Ở bài báo dưới đây có câu trả lời hay cho việc tại sao học trò một trường THPT xé đề cương môn Sử khi biết tin môn này không có trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Với cách dạy và học Sử như hiện nay thì học sinh nào cũng xé hết, thậm chí còn tổ chức ăn mừng. Ông con mình cũng hóa rồ với môn Sử.
——————-
Bài của DAE SELCER (người Mỹ, giảng viên Học viện Yola)
Tôi đã sống và làm việc ở TP.HCM được ba năm. Tôi yêu thích công việc giảng dạy của mình tại đây bởi cho tôi cơ hội tiếp xúc, học hỏi và lắng nghe nhiều câu chuyện từ bạn trẻ Việt.
Và tôi thật bất ngờ khi biết có sự khác biệt rõ về số lượng môn học giữa hệ thống trường quốc tế và trường công tại VN. Nếu như một bên học sinh chỉ phải học bảy môn thì bên kia học sinh phải gồng mình “gánh” tới… 11-14 môn học! Tôi nhận ra những học sinh trường công thường ít làm bài tập về nhà bởi đơn giản các em bị quá tải, vì vậy cũng không thể đào sâu, hiểu thấu kiến thức. Tôi biết nhiều người nghĩ rằng con mình học mười mấy môn đồng nghĩa với việc chúng sẽ tiếp thu được nhiều điều hay hơn là chỉ học bảy môn, nhưng thực chất trẻ sẽ quẳng ngay những kiến thức được học khi có dịp bởi quá mệt mỏi, căng thẳng…
Chưa kể với cách dạy nhồi nhét khiến học sinh phải học thuộc lòng thì sớm muộn người học cũng gian lận trong thi cử. Tôi từng hỏi một số học sinh Việt và rất bất ngờ khi họ thỏa hiệp, cho rằng việc gian lận là “chấp nhận được” bởi điều này sẽ giúp họ đạt được điểm cao, và lúc đó thì “cả nhà đều vui”… Theo tôi, đây là một trong những nguyên do khiến người Việt đi sau các dân tộc khác.
[Read more…] about Học ý nghĩa câu chuyện chứ sao học ngày, tháng?