• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Ti, Cống và môn Giáo dục công dân

13.03.2010

Lượt xem: 631

01.2010 – Họp phụ huynh HK I lớp 8 cho Cống

Sau phần nhận xét chung về tình hình học tập, tu dưỡng của lớp HK I năm học 2009-2010, phụ huỵnh cả lớp được phen cười  ngả nghiêng rũ rượi khi cô giáo chủ nhiệm kể về một bài thi học kì môn Giáo dục công dân của một bạn trong lớp.

Câu hỏi: Em hãy xây dựng kế hoạch tu dưỡng cá nhân.

Nội dung câu hỏi yêu cầu nêu được nội dung hoạt động, biện pháp thực hiện và kết quả hoạt động.

Một bạn trong lớp viết như sau:

 

 

Kế hoạch

Nội dung HĐ

Biện pháp th/hiện

Kết quả

Sinh hoạt cá nhân

Tự tắm

Ngày tắm 1 lần

Người sạch sẽ thơm tho

Sinh hoạt tập thể

Ăn cơm với gia đình

Hàng ngày ăn cơm tối với cả nhà

No bụng

 

Mẹ chưa kịp dứt cơn cười vì bài kiểm tra của bạn đó thì lại phải cười tiếp một trận nữa, có lẽ còn “ác liệt” hơn trận trước, khi nhận về bài thi của Cống.

Giời ơi là giời, Cống làm bài như thế này:

 

Kế hoạch

Nội dung HĐ

Biện pháp th/hiện

Kết quả

Sinh hoạt cá nhân

 

 

 

Sinh hoạt tập thể

Lau nhà

Một tuần lau nhà một lần

Nhà sạch

 

Không kìm được, mẹ cao hứng đọc to bài làm của Cống cho phụ huynh cả lớp nghe. Mọi người lại được trận cười phớ lớ.

Lúc đầu, nghĩ mãi mẹ cũng không thể hiểu nổi làm sao mà Cống lại cho lau nhà là sinh hoạt tập thể. Mãi sau mới sực nhớ ra là ở nhà mình, lau nhà là "sinh hoạt tập thể" cuối tuần của ba, Oanh và Cống, hớ hớ……. Cống láu thật!

 

Chuyện hôm nay với Cống làm mẹ nhớ lại chuyện Tuti ngày trước (lớp 6) đã học môn Giáo dục công dân như thế nào (năm học 1998-1999).

 

Khi xem một phóng sự truyền hình về giáo dục phổ thông quay cảnh một học sinh lớp 6 đến 10h30 tối vẫn chưa được đi ngủ vì còn phải quằn quại học thuộc lòng mấy cái khái niệm trong môn Giáo dục công dân. Cô bé trong phóng sự cứ đai mồm ra ra rả đọc “trung… thực…. là.. là…là… một phẩm… chất….đạo….đức,…”. Mẹ xem mà phát hoảng và kể với mọi người, không quên kèm theo lời bình “Giời ạ, giáo dục ở cái xứ này rồi giết chết hết bọn trẻ con mất thôi”.

 

Thế rồi, đúng một tuần sau chính Tuti nhà mình lại “diễn” đúng “cái vở” ấy. Nhưng mà Ti đã diễn theo cách khác. Sợ ba mẹ mắng nên Ti láu cá chui tọt vào toa lét đóng cửa lại. Mẹ thấy Ti ngồi lâu quá trong toa lét lại sợ Ti bị đau bụng nên nghé cửa dòm vào xem sự thể ra sao thì thấy Ti đang ngồi rên rỉ tụng kinh cùng một bài bài Thánh ca đó: “Trung… thực…, trung…..thực….là.. là…là… một phẩm… chất….đạo….đức,…”.

CHOÁNG.

Mẹ hỏi Ti “Sao mà con phải học khổ sở thế?”.

Ti bảo: Môn Giáo dục công dân nếu có thuộc nhưng không đúng dấu chấm dấu phẩy cô cũng không cho điểm 10 đâu. Môn Sử, môn Địa cũng thế mẹ ạ. Mẹ cứ để con học thế, nếu không còn lâu mới được điểm 10.

 

Hóa ra là thế, chẳng trách mà ngay cả ở môn Khoa học thường thức hay môn gì gì đó, khi học đến bài “Canh cua”, “Thịt kho tầu” mẹ cũng thấy Ti lầu bầu tụng kinh niệm Phật.

 

Mẹ bảo Ti: Con ơi là con, con mà học thế này thì có đến 10 phẩy môn Giáo dục công dân thì đến già con cũng không thành người trung thực được đâu, và cả đời con cũng sẽ không bao giờ nấu được cho chồng con con bát canh cua hay nồi thịt kho tầu đâu con ạ. Giời ơi là giời!

 

Tài thật!

Học sinh giỏi đấy!

Trường chuyên, lớp chọn đấy!

Một phát minh vĩ đại trong giáo dục!

Không biết có phải là đặc sản giáo dục chỉ có ở xứ này?

 

P/S. Sau này, cứ mỗi lần gặp cái bác ở Viện nghiên cứu mà phụ trách môn này tôi cứ thấy bực mình và có không ít lần tôi đã “đá đểu” mấy câu đại loại như “Gớm, bác tội to lắm nhá. Bác góp phần không nhỏ vào công cuộc vĩ đại giết chết trẻ con xứ này rồi đấy. Cố lên tí nữa bác ơi, sắp thành công rồi. Chúc mừng bác!”. Bác ấy cứ nhe răng ra cười và bảo: “Khá rồi. Khá hơn rồi. Dạo này đã khá hơn nhiều lắm rồi”. Ặc ặc, không hiểu cái tiêu chuẩn “khá” của cái nhà bác này là thế nào nữa. Hic…

 

 

 

Chuyên mục: Viết cho con trai

Reader Interactions

Comments

  1. Khách says

    14.03.2010 at 10:09

    Cô ơi, đó cũng là “‘quá khứ” của em đấy ạ…hic
    Học Toán học Văn mà không giỏi thì còn dễ chấp nhận, chứ mấy môn được coi là “dễ” và “để gỡ điểm” mà thành tích thấp thì “xấu hổ” lắm!
    “Học đi đôi với hành”, ấy là khi chưa có phương pháp Học hiệu quả và cách Đánh giá đúng thực chất, thì học sinh chúng em đành phải tự “Hành” bằng cách học thuộc lòng vậy thôi…

    Trả lời
  2. Khách says

    15.03.2010 at 15:35

    Tất cả chúng em đều đã “từng” là nạn nhân của lối học ấy, không chỉ có mỗi Tuti đâu ạ hi hi. Mà Cống nhà cô láu thiệt ạ.

    Trả lời
  3. Khách says

    15.03.2010 at 16:39

    Nói gì đến bọn trẻ con cô. Hiện tại lớp em, lớp Cao học hẳn hoi, toàn cán bộ, giáo viên đi học cả đấy, nhưng thứ 7 này thi môn lôgic có câu lý thuyết 2 điểm muốn lấy được cũng phải “gạo” như Ti và Cống vậy, Đại loại như khái niệm là gì, định nghĩa khái niệm là gì, nêu các quy luật … Chán lắm nhưng không học cũng bó tay thôi.

    Trả lời
  4. Khách says

    16.03.2010 at 07:53

    @ Quốc Trịnh:
    “Củ cà rốt to nhất luống” thế còn mà dám khoe đấy, hic.
    Cao học mới chả cao hành….
    Đánh cho 3 roi vào đít cả Thầy lẫn trò bi giờ, ha ha…

    Trả lời
  5. Khách says

    30.03.2010 at 09:45

    Khiếp đảm cho mấy môn học kiểu đó lắm. Bao giờ thì xứ sở này mới thay đổi được.Cảm thương cho đám trẻ hôm qua và hôm nay quá!

    Trả lời
  6. Khách says

    04.05.2010 at 15:11

    thuc ra do chi la cai nhin thieu so phien dien. Chi de cuoi cho giam stress sau gio lam viec. Cha giai quyet duoc dieu gi hay ho.

    Trả lời
  7. phan thanh says

    13.01.2015 at 13:52

    đấy đúng là thực trạng dạy môn GDCD ở xứ Nam ta đấy ạ

    Trả lời

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

008545
Views Today : 28
Views Yesterday : 27
Views Last 7 days : 168
Views Last 30 days : 696
Views This Month : 468
Views This Year : 1634
Total views : 15269

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2023 · Phương Hoa