• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to secondary sidebar

Phương Hoa

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

admin

Khổ từ trong trứng và sự tích ra đời của một cái tên

27.05.2015

Trích sách "Cuộc chiến với tuổi dậy thì" 

Con sinh ra trong một ngày đông giá rét, tuyết trắng phủ dày khắp Berlin. Con là đứa trẻ sơ sinh to nhất khoa sản hôm ấy, nặng 4.625g, dài 54cm. Lúc tỉnh dậy sau gây mê , lần đầu nhìn thấy con mẹ đã buột miệng gọi con là Cống, vì khi sinh ra tóc con đen dày (như đội mũ lông), dính bết và ướt mướt mát như con chuột cống bị rơi xuống nước. Sau này nhiều người lầm tưởng ba mẹ đặt cho con cái tên Cống vì mong muốn con sẽ trở thành ông Nghè ông Cống. Lần nào nghe thấy thế mẹ đều nói ngay, ông Nghè ông Cống gì đâu, chuột cống đấy, hi hi…

[Read more…] about Khổ từ trong trứng và sự tích ra đời của một cái tên

Chuyên mục: Bài viết của tôi

PISA và những vấn đề của giáo dục Việt Nam

21.05.2015

 Trân trọng giới thiệu các bạn cuốn sách về PISA (chương trình đánh giá quốc tế về giáo dục).

Năm 2000, khi Chương trình đánh giá giáo dục quốc tế PISA lần đầu tiên được công bố đã có 43 nước tham gia, trong đó có đến 29 nước thuộc khối OECD. Đây thực ra không phải là nghiên cứu so sánh quốc tế đầu tiên về thành tích học tập của học sinh nhưng là một nghiên cứu thực sự có giá trị nhìn từ 3 khía cạnh sau:

[Read more…] about PISA và những vấn đề của giáo dục Việt Nam

Chuyên mục: Bài viết của tôi

Người Nhật dạy con

21.05.2015

1. Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.

2. Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.

3. Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu. Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa gạo, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.

4. Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.

5. Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

[Read more…] about Người Nhật dạy con

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

Đôi điều về Giáo dục ở Nhật Bản

21.05.2015

 Trần Thị Liên

 

Khi tôi vào học chương trình TS ở Nhật, một trong các chủ để luôn thảo luận với GS là phương pháp học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp đào tạo. Ngay từ buổi đầu tiên, ổng xanh rờn: Lien, tao không cần một học trò giỏi, tao cần một đứa biết làm việc; để giỏi không khó, để nó biết làm việc khó hơn nhiều. Đúng vậy, ở các trường học ở NB, yếu tố cần cù, hòa đồng quan trọng hơn thông minh rất nhiều. Thậm chí có người còn từng nhận định: – Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt. Vì vậy, trẻ em ở Nhật ngay từ nhỏ được dạy dỗ rất cẩn thận, mà chủ yếu dạy phải khiêm tốn, không được thể hiện, không được tỏ ra hơn người, kể cả khi mình biết điều đó mười mươi. Khi làm việc với các bạn nhỏ Nhật, giáo viên người nước ngoài rất phải hiểu yếu tố tâm lý đặc thù văn hóa kiểu này. Việc có nhân cách tốt cũng vậy, cũng không được thể hiện cho người khác biết. Chỉ nên cần cù thực hiện mà thôi. Hôm rồi, một số bạn trẻ ủng hộ chương trình Nepan, khi thả tiền vào thùng tiền quyên góp đã chụp ảnh. Tất nhiên là “for fun” thôi, nhưng cũng là một điều đáng hổ thẹn trong suy nghĩ của người Nhật. Trong một số tình huống, người Nhật thấy/ biết có người ăn trộm trong siêu thị, họ không bắt. Hệ thống camera làm việc hiệu quả, phát hiện và ghi hình tất cả, nhưng người Nhật lại nghĩ: họ đường cùng như vậy, để cho họ một lối thoát, một đường sống. Giữ thể diện cho họ. Trong một bài phản ánh về tình trạn ăn cắp hiện nay, một người Nhật đã trả lời báo chí rằng, tôi muốn gặp người (ăn trộm) đó để nói chuyện tâm giao, chứ không phải để đòi tiền hay kiện cáo gì.

[Read more…] about Đôi điều về Giáo dục ở Nhật Bản

Chuyên mục: Bài viết từ độc giả

Phải Tự Quản Lý Bản Thân Trước

03.05.2015

Theo Trí Thức Trẻ – 28 April 2015

Đối với bất kỳ ai muốn làm quản lý hay thăng tiến, điều cần làm là ghi điểm với cấp trên. Không có gì tạo được ấn tượng tốt với cấp trên hơn là khả năng quản lý bản thân. Nếu cấp trên thường phải tiêu tốn nguồn lực vào việc quản lý bạn, bạn sẽ bị xem là kẻ bòn rút thời gian và năng lượng của họ. Nhưng nếu bạn quản lý bản thân tốt, sếp sẽ xem bạn như một người biết tận dụng tối đa cơ hội và phát huy các ưu điểm cá nhân. Nhờ đó họ sẽ tìm đến bạn mỗi khi cần giúp đỡ hay lời khuyên khi gặp khó khăn.

Dưới đây là 7 điều bạn cần làm để tự quản lý bản thân được bậc thầy nghệ thuật lãnh đạo John C.Maxwell đề cập trong cuốn sách The 360o Leader (Tạm dịch: Nhà lãnh đạo 360o).

[Read more…] about Phải Tự Quản Lý Bản Thân Trước

Chuyên mục: Bài viết ưa thích

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 26
  • Go to page 27
  • Go to page 28
  • Go to page 29
  • Go to page 30
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 171
  • Go to Next Page »

Primary Sidebar

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Giám đốc Nhịp Cầu Đức CTC

Bài viết mới

  • Đại nhạc hội Giáng sinh 2020 kỉ niệm 5 năm thành lập Nhịp Cầu Đức CTC
  • Kĩ năng sống (2)
  • Kĩ năng sống (1)
  • Chuẩn bị hành trang du học
  • Để con không vô cảm

Phản hồi gần đây

  • Dương Duy Thảo trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • Guest trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • nguyễn thu hiền trong Bài phát biểu tại lễ khai mạc triễn lãm về bảo vệ môi trường tại Viện Goethe HN
  • BacGiang trong Thông gia nhà mình
  • Guest trong Thông gia nhà mình

Our Visistor

023174
Views Today : 21
Views Yesterday : 19
Views Last 7 days : 189
Views Last 30 days : 1750
Views This Month : 1418
Views This Year : 4327
Total views : 39800

Secondary Sidebar

Bài viết

  • Bài viết của tôi
  • Bài viết từ độc giả
  • Bài viết ưa thích
  • Viết cho con trai

Đào tạo

  • Tư vấn du học Đức
  • Các khóa bồi dưỡng
  • Sau đại học
  • Đại học
  • Đơn vị đã tham gia giảng dạy

Nghiên cứu

  • Bài tham gia hội thảo
  • Bài đăng trên tạp chí
  • Sách đã xuất bản
  • Đề tài nghiên cứu

Liên kết

  • Facebook Phương Hoa
  • Nhịp cầu Đức CTC
  • PTE Online

Copyright © 2025 · Phương Hoa