• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

admin

Lời tựa sách “Cuộc chiến với tuổi dậy thì”

02.06.2015

 

 

Cuốn sách các bạn đang cầm trên tay có thể coi là những dòng nhỏ xinh dí dỏm và chân thật trích từ nhật kí của một bà mẹ đã và đang trải qua những giờ phút “dở khóc dở cười” với cậu con trai mới bước vào tuổi dậy thì. Nuôi dạy con ở giai đoạn nào cũng khó, nhưng tuổi dậy thì với những biến chuyển ở cả tâm và sinh lí của đứa trẻ trong một môi trường xã hội không ngừng biến động là cả một thách thức với hầu hết các bậc cha mẹ, ngay cả với những người làm công tác giáo dục.

[Read more…] about Lời tựa sách “Cuộc chiến với tuổi dậy thì”

Chuyên mục: Bài viết của tôi

Lời giới thiệu của “bố cu Nam” cho cuốn sách “Cuộc chiến với tuổi dậy thì”

01.06.2015

PGS. TS Đỗ Xuân Thảo

 

Tôi có may mắn được làm bạn với tác giả trên FB. Tôi thích thú trước những status thẳng thắn, mạnh mẽ, dí dỏm, hài hước mà cũng không kém phần sâu sắc, ý nghĩa của chị. Lân la, tôi tìm đọc cả blog. Tôi bị cuốn hút bởi những bài viết“đọc hay đến nỗi không kịp thở” ở blog này. Phần lớn trong số đó là những bài viết về nhân vật dễ thương có tên là Cống- con trai của chị. Cuốn “Nhật kí mẹ” từ việc lưu giữ số hóa giờ lại được Nhà xuất bản Phụ nữ chuyển thể thành sách “Cuộc chiến với tuổi dậy thì”, thật không còn gì tuyệt vời hơn!

[Read more…] about Lời giới thiệu của “bố cu Nam” cho cuốn sách “Cuộc chiến với tuổi dậy thì”

Chuyên mục: Bài viết từ độc giả

Đánh giá học sinh ở Nhật khác gì ở Việt Nam?

01.06.2015

Nguyễn Quốc Vương (NCS tại ĐH Kanazawa, Nhật Bản)

 

Nếu theo dõi tình hình giáo dục Việt Nam đủ lâu, ta sẽ nhận thấy một đặc điểm đáng chú ý: khi bàn về cải cách giáo dục, người Việt thường chú trọng đến chuyện sửa đổi chương trình – sách giáo khoa, còn khi bàn về chuyện học hành của con, người Việt hướng mối quan tâm tới thi cử, điểm số và khen thưởng.

TỪ NHỮNG CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở VIỆT NAM

Có lẽ trong trường học Việt Nam hiện nay, chuyện kiểm tra – đánh giá học sinh về cơ bản không khác nhiều so với thập niên trước. Năm học nào cũng cơ bản trôi đi giữa các kỳ kiểm tra dưới nhiều hình thức, điểm 10 trở thành mục tiêu và là niềm thấp thỏm của cả học sinh, phụ huynh và giáo viên. Cuối mỗi học kỳ sẽ có đánh giá học sinh về hạnh kiểm và học lực. Những học sinh có học lực xếp loại tiên tiến trở lên sẽ được thưởng giấy khen.

Có những gia đình dán giấy khen và phiếu bé ngoan của con kín tường, nay thì trưng lên Facebook. Điểm số trung bình và từng môn của học sinh thường được công khai trước cả lớp. Bởi thế mỗi lần họp phụ huynh, chuyện con được bao nhiêu “phẩy” hay “xếp thứ bao nhiêu” là mối quan tâm lớn và cũng trở thành chủ đề trong các bữa cơm gia đình. Những học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hay quốc gia sẽ được khen trang trọng hơn nữa.

ĐẾN NHỮNG CHUYỆN "BẤT THƯỜNG" Ở NHẬT

Nếu nhìn vào giáo dục phổ thông ở Nhật Bản bằng con mắt của người Việt sẽ thấy rất nhiều chuyện “bất thường”. Tạm kể ra đây những điều “bất thường” liên quan đến kiểm tra, đánh giá học sinh.

Thứ nhất, giáo viên ở Nhật không tiến hành đánh giá, xếp loại hạnh kiểm (đạo đức) học sinh. Đối với người Nhật, chuyện đánh giá đạo đức người khác là nhạy cảm và trong trường học, nơi học sinh được học tập để trở thành công dân dân chủ, chuyện giáo viên – người nắm quyền lực trong tay – đánh giá đạo đức học sinh là điều… khủng khiếp khó có thể tưởng tượng. Đơn giản vì họ quan niệm đạo đức hay nhân cách con người khó có thể được đoán định, đánh giá chỉ thông qua học lực và các hành vi tuân thủ hay không tuân thủ nội quy của trường học.

Thay vào đó, giáo viên sẽ thường xuyên có những nhận xét và trao đổi với gia đình học sinh về sự trưởng thành tâm sinh lý và các hoạt động của học sinh trong trường học. Nếu học sinh có những điểm bất thường cần chú ý, giáo viên sẽ gặp riêng học sinh hoặc phụ huynh để đưa ra chỉ đạo và lời khuyên. Đương nhiên những nhận xét của giáo viên dành cho học sinh ở đây sẽ không phải là “hạnh kiểm tốt/khá/trung bình/yếu/kém”, mà sẽ là “tuân thủ nội quy” hay “vi phạm nội quy”, “lạc quan vui vẻ”, “cô đơn, không có bạn”, “hướng nội” hay “hướng ngoại”…

Thứ hai, ở Nhật Bản không có thi học sinh giỏi và thông thường cũng không công bố công khai thành tích học tập của học sinh trước toàn bộ lớp và xếp thứ tự học sinh theo điểm số trung bình. Thành tích học tập được coi là một dạng thông tin cá nhân và được tôn trọng. Các kỳ thi có tính chất cạnh tranh ở Nhật Bản thường là thi đấu thể thao, sáng tạo nghệ thuật hay nghiên cứu khoa học thay vì thi kiểm tra kiến thức các môn giáo khoa như thường thấy ở Việt Nam.

Thứ ba, giáo viên đánh giá sự tiến bộ của học sinh không chỉ dựa vào điểm số thu được từ các bài kiểm tra, bài tập. Lý do nằm ở chỗ mục tiêu mà giáo dục phổ thông Nhật Bản theo đuổi là giáo dục nên công dân có phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội “hòa bình”, “dân chủ” và “tôn trọng con người”. Vì vậy khi đánh giá giáo viên phải chú ý tới cả thái độ, mối quan tâm hứng thú và các kỹ năng của học sinh.

Bên cạnh đó, giáo viên có xu hướng chú trọng đánh giá học sinh thông qua những sản phẩm mà các em tự tạo ra trong quá trình học tập: tranh vẽ, tập san, các sản phẩm thủ công… Trong khi đánh giá học sinh, giáo viên Nhật cũng có xu hướng tránh tạo ra sự so sánh hay cạnh tranh quyết liệt giữa các học sinh trong cùng một tập thể. Thay vào đó, giáo viên luôn khuyến khích sự trao đổi, hợp tác lẫn nhau.

RÚT RA ĐIỀU GÌ TỪ SỰ TƯƠNG PHẢN NHẬT – VIỆT?

Ba điểm khác biệt trên chưa phải là tất cả những gì có tính chất tương phản trong đánh giá học sinh giữa hai nền giáo dục, nhưng cũng đủ gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Kiểm tra, đánh giá học sinh có mối quan hệ rất mật thiết với mục tiêu giáo dục. Vì vậy mỗi lần cầm bút đánh giá học sinh, giáo viên cần nhìn lại mục tiêu giáo dục.

Mục tiêu giáo dục đó không đơn giản chỉ là qua bài học này, tiết học này học sinh nắm được những kiến thức gì, mà xa hơn phải là sự tham chiếu tới tiến bộ toàn diện của học sinh ở thời điểm đó với hình ảnh con người mà nền giáo dục, cũng như người giáo viên mong muốn tạo ra.

Xem xét ở ý nghĩa này, việc giáo viên và phụ huynh quá chú trọng đánh giá dựa vào điểm số cùng sự khen thưởng dựa trên điểm số có nguy cơ tạo ra những học sinh có thói quen nỗ lực làm mọi cách để người lớn vui lòng và để được khen, thay vì nỗ lực vì động cơ truy tìm chân lý hay khẳng định bản thân.

 

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Lời bình của “cu Nam” về cuốn sách “Cuộc chiến với tuổi dậy thì”

31.05.2015

Đỗ Nhật Nam


Tuổi dậy thì (pubertal) theo tiếng Latin có nghĩa là “ẩn dưới lớp lông vũ”. Chim non chưa rời cánh mẹ nhưng lông vũ đã mềm mượt. Chim non tưởng rằng, với đám lông mềm mượt và đôi cánh, nó có thể bay cao hơn, bay xa hơn chim mẹ. Nên nó rất muốn “nổi loạn” theo cách của nó. Và “chim mẹ” trong “Cuộc chiến với tuổi dậy thì” mới tuyệt làm sao. Bằng nhiều cách khác nhau, bằng sự yêu thương, coi con như một người bạn đã giúp cho “chim non” không hề đánh mất cá tính của mình và được phép “nổi loạn trong khuôn khổ”- đúng như mong muốn của “chim mẹ”.

[Read more…] about Lời bình của “cu Nam” về cuốn sách “Cuộc chiến với tuổi dậy thì”

Chuyên mục: Bài viết từ độc giả

Giải cứu con trai khỏi “cửa ải” đầu tiên của nhà trường

28.05.2015

 

Trích sách "Cuộc chiến với tuổi dậy thì"

Ti may mắn được hưởng trọn cấp tiểu học ở Đức. Có những hôm trời bão tuyết, điện mất, tàu điện không chạy, Ti vẫn một mình phăm phăm lội bộ dăm bảy bến tàu điện đến trường. Miệng gần như đóng băng, chỉ có thể mấp máy môi, không nói được thành câu xin cô vào lớp. Có lần sốt cao vẫn kiên quyết đòi đi học, dỗ thế nào Ti cũng không chịu ở nhà.

[Read more…] about Giải cứu con trai khỏi “cửa ải” đầu tiên của nhà trường

Chuyên mục: Bài viết của tôi

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 25
  • Go to page 26
  • Go to page 27
  • Go to page 28
  • Go to page 29
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 171
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

023174
Views Today : 21
Views Yesterday : 19
Views Last 7 days : 189
Views Last 30 days : 1750
Views This Month : 1418
Views This Year : 4327
Total views : 39800

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2025 · Phương Hoa