• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

admin

Gien sợ

03.05.2011

Nguyễn Thanh Tiến

Trích từ http://nttien.multiply.com/journal/item/3/3

Ngày nay, với việc giải mã bộ gien, con người có thể dễ dàng phân biệt người này với người khác, dân tộc này với dân tộc khác, bởi mỗi người, mỗi dân tộc đều có những gien đặc trưng riêng của mình mà không thể nào lẫn được với người khác, dân tộc khác. Là một người Việt Nam, tôi tự hỏi, thế gien nào là đặc thù của người Việt chúng ta?

 

Vì không có trình độ về sinh học nên tôi không thể phân tích gien để chỉ ra đâu là gen đặc trưng của người Việt. Tôi chọn một phương pháp khác, phương pháp sử dụng thuyết tiến hóa. Ta biết rằng tiến hóa là sự đấu tranh giữa tồn tại và không tồn tại, vì vậy để đi tìm gien đặc trưng của một dân tộc thì phải tìm ra gien nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ hội tồn tại của những con người trong dân tộc đấy.

 

Sau khi xem xét nhiều ứng cử viên, cuối cùng tôi khá chắc chắn khi cho rằng gien đặc trưng nhất của người Việt chúng ta đấy chính là "gien sợ". Có thể nói hiếm có một dân tộc nào mà việc biết sợ có ảnh hưởng đến sự sống còn như dân tộc Việt Nam. [Read more…] about Gien sợ

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Tinh thần tự phê…

28.04.2011

{jcomments on}

Chuyên mục: Chưa được phân loại

Từ chuyện người chèo bè nghĩ về lòng tự trọng của dân tộc

28.04.2011

 

Nguyễn Quang Thiều


Bài đã được xuất bản.: 18/03/2010 06:00 GMT+7 (Vietnamnet)

Một doanh nghiệp không có lòng tự trọng sẽ không bao giờ làm nên thương hiệu. Bởi thiếu tự trọng, họ sẽ cho ra đời những sản phẩm của sự vô trách nhiệm. Và những sản phẩm như thế sẽ không bao giờ tồn tại lâu dài hay có khả năng chinh phục xã hội. Một dân tộc không có lòng tự trọng sẽ mãi mãi phụ thuộc như một thứ nô lệ vào dân tộc khác. Một dân tộc không có lòng tự trọng không có khả năng hiện thực hoá giấc mơ độc lập, tự do, văn minh và phồn thịnh của mình. Một dân tộc đánh mất lòng tự trọng trước sau sẽ dẫn đến mất nước mà lại không hề hay biết gì.

Mới đây, một bài báo trên Vietnamnet kể về một thanh niên làm nghề chèo bè chở khách du lịch ở thác Bản Giốc khi được khách cho thêm tiền đã không nhận. Câu chuyện tưởng như rất bình thường nhưng đã làm không ít người đọc xúc động. Lý do làm cho người chứng kiến hành động của người thanh niên kia phải cầm bút viết một bài báo khá dài và làm cho người đọc xúc động có lẽ bởi lâu nay lòng tự trọng của chúng ta đã và đang bị đánh mất trong cuộc sống thường nhật.

Lâu nay, việc người ta tìm cách để " móc túi" người khác một cách phi lý và không một chút áy náy lương tâm như đã trở thành lẽ tự nhiên. Một sự thật mà hầu hết những người Việt Nam đều biết là cứ thấy ai là người nước ngoài thì rất nhiều những người tham gia làm dịch vụ du lịch từ khách sạn, nhà hàng đến xích lô, bán hàng lưu niệm… đều tìm cách lấy được từ những khách du lịch ngoại quốc này thêm đồng nào hay đồng ấy mà không cần nghĩ đến những ảnh hưởng xấu của việc làm đó.

Sự "khôn lỏi" và sự "ăn xổi" để kiếm thêm một hai đồng lẻ chỉ riêng trong khu vực của những người tham gia làm các dịch vụ du lịch đã đánh mất đi những lợi ích lớn hơn rất nhiều và có tính lâu dài. Nó cho thấy chúng ta thiếu tư cách của những chủ nhân và thiếu một tư duy chiến lược cho sự phát triển lĩnh vực mình kinh doanh.

Một lần, tôi thấy hai thanh niên đi hát rong mà chúng ta vẫn thường gọi là "ăn mày" đứng hát trước một quán cà phê. Họ ăn mặc sạch sẽ, có hệ thống âm thanh khá tốt, thuộc nhiều bài hát và hát khá đúng nhạc. Có những người dè bỉu họ "ăn mày" còn chơi sang. Nhưng tôi có suy nghĩ khác. Tôi gọi họ là "những người hát rong". Cho dù nghề hát rong kiểu này ở xã hội chúng ta vẫn coi là "ăn mày". Họ đứng hát nhưng không cầm cái mũ như thông thường dúi vào tay khách hay kỳ kèo ép khách phải cho tiền.

Họ biểu diễn thực thụ cho dù chỉ là những người hát rong. Sự lao động một cách chân chính và trong sạch của họ đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người uống cà phê ở đó. Nhiều người uống cà phê nói với họ hãy thường xuyên đến quán cà phê đó hát. Những người uống cà phê này không phải là những người mê giọng hát hay phong cách biểu diễn của họ hơn những ca sỹ chuyên nghiệp hay các DIVA trong nước mà là có cảm tỉnh với thái độ lao động của họ.

Tôi đã hỏi hai thanh niên kia cần gì mà họ phải ăn mặc nghiêm chỉnh như thế, chuẩn bị đồ nghề kỹ như thế và có một "chương trình biểu diễn" khá phong phú như thế. Họ trả lời "Làm gì cũng phải cho đàng hoàng. Đói cho sạch, rách cho thơm chú ạ". Đấy chính là lòng tự trọng. Nếu không có lòng tự trọng ấy thì hai thanh niên "ăn mày" kia không được những người uống cà phê có cảm tình như thế. Lòng tự trọng của hai thanh niên "ăn mày" đã làm ra tư cách và thương hiệu của họ. Những người uống cà phê ở đó đã gọi họ là Ban nhạc hai chàng trai.

Trên đây là những câu chuyện rất nhỏ của những cá nhân bé nhỏ trong xã hội. Nhưng câu chuyện của họ chính là câu chuyện về lòng tự trọng cho cả một quốc gia. Bản chất của vấn đề ấy không có gì khác giữa một cá nhân vô danh và một quốc gia cho dù rộng lớn đến nhường nào. Lòng tự trọng hay nói một cách khác là tư cách của một con người hay một quốc gia không phụ thuộc vào sự giàu nghèo của cá nhân đó hay quốc gia đó trong một giai đoạn nào đó.

Trong những năm tháng chiến tranh, con người Việt Nam phải chịu biết bao mất mát, đau thương và sống trong đói ngèo, nhưng cũng trong những năm tháng ấy, lòng tự trọng của những cá nhân con người Việt Nam cho đến lòng tự trọng của dân tộc Việt Nam đã làm nên tư cách của mình. Một người trốn tránh nghĩa vụ của mình đối với tổ quốc như đóng thuế, tham gia quân đội… sẽ là sự hổ nhục của cả gia đình, dòng họ và cũng là sự hổ nhục của cộng đồng nhỏ anh ta sinh sống trong đó như làng xóm hoặc khối phố.

Nùng Mạnh Hùng – người chèo đò tự trọng dưới chân thác Bản Giốc. Ảnh: K.Trung

Có những đứa trẻ hồi đó nhặt được một chiếc bút chì hay một viên tẩy của bạn học cùng lớp nhưng không muốn trả lại đã bần thần suốt đêm chờ sáng hôm sau đến lớp thật sớm để lại những vật ấy vào bàn của người bạn có những vật ấy bị mất. Nhưng bây giờ, trong một đời sống vật chất có thể nói được cải thiện gấp cả trăm lần thì lòng tự trọng kia lại giảm đi cả trăm lần. Chúng ta từng chứng kiến có những người vi phạm luật pháp và ăn cắp tài sản của Nhà nước, của Nhân dân mà vẫn sống với thái độ như chẳng có chuyện gì.

Cách đây mấy năm, báo chí nói về một cán bộ quản lý phạm tội tham nhũng khi bị Toà tuyên án vẫn "nở" một cái cười như chẳng có chuyện gì thậm chí là một cái cười nghênh ngang. Đó chính là một cú đấm thẳng mặt của sự xỉ nhục vào lòng tự trọng của toàn xã hội. "Cái cười" của kẻ ăn cắp đó tựa như lời tuyên bố láo xược và như một thách thức trắng trợn của một lối sống phi nhân cách trước xã hội. Trước kia, một người ăn cắp một ổ trứng gà bị phát hiện đã bỏ làng đi vì xấu hổ. Ngày nay, có những người ăn cắp hàng chục tỷ đồng của tập thể vẫn "nhe răng cười". Sự thật này nói với chúng ta một cách rõ ràng và logic rằng: lòng tự trọng của xã hội đang bị đưa ra làm trò cười.

Pháp luật của Nhà nước đã không tha cho những hành động phạm pháp như thế. Nhưng chúng ta phải nhận thức ngay rằng: lòng tự trọng hay nói cách khác là nhân cách sống của xã hội đã và đang bị nhạo báng và phá vỡ ở những chỗ nào đó rất quan trọng trong cấu trúc đạo đức xã hội. Một bác sỹ bạn tôi đã nhận xét những "Cái cười" kia theo "bệnh nghề nghiệp" của mình là: Những vi khuẩn gây bệnh chỉ có thể ngang nhiên hoạt động trong một môi trường thiếu trong sạch.

Và đến lúc này, chúng ta phải vứt đi lòng tự ái vặt để nói với nhau rằng: Môi trường sống của xã hội chúng ta đang có những vấn đề nhiễm độc trầm trọng. Chúng ta chỉ lấy ví dụ về hai thành phần của xã hội ở mọi quốc gia là thầy thuốc và thầy giáo. Đấy là hai thành phần mà cái xấu khó xâm nhập nhất. hai thành phần này là đại diện cho nhân cách của mọi quốc gia. Nhưng khoảng mươi năm trở lại đây, có những hình ảnh của thấy thuốc và thầy giáo đã làm cho cả xã hội kinh hoàng.

Một giám đốc bệnh viện nói: số y, bác sỹ nhận tiền của bệnh nhân chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh. Một cán bộ quản lý giáo dục nói: số thầy, cô đánh đập học sinh, đổi tình lấy điểm… chỉ là những con sâu bỏ rầu nồi canh. Đúng vậy. Tỷ lệ theo số đếm của những thầy thuốc, thầy giáo mất nhân cách chiếm rất nhỏ so với số lượng thầy thuốc và thầy giáo hiện có. Nhưng thưa các vị, tỷ lệ của sự suy đồi thì tăng vọt. Nó cho thấy số lượng những con người suy đồi trong hai thành phần đặc biệt nhất của xã hội đang tăng lên còn mức độ suy đồi thì còn tăng hơn nữa. Chẳng lẽ hiện thực này không nói với các vị một điều gì ư?

Đấy là những ví dụ cụ thể về lòng tự trọng của con người mà chúng ta có thể quy thành tội theo các điều khoản của luật pháp. Nhưng bên cạnh đó, sự thiếu tự trọng của chúng ta còn thể hiện ở nhiều nơi trong đời sống xã hội cho dù sự thiếu tự trọng đó chưa kết thành tội. Đó chính là một lối sống cẩu thả và bừa bãi mà mỗi người chúng ta nhắm mắt lại cũng có thể liệt kê ra một con số không nhỏ. Những điều đó được thể hiện trong lối sống và trong thái độ ở các công sở, ở rạp hát, ở công viên, ở đường phố, ở bến tàu, bến xe… và ở ngay cả những chốn linh thiêng như đền, chùa hay các di tích văn hoá và lịch sử khác.

Tôi có nói đến lòng tự trọng sẽ làm nên nhân cách và thương hiệu của con người đó, của công ty đó hay của quốc gia đó. Sự cố của Toyota vừa qua đã đánh vào lòng tự trọng lớn nhất của những người thực sự có trách nhiệm của Hãng xe hơi lớn nhất thế giới này. Chính lòng tự trọng của người Nhật đã làm nên thương hiệu đó. Và cũng chính vì sự thiếu trách nhiệm trong một lúc nào đó đã làm cho thương hiệu của họ bị đổ vỡ qúa lớn. Trách nhiệm cũng chính là một yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên lòng tự trọng. Một tập đoàn khổng lồ như Toyota mất vài tỷ đô la không làm cho ông Chủ tịch tập đoàn khóc. Ông đã khóc vì thương hiệu của tập đoàn đã bị đổ vỡ. Hay nói cách khác, lòng tự trọng của ông và những người làm nên danh tiếng của Toyota đã bị vấy bẩn.

Một doanh nghiệp không có lòng tự trọng sẽ không bao giờ làm nên thương hiệu. Bởi thiếu tự trọng, họ sẽ cho ra đời những sản phẩm của sự vô trách nhiệm. Và những sản phẩm như thế sẽ không bao giờ tồn tại lâu dài hay có khả năng chinh phục xã hội. Một dân tộc không có lòng tự trọng sẽ mãi mãi phụ thuộc như một thứ nô lệ vào dân tộc khác. Một dân tộc không có lòng tự trọng không có khả năng hiện thực hoá giấc mơ độc lập, tự do, văn minh và phồn thịnh của mình. Một dân tộc đánh mất lòng tự trọng trước sau sẽ dẫn đến mất nước mà lại không hề hay biết gì.

 

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Hai bức thư gửi học sinh (của Tổng thống Mĩ và Chủ tịch nước Việt Nam)

28.04.2011

Bức thư thứ nhất:

Thư của ông B. Obama gửi học sinh Mỹ


Chào các em – các em ra sao hôm nay?Tôi đang có mặt cùng với các học sinh trường Trung học Wakefield ở Arlington, Virginia. Và các học sinh trên toàn nước Mỹ, từ mẫu giáo đến lớp 12 cũng đang lắng nghe. Tôi rất vui là các em có thể tham gia cùng chúng tôi hôm nay.

Tôi biết rằng với đa số các em, hôm nay là ngày đầu tiên đến trường. Và với các em mẫu giáo, hoặc vừa bắt đầu tiểu học, trung học, đây là ngày đầu tiên ở trường mới, vì thế nếu các em hơi hồi hộp cũng là điều dễ hiểu. Tôi mường tượng những em học sinh lớp 12 chắc đang cảm thấy rất vui, chỉ còn một năm nữa mà thôi. Và bất kể các em đang học lớp mấy, một số chắc đang mong muốn mùa hè vẫn còn để sáng nay các em có thể ngủ nướng thêm một tí.

Tôi biết cảm giác đó. Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống tại Indonesia được vài năm, và mẹ tôi đã không có đủ tiền để cho tôi theo học tại trường dành riêng cho các trẻ người Mỹ.Bà bèn quyết định tự dạy cho tôi một số lớp, Thứ Hai đến Thứ Sáu – vào 4:30 mỗi sáng.

Tôi đã không vui mấy khi phải thức dậy sớm như thế. Rất nhiều lần tôi đã ngủ gục ngay tại bàn ăn.Nhưng mỗi khi tôi than vãn, mẹ tôi lại nhìn tôi theo kiểu của bà và nói "Mẹ cũng chẳng sung sướng gì đâu, nhóc ạ."

Vì thế tôi biết rằng một số trong các em vẫn đang hoà nhập vào việc quay lại trường. Nhưng hôm nay tôi có mặt ở đây vì tôi có vài điều quan trọng cần nói với các em.Tôi có mặt ở đây vì tôi muốn nói với các em về sự học của các em và những gì đang chờ đợi các em trong năm học mới này.

Tôi đã từng diễn thuyết rất nhiều về giáo dục.Và tôi cũng từng nói rất nhiều về trách nhiệm.

Tôi đã nói về trách nhiệm của thầy cô giáo trong việc khuyến khích và thúc đẩy các em học.

Tôi đã nói về trách nhiệm của cha mẹ các em trong việc giúp các em đi đúng hướng, hoàn tất các bài tập về nhà thay vì dành mỗi giờ trong ngày trước tivi hay cái Xbox.

Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của nhà nước trong việc thiết lập một chuẩn cao trong giáo dục, hỗ trợ giáo viên và các vị hiệu trưởng ở những trường còn đang đi sau – nơi mà các em chưa có được cơ hội mà đáng lẽ các em phải có.

Nhưng nói gì thì nói, cho dù chúng ta có những giáo viên tâm huyết nhất, những bậc phụ huynh có trách nhiệm nhất và những ngôi trường tốt nhất trên thế giới, tất cả sẽ chẳng có nghĩa gì trừ khi tất cả các em hoàn thành trách nhiệm của mình: đến lớp hàng ngày, chú ý đến các bài giảng của thầy cô giáo, lắng nghe lời cha mẹ và người lớn, cũng như nỗ lực hết sức trong việc học.

Một số các em có thể không có cha mẹ để làm nơi nương tựa. Có thể một ai đó trong gia đình các em vừa mất việc và không có đủ tiền để xoay sở. Các em có thể sống trong một môi trường không được tốt, hay bị bạn bè ép buộc làm những việc mà bản thân biết là không đúng.

Nhưng cho dù hoàn cảnh của các em là như thế nào – các em giống ai, các em có bao nhiêu tiền, các em phải làm gì ở nhà – đó không phải là lý do để biện hộ cho việc không làm bài tập về nhà hay có một thái độ xấu. Đó không phải là lý do để giải thích cho việc cãi lại lời thầy cô, cắt tiết hay bỏ học. Đó không phải là lý do để không cố gắng.

Việc các em đang ở đâu không xác định các em sẽ đi đến đâu. Không ai viết sẵn định mệnh của các em. Đây là nước Mỹ, và các em tự viết lấy tương lai của mình.

Đó là lý do tại sao hôm nay, tôi kêu gọi mỗi em cần tự ác định cho mình một mục tiêu và làm mọi thứ để đạt được nó. Mục tiêu đó có thể đơn giản chỉ là hoàn thành tất cả các bài tập về nhà, tập trung trong lớp hay dành thời gian mỗi ngày để đọc một cuốn sách. Có thể các em quyết định rằng mình sẽ tham gia vào một hoạt động ngoại khóa nào đó hoặc tham gia tình nguyện trong khu vực mình sinh sống.

Cho dù mục tiêu đó là gì đi nữa, tôi muốn các em đặt hết quyết tâm vào nó.

Đó là câu chuyện của những học sinh từng ngồi đây cách đây 250 năm và tiếp tục phát động cuộc cách mạng xây dựng nên đất nước này. Đó là những học sinh từng ngồi đây 75 năm trước và vượt qua cuộc khủng hoảng lớn để rồi dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới, đấu tranh cho quyền bình đẳng và đưa con người lên mặt trăng. Đó là những học sinh từng ngồi đây cách đây 20 năm và sau này sáng lập ra Google, Twitter, Facebook và thay đổi cách chúng ta liên lạc với mọi người.

Hôm nay tôi muốn hỏi các em, các em sẽ có thể đóng góp điều gì? Các em sẽ phát minh ra những gì? Một vị tổng thống trong 20 hoặc 50 năm nữa khi quay lại đây sẽ nói như thế nào về những đóng góp của các em cho đất nước này?

Tôi hi vọng các em sẽ nỗ lực hết sức trong tất cả những gì mình làm. Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng trong mỗi cá nhân các em. Đừng để tôi thất vọng. Đừng để cha mẹ, đất nước hay bản thân các em thất vọng. Hãy làm chúng tôi tự hào về các em. Tôi biết các em có thể làm được điều đó.
************


Bức thư thứ hai:

Thư của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi các thày giáo, cô giáo, cán bộ viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước nhân dịp khai giải năm học mới 2009 – 2010

Nhân ngày khai giảng năm học mới và ngày “toàn dân đưa trẻ đến trường”, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

 

Năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống, quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo tiếp tục được mở rộng. Ngày càng nhiều địa phương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở. Năm qua cũng đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy và học tập. Chất lượng và hiệu quả giáo dục có tiến bộ, đặc biệt là về giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục lý tưởng, ý chí, hoài bão để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở các bậc học, cấp học đều tăng lên. Phần lớn các địa phương đều có thêm trường khang trang, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; điều kiện dạy và học của thầy và trò từng bước được cải thiện… Đây là những kết quả quan trọng góp phần nâng cao dân trí, giáo dục công dân, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tôi nhiệt liệt biểu dương những cố gắng, nỗ lực và những thành tựu của ngành giáo dục, đặc biệt là các tập thể, cá nhân đi đầu trong các cuộc vận động lớn và các phong trào thi đua của ngành, biểu dương các nhà giáo đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
[…]
Tôi hoan nghênh ngành giáo dục phát động chủ đề cho năm học 2009 – 2010 là “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Mục tiêu này phải được cụ thể hoá bằng nhiều chương trình hành động và phải trở thành hiện thực trong năm học mới. Các nhà quản lý giáo dục, các thầy, cô giáo và các em học sinh, sinh viên hãy phát huy các thành tựu, khắc phục yếu kém, cố gắng hơn nữa, nỗ lực và tâm huyết hơn nữa; hãy dấy lên phong trào thi đua mới trong giảng dạy và học tập theo hướng chất lượng, hiệu quả, toàn diện, phấn đấu thực hiện thành công các nhiệm vụ đề ra cho năm học 2009 – 2010 và những năm tiếp theo.

{jcomments on}

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Chuyện gẫu

26.04.2011

Mình tuổi chưa hẳn đã già nhưng tính tình xem ra còn trẻ trung lắm, mặt mũi lúc nào cũng hớn ha hớn hở. Từ sáng bảnh mắt (gọi là bảnh mắt cho oai chứ hôm nào không có việc gì gấp gáp cũng bình minh lúc 8, 9 giờ sáng – đang học cách sống chậm) cho đến nửa đêm miệng lúc nào cũng hát líu lo (tất nhiên trừ những lúc miệng được dùng vào việc cáu). Có lẽ tại cái mặt mình hay toe toét, tính mình thân thiện, vui vẻ và cũng thích “gẫu” nên cũng hay được những người trẻ, nhất là các học trò, tìm đến tâm sự nỉ non nọ kia. Ti tỉ ngũ muội các chuyện lớn, chuyện nhỏ cũng mang ra dốc hết với cô, hi hi…. Nào chia tay người yêu, nào “ông bô bà bô” cãi cọ nhau, nào em út không ngoan, hoặc bị trầm cảm do giáo viên mắng mỏ trên lớp, nào quan hệ bạn bè sứt mẻ, nào đi gia sư bị “phiền nhiễu, quấy rối”, nào lỡ có thai ngoài ý muốn, nào ốm đau bệnh tật, nào chán chường với cái sự đời, sự học hành do cha mẹ sắp đặt, nào mất phương hướng cuộc đời, không còn biết mình là ai, chán sống muốn tự tử,…rồi du học du heo,…. vân vân và vân vân. Nói chung là gi gỉ gì gi cái gì cũng “trút” hết với cô. Kể ra thì cũng vui vui vì được bọn trẻ tin cậy sẻ chia, nhưng niềm vui có lẽ bé hơn nhiều so với nỗi sợ. Sợ dính vào cái “dớp” của dân tư vấn tâm lý, cái dân vẫn được mình xếp vào loại “việc người thì sáng, việc mình thì quáng” (nhìn ra xung quanh thì thấy ngay ấy mà). Sợ lắm, sợ lắm…. he he… [Read more…] about Chuyện gẫu

Chuyên mục: Bài viết của tôi

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 99
  • Go to page 100
  • Go to page 101
  • Go to page 102
  • Go to page 103
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 171
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

023417
Views Today : 19
Views Yesterday : 86
Views Last 7 days : 380
Views Last 30 days : 1952
Views This Month : 1758
Views This Year : 4667
Total views : 40140

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2025 · Phương Hoa