánh sáng, mãi núp trong bóng tối để yên hưởng thái bình, ôi cái thái bình nghèo nàn, tẻ ngắt…….. một bãi sỏi không hơn!(Xin lỗi Cô, hôm nay Em buồn vì bạn mình quá.Nhìn bãi sỏi tự nhiên lại liên tưởng đến nên …., nếu Cô không thích thì đừng Up lên Cô nhé!)

    Trả lời
  13. Khách says

    10.04.2010 at 13:04

    @ Ngô Minh Tuấn:
    Đúng là có viên to viên bé trong cái đám ấy. Nhưng dù to hay bé thì chúng đều là sỏi cả, ha ha…
    Nếu viên nào ko chịu thò ra ngoài ánh sáng sẽ bị cớm nắng mà chết dần thôi. Cô nghĩ thế mà chẳng biết có đúng ko nữa.

    Trả lời
  14. Khách says

    11.04.2010 at 14:01

    Cô ơi, hôm nay Em buồn quá, bọn Em có một nhóm 5 người, bạn EM được đề cử lên làm hiệu phó, nó là con rể hiệu trưởng nhưng nó lại cướp mất chỗ của Anh rể Em vì Anh ấy được đề cử lên làm hiệu phó từ năm 2009 nhưng ông hiệu trưởng lại ỉm đi để chờ con rể đủ điều kiện lên làm, hôm trước trong hội nghị Em đã có ý kiến rõ ràng ủng hộ Anh rể vì so sánh Anh ấy với bạn Em thì như nhau về năng lực, nhưng đáng lẽ Anh ấy phải được đề cử trước đây gần 1 năm, tối nay bọn bạn phê bình Em gay gắt, Em buồn quá Cô ơi! chẳng nhẽ mình luôn phải lựa chọn mất bạn hay mất AE hả Cô, một chức hiệu phó có đáng gì đâu Cô nhỉ?

    Trả lời
  15. Khách says

    11.04.2010 at 14:53

    @ Ngô Minh Tuấn:
    Chuyện thường. “Một miếng thịt trăm dao xâu xé” mà (nhất là ở xứ sở này). Bạn em “bằng” anh rể em nhưng là con rể Sếp thì lên là đúng rồi. Thế là còn chấp nhận được đấy. Bạn em có thua xa anh rể em nhưng là người nhà Sếp thì cũng vẫn lên cơ mà.
    Xứ này nó thế, ráng chấp nhận nha.
    Chia buồn hay chia vui đây?
    PS. Ở VN này thì mấy cái chân loong toong như tổ trưởng bộ môn còn lắm kẻ khát khao nữa là giám hiệu, hic hic…

    Trả lời
  16. Khách says

    15.04.2010 at 11:08

    Nếu A Tuấn là Hiệu trưởng thì cũng bổ nhiệm cho anh rễ mình thôi, khi đó người buồn lại là tân hiệu phó kia, chuyện A Tuấn bình thường quá đi mất.
    Em gặp nhiều trường hợp phải nói là hoàn hảo: Năng lực, trình độ, đạo đức, cống hiến… nhưng cũng không bao giờ được làm quản lý vì 2 lý do: 1.Không có Đảng (hỏng biết phải Đạn không); 2.Dạy giỏi thì ở lại dạy cho có ích (để những người dạy yếu lên làm quản lý cho học sinh được nhờ)
    Nhưng cho chọn thì làm ông Kẹ vẫn thích hơn, khi đó mới mời cô về trường được chứ, hà, hà

    Trả lời
  17. Khách says

    15.04.2010 at 13:14

    Muốn lên làm quản lý phải thạo “võ dân tộc” cơ, ha ha…
    Món “võ dân tộc” đó bí hiểm lắm, ko phải ai cũng “học” được đâu, he he…
    Tiêu chí chọn “cạ” lãnh đạo là thế này:
    “THỨ NHẤT LÀ PHẢI HỢP GU
    THỨ NHÌ LÀ PHẢI LÙ ĐÙ DỄ SAI”, hic hic…
    Liệu trong XH ta hiện nay có được mấy người đủ bản lĩnh để tránh xa được thứ “cám dỗ chết người” đó nhẩy? hic!

    Trả lời
  18. Khách says

    05.05.2010 at 06:04

    Quan điểm rất hiện đại và hợp lý thưa cô!

    Trả lời
  19. Khách says

    27.08.2010 at 14:12

    Rất triết học và rất nhân học. Cần đưa ngay vào giáo trình dạy làm SẾP.Mong sao các sếp của tôi không hóa điên lên khi nhìn thấy những viên sỏi không những không tròn trịa mà lại đầy góc cạnh

    Trả lời
  20. Khách says

    27.08.2010 at 16:06

    @Ngnhutho:
    ha ha… người có phẩm chất hay ho đầy tính chất triết học và nhân văn như thế lại “đếch thèm” dính đến chữ Sếp nó mới phiền, hic hic.. 😛

    Trả lời
  21. Khách says

    06.09.2010 at 17:25

    quan diem cua co giong cua me em qua :D. Nho bai viet nay ma em thay bot tu ti ve ban than nhieu roai.Em cam on co nhiu nhiu :X

    Trả lời
  22. Khách says

    08.09.2010 at 16:07

    Những suy nghi cua Hoa rat hay va minh cung nghi the. The gioi nay dep boi su phong phu. Kho la o cho moi nguoi co ban linh cua rieng minh va dung la phai hoc cach ma giu lay no. Minh rat thich y : tranh luon de goi mo chu dau phai de phan bua phai trai. Nhieu quyen sach, bai tho, buc tranh, bai hat …dau phai để đi đến tận cùng một điều gì, mà đem lại cho ta những cảm xúc sâu lắng dù vui , dù buồn, yêu thương hay căm giận nhưng làm cho ta trở nên Người hơn.

    Trả lời
  23. Khách says

    08.09.2010 at 16:50

    @Trần Thị Hồng Hà:
    Mẹ hà đúng là con nhà nòi văn chương, hi hi…

    Trả lời
  24. Khách says

    09.09.2010 at 15:08

    Nhìn viên sỏi to và xù xì mình nghĩ đến Hoa (đừng giận nhé vì mình không có ý nói về trọng lượng). Hoa thu hút mình vì tính cách đặc biệt, đầy bản lĩnh, phớt đời nhưng cũng rất mềm mại và nhạy cảm.Mong sao có nhiều viên sỏi như thế.

    Trả lời
  25. Khách says

    09.09.2010 at 16:01

    @ Trần Thị Hồng Hà:
    Mẹ Hoa đúng là xù xì gai góc thật đấy.
    Nhưng mà sống cực nhân văn đấy mẹ Hà ạ, hic

    Trả lời
  26. Khách says

    02.01.2011 at 04:02

    Cô ơi, có những bài hay (kiểu như bài này), cô cho em share với SV nhé (có trích dẫn nguồn đầy đủ =P). Em đang dạy môn Writing cho 1 lớp CLC năm 2. Cái ý về “cái tôi” trong bài này em thấy hay lắm, & là điều mà SV CLC cần phát triển (đặc biệt là trong môn Writing nữa), em tung bài này ra cho các em ý đọc xem sao. =)
    Em cảm ơn cô trước!

    Trả lời
  27. Khách says

    02.01.2011 at 09:43

    @ Trần Hoàng Anh:
    xin mời cứ dùng tự nhiên đi ạ, hic hic….

    Trả lời
  28. Khách says

    08.02.2011 at 08:05

    Con chào cô, đọc bài này của cô, con lại muốn viết 1 bài cho e gái con, con mượn cô mấy câu đầu về những viên sỏi cô nhé. Con cám ơn cô nhiều!!! Hii. Năm mới con kính chúc cô và gia đình bình an, sức khỏe và niềm vui ạ!

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

007874
Views Today : 28
Views Yesterday : 25
Views Last 7 days : 149
Views Last 30 days : 575
Views This Month : 89
Views This Year : 674
Total views : 14309

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2023 · Phương Hoa